Để thực hiện được lời dạy của Bác Hồ về y đức Việt Nam

PTS. Khổng Đức Thiêm

Nói về trách nhiệm, lương tâm của người thầy thuốc Việt Nam, mà ngày nay ta coi đó là chuẩn mực của y đức Việt Nam, trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới Hội nghị cán bộ ngành y tế toàn miền Bắc họp tại Hà Nội, mùa xuân nǎm 1955 đã viết: 

"... Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào". Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. 

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. 

"Lương y phải như từ mẫu", câu nói đó rất đúng. 

Đây là thời điểm miền Bắc vừa ra khỏi cuộc chiến tranh, còn mang nhiều dấu vết của sự tàn phá do bom đạn và nghèo khổ để lại, trong đó có hàng vạn nạn nhân của chiến tranh cùng những cǎn bệnh nan y còn đeo đẳng. Đội ngũ thầy thuốc cũng như mạng lưới y tế còn quá mỏng. Ngoài một số bệnh viện, bệnh xá mang tính dã chiến từ chiến khu và vùng tự do trở về, hệ thống bệnh viện do Pháp để lại tại các thành phố, thị xã không đáng kể, trang bị thiếu thốn, cơ sở xuống cấp nghiêm trọng. Vượt qua những thử thách và khó khǎn đó, những người thầy thuốc cách mạng đã ngày đêm tận tuỵ, làm tròn trọng trách mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân giao phó. 

Trong những nǎm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, biết bao tấm gương hết lòng vì đồng bào và chiến sĩ của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam. Họ đã ngày đêm lǎn lộn ở những nơi ác liệt và gian khổ nhất để cứu chữa, giữ gìn từng sinh mệnh của con người. Hình ảnh của người thầy thuốc áo trắng thật đáng được trân trọng và tôn vinh. 

Thực tế cho thấy trong bất cứ hoàn cảnh nào thì y đức cũng vẫn là nhân tố quan trọng hàng đầu. 

Thầy thuốc là một trong rất ít nghề của lao động trí óc được xã hội tôn xưng ở hàng bậc cao cả nhất, vinh hiển nhất. Có một thực tế là, tuy cũng giống như nghề thầy giáo, lấy con người làm đối tượng công tác nhưng cái nghiệp mà người thầy thuốc đeo đuổi nghiệt ngã hơn nhiều. Dù muốn hay không muốn, đã dấn thân vào con đường y học, họ đã xác định rõ sự hy sinh tột bậc để có được những cống hiến lớn lao cho đời. Tuy nhiên, do những nét chuyên biệt và đặc thù của ngành nghề mà hệ quả gặt hái có thể là niềm hạnh phúc cho mọi nhà hoặc nỗi bất hạnh, khổ đau - dù họ đã cố giành giật và cống hiến hết nǎng lực của mình. 

Điều này vừa thực tế lại vừa dễ hiểu. 

Đến với thầy thuốc, bệnh nhân mấy khi là những con người tràn trề sức sống, sung mãn về sức khoẻ. Ta thường thấy đó là những con người đã bị suy giảm một phần đáng kể về thể lực và trạng thái tâm lý. Họ mang theo cả một gánh nặng của sự bi quan chán chường. Vây quanh họ là diễn biến của bệnh tật, là sự mỏng manh của nền tảng kinh tế gia đình, là sự quá tải của cuộc chạy đua đường trường chưa bao giờ ngơi nghỉ, không có người tiếp sức. Niềm trông chờ cuối cùng của họ chỉ còn trông vào sự mát tay của thầy thuốc, cần một tình cảm nồng ấm, dịu hiền của người "mẹ hiền". 

Xa xưa, nước ta không hề có một trường lớp riêng biệt nào để đào tạo người thầy thuốc. Hoặc là họ được truyền nghề trực tiếp theo kiểu cha truyền con nối hoặc những bậc túc nho, những người có chữ nghĩa tự nghiên cứu để hoàn thiện mình theo công thức nho, y, lý, số. 

Từ đầu thế kỷ XX, nền y học phương Tây truyền bá mạnh mẽ vào nước ta với một hệ thống đào tạo quy củ, có bài bản. Ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì theo lối đào tạo đó, dần dần có nghiêng một chút sang việc kết hợp với đông y để chẩn bệnh, chữa bệnh. 

Để có thể vươn lên nắm được bản chất của mỗi ngành khoa học, việc định hướng đào tạo là vấn đề cốt tử. Nếu xác định nền y học Việt Nam là một nền y học hiện đại, kết hợp đông - tây y thì đối tượng đào tạo phải được hoà đồng trong môi trường của nền y học đó; có nghĩa là họ không chỉ nắm được những nguyên lý cơ bản, các kỹ thuật và thủ thuật mà còn phải nắm bằng được ngôn ngữ cũng như những triết thuyết của nó. Do những hoàn cảnh đặc biệt của nước ta, trong nhiều nǎm qua việc đào tạo đội ngũ thầy thuốc thường đạt chất lượng không cao. Đã vậy, hầu như toàn bộ đội ngũ cán bộ y tế, nhất là hệ đào tạo sơ, trung cấp sau khi ra trường không được tiếp tục đào tạo trong khi sự tiến bộ và tǎng trưởng của y học là vấn đề cập nhật, thay đổi hằng ngày. Cán bộ y tế được đào tạo ở bậc đại học, trừ số nhỏ công tác ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các bệnh viện lớn ở trung ương còn tiếp tục được học hoặc tự học để có bằng chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, phó tiến sĩ còn đại bộ phận ít được học tập, bổ túc kiến thức sau khi ra trường. Càng xa trung ương, xa thầy, xa bạn càng khó học tập. Đó là chưa kể sự thiếu thốn về tài liệu, sách vở. Không chỉ các thầy thuốc bị nhiều thiệt thòi về đào tạo hơn nhiều ngành khoa học khác mà chế độ đãi ngộ đối với họ xem ra cũng không hơn gì. Họ không được hưởng chế độ thâm niên. 

Là một ngành chuyên môn, đối tượng phục vụ trực tiếp là con người, là vận mệnh và là sự sống còn của từng cá thể trong xã hội, là một môi trường luôn sống động và cǎng thẳng, ngành y tế cần có những biện pháp thiết thực và phù hợp hơn. Cụ thể là: 

- Chấn chỉnh và xây dựng một cách hoàn chỉnh nội dung và hình thức đào tạo đội ngũ cán bộ y tế từ cấp sơ học đến đại học và cao học. 

- Những hình thức quản lý, tổ chức công tác cũng phải đổi mới hơn. Để giúp cho đội ngũ các thầy thuốc cập nhật với những tiến bộ của y học, nên xuất bản tài liệu có trợ giá để phân phát kịp thời cho họ hằng tháng, hằng quý. Tạp chí và tờ báo của ngành nên tập trung vào việc tǎng cường thêm kiến thức và hiểu biết cho đội ngũ thầy thuốc hơn là viết các phong trào. 

- Chính sách đãi ngộ với người thầy thuốc cần được tǎng cường hơn. Những gì họ được hưởng cũng chính là toàn bộ trách nhiệm đối với sinh mạng con người mà họ được giao phó. Khi mà thu nhập giúp cho họ đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống thì họ mới có thể toàn tâm toàn ý làm nghĩa vụ "lương y phải như từ mẫu" do Nhà nước giao phó.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website