Hồ Chí Minh về nghề thầy thuốc

PTS. Lê Vǎn Tích, Ngô Vương Anh

Thầy thuốc là mẹ hiền, là chiến sĩ đánh giặc ốm. 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc của nhân dân, của mỗi con người. Người nói: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì". Quan điểm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không dừng ở sự giải phóng xã hội, mà cao hơn, con người phải được chǎm sóc về vật chất, sức khoẻ, về vǎn hoá... 

Để chǎm sóc sức khoẻ con người, cần có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao nghề thầy thuốc. Đây là đội ngũ những người mang lại hạnh phúc cho người bệnh, cho toàn xã hội. Xã hội phát triển không thể thiếu họ. Chính họ đã mang lại cuộc sống lành mạnh, đã cứu sống người bệnh. Họ là người mẹ thứ hai đối với những người bệnh. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã nhiều lần thǎm hỏi, động viên họ, coi thầy thuốc như mẹ hiền. Ngay từ trong thời kỳ chống Pháp, Người đã gửi thư cho Hội nghị quân y đánh giá cao nghề thầy thuốc, đồng thời cũng yêu cầu họ rất cao trong công tác động viên, chǎm sóc thương binh, người bệnh: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ người ốm yếu", "nhân viên trong Bộ từ cao đến thấp, đều phải có tinh thần trách nhiệm nhân từ, xem thương binh, cựu binh như anh em ruột thịt của mình". Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế (27-2-1955), Hồ Chí Minh nêu ra mấy vấn đề cần thảo luận trong Hội nghị như: Vấn đề "phải thật thà, đoàn kết", "xây dựng một nền y học của ta"... Trong mục " Thương yêu người bệnh ", Người chỉ rõ: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang". 

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. 

"Lương y kiêm từ mẫu". 

Trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn và bệnh tật, đội ngũ những người thầy thuốc đã hợp thành một binh chủng hùng hậu, có mặt ở khắp mọi nơi. Trong đó, từ bác sĩ, y tá, người phục vụ đều có vai trò quan trọng, không thể thiếu một lực lượng nào. Và, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh này người thầy thuốc đóng vai trò người chiến sĩ. Cuộc đấu tranh đòi hỏi gian khổ, hy sinh của họ nữa: "Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà là một nghĩa vụ... Y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. Những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh". 

Tuy nhiên, việc chǎm sóc sức khoẻ con người nói chung và việc chữa bệnh cho người bệnh nói riêng không thể chỉ là công việc của những thầy thuốc, của riêng ngành y tế. Đây còn là công việc của toàn xã hội, của cả cộng đồng - trong đó, những người lãnh đạo không chỉ có vai trò hoạch định chính sách mà còn phải có mối quan tâm giúp đỡ đối với nghề thầy thuốc, với người bệnh nữa. 

Hồ Chí Minh với việc chǎm sóc sức khoẻ người bệnh và cộng đồng. 

Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người, dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức thuộc địa. Người còn không ngừng góp công xây dựng một xã hội Việt Nam thống nhất, giàu mạnh; trong đó mọi người từ già đến trẻ khoẻ mạnh và hạnh phúc. Trên cương vị Chủ tịch nước, Người đã vạch ra những phương hướng xây dựng một nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng . Những quan điểm của Người về vị trí, vai trò và trách nhiệm của ngành y tế, của những thầy thuốc trong công tác chǎm sóc sức khoẻ toàn cộng đồng vẫn là những điểm sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở quan trọng để xây dựng nền y học Việt Nam hiện nay. Người quan tâm đến điều kiện vệ sinh, làm việc của các thành phần trong xã hội. Trong những lần đi thǎm và làm việc ở các địa phương, các nhà máy xí nghiệp, Người thường thǎm các nhà trẻ, khu tập thể công nhân, bếp ǎn tập thể... trước khi lên hội trường nghe báo cáo. Người quan tâm đến điều kiện sống của mọi người, đặc biệt là các điều kiện vệ sinh, phòng bệnh. Giáo sư Trần Vǎn Giàu viết: "lòng nhân ái Hồ Chí Minh sâu thẳm như biển cả, nhưng đồng thời lại thiết thực như hạt gạo hạt muối". 

Sự quan tâm, chǎm sóc đời sống vật chất, tinh thần của Hồ Chí Minh đến mọi người dân Việt Nam còn được thể hiện trong nhiều bài nói, bài viết và những hoạt động khác của Người. Câu chuyện Người gửi áo ấm cho thương binh ở mặt trận, chuyện Người cởi áo cho một hàng binh- thương binh Pháp vẫn còn in đậm lòng nhân ái bao la Hồ Chí Minh. Hơn thế, Hồ Chí Minh còn luôn nhớ ơn những người đã đóng góp xương máu, tính mạng cho cuộc đấu tranh để giải phóng con người, vì hạnh phúc con người. Trong nhiều dịp lễ, ngày thương binh liệt sĩ, Hồ Chí Minh thường gửi thư cảm ơn, động viên thương binh, các gia đình thương binh liệt sĩ có công với nước. Người đã nhỏ lệ khi mặc niệm tại Nghĩa trang Hà Nội. Dịp sang thǎm Pháp nǎm 1946, Người đã đặt vòng hoa trước mồ binh sĩ Đông Dương chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất tại nghĩa trang Nôgiǎng Xuya Mácnơ ở ngoại ô Pari, đặt vòng hoa tại mộ chiến sĩ vô danh tại Pari.... ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đã được biểu hiện bằng sự ngưỡng mộ, về sự hy sinh của những liệt sĩ, anh hùng của cả hai nước Pháp -Việt. Nó phản ánh chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự quan tâm chǎm sóc của Người đối với mỗi con người Việt Nam phản ánh rõ nét truyền thống nhân đạo Việt Nam, tấm lòng cao cả, chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò nghề thầy thuốc, đội ngũ những người thầy thuốc và tấm lòng của họ đối với sự phát triển của xã hội. Song, Người cũng yêu cầu cao về trình độ, lương tâm nghề nghiệp của họ. Những tư tưởng và sự quan tâm của Hồ Chí Minh đối với con người mãi mãi là những chỉ dẫn, những bài học quý báu giúp chúng ta trong việc xây dựng chiến lược con người, trong mỗi con người đều được chǎm sóc và tạo điều kiện để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng Việt Nam thành xã hội giàu đẹp, công bằng, vǎn minh.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website