Nhà thương - bệnh viện

Ngô Vǎn Tuyển

... Một trong những giá trị vǎn hoá tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam đã tạo dựng nên được qua hàng ngàn nǎm dựng nước và giữ nước, là truyền thống nhân ái, là tình thương yêu giữa con người với con người. "Thương nước - thương nhà, thương người - thương mình" đã sớm trở thành những tình cảm hoàn chỉnh của con người Việt Nam, và chỉ có trên cơ sở đó mới có thể nảy nở những phẩm chất đạo đức, lòng yêu quý đất nước, tinh thần tôn trọng nhân dân và sự tận tuỵ đấu tranh cho lợi ích chung của xã hội. 

Cái tên "nhà thương" dùng để gọi những nơi cứu giúp những người ốm đau, bệnh tật, chắc không ngoài lệ đó, vì hơn đâu hết, ở đó, những con người - thầy thuốc và con bệnh, và trước hết là người thầy thuốc thể hiện rõ rệt tình thương yêu, lòng thương xót của con người như một người chị, một người mẹ hiền trước sự bất hạnh của những số phận, và trong tình thương ấy của các thầy thuốc, người bệnh càng thấy rõ, càng biết ơn, thương yêu các thầy thuốc ngày đêm chǎm sóc mình. 

Thương người như thể thương thân, 

Thương người bớt gạo bớt lòng mà cho 

Thương người đói rét trẻ thơ 

Thương người cô quả già nua bần hàn. 

Tiếp nhận truyền thống nhân ái của dân tộc và khi trở thành người đứng đầu nhà nước, Bác Hồ càng có điều kiện thể hiện tình thương của mình đối với mọi tầng lớp nhân dân, đối với mọi số phận. Phải chǎng vì vậy cái tên "nhà thương" vốn có từ rất lâu trong cách gọi của dân ta được Bác Hồ dùng một cách rất tự nhiên với ý nghĩa đích thực của nó như Người từng suy nghĩ, từng nói: " Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu... nên lấy lòng nhân loại và tinh thần thân ái mà cảm động cảm hoá họ"; "lương y kiêm từ mẫu"; "phải chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh"; "coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". 

Ngày 8-1-1947, trong Thư khen ngợi các chiến sĩ bị thương..., Bác Hồ viết: "Tôi gửi cho tất cả mọi người trong nhà thương (TG nhấn mạnh) lời chào thân ái và quyết thắng". 

Gần 20 nǎm sau, tháng 4-1966, nói chuyện tại Hội nghị tổng kết ba nǎm xây dựng chi bộ và đảng bộ cơ sở "bốn tốt", trong "điều đáng mừng" như Bác nói là ở các đơn vị quân đội, các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, v.v. đều có những chi bộ "bốn tốt", Bác đã biểu dương: "Y tế thì có chi bộ Nhà thương Vân Đình (Hà Tây)". 

Tiếp đó ngày 16-3-1967, trong thư gửi cán bộ và nhân viên Nhà thương Nghệ An, Bác Hồ mấy lần nhắc đến hai chữ "nhà thương": 

"... Hầu hết cán bộ và công nhân viên nhà thương là phụ nữ. 

... Các cô, các cháu đã vượt mọi khó khǎn gian khổ, quyết tâm xây dựng một nhà thương tốt. 

... Bác cũng gửi lời chúc bà con nằm nhà thương mau chóng mạnh khoẻ..."2 . 

Trong khi chúng ta, báo chí, công vǎn hành chính vẫn dùng "bệnh viện...", "quân y viện", Bác Hồ vẫn "kiên trì" dùng chữ "nhà thương", dùng từ những ngày đầu cách mạng mới thành công cho tới ngày Người vĩnh biệt chúng ta, cũng nói lên một khía cạnh về phẩm chất và phong cách Bác Hồ: Người vốn có đức độ bao dung, chỉ nhắc nhở và nêu gương, không bao giờ gò ép bắt mọi người phải theo ý kiến của mình. Tuy vậy, với tính cách tư duy độc lập, với phong cách diễn đạt riêng, Người vẫn nói và làm theo cách nghĩ của mình - tất nhiên không ảnh hưởng đến ai, không vi phạm nguyên tắc nào. 

Việc thay đổi và có nên thay đổi chữ bệnh viện ra nhà thương hay không, chắc còn phải bàn cãi. Nhưng việc thống nhất một tên gọi là điều nên làm sớm. Không nên có "Bệnh viện Bạch Mai", "Bệnh viện Hữu nghị", v.v. lại có "Nhà thương Nghệ An", "Nhà thương Vân Đình" (mà lý do thế nào chắc đồng bào, cán bộ y tế hai nhà thương của hai địa phương trên đã rõ). 

Nhà thương hay bệnh viện tuy là chuyện chữ nghĩa nhưng cũng không phải chỉ là chuyện chữ nghĩa. Khi Bác Hồ đặt tên cho các đồng chí phục vụ gần gũi mình những tên Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi... hẳn không phải là chuyện vô tình...

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website