GS. Nguyễn Dương Hồng
Sau hè 1948, làm xong một vài việc do Cục Quân y tôi được chuyển về chuyên khoa rǎng - hàm - mặt. Một hôm, tôi được cử đến chữa rǎng cho Bác Hồ. Qua mấy lần chờ ở cơ quan liên lạc, mỗi nơi vài ngày, tôi đã tới nơi Bác ở. Bác đợi tôi ở chân đèo Re thuộc dãy Tam Đảo trong một cái lán bỏ không. Tôi khám và nhổ ba chân rǎng cửa, và một chân rǎng nanh hàm trên của Bác trong mười hôm.
ở chỗ Bác về, tôi đi một vòng từ Thái Nguyên tới Thái Bình, Hải Hậu, Kim Sơn để mua dụng cụ làm rǎng giả. Tôi mua được một cần dẻo đã rỉ không quay được, mấy cái rǎng cài (mặt Sleelo) không đúng kiểu mặt của Bác. Trở về cơ quan, tôi làm một hàm giả bằng vàng, móc vàng, có mang rǎng sứ. Một hàm giả nặng và rất xấu nhưng cũng che được nơi mất rǎng và tôi lên chỗ Bác lắp rǎng cho Bác.
Sau đó vào nǎm 1950, tôi được gọi lên sửa hàm giả, nhiều hàm cũ để trong một cái chén uống nước, một người không biết, hắt đi, rǎng sứ bị vỡ. Lúc này, trong tay tôi không còn đồ làm rǎng giả. Tôi bèn lấy khuôn đổ mẫu và nhờ anh Khuất Duy Tiến, lúc đó lên chiến khu họp, gửi mẫu về Hà Nội, nhờ các bạn tôi làm theo Bác dặn, tôi không nói làm hàm cho ai, vậy mà sau này khi trở về Hà Nội anh em cũ đã biết làm hàm cho Bác. Hàm làm bằng nhựa hồng và rǎng bằng nhựa màu đẹp, Tôi lại được gọi lên lắp hàm cho Bác.
Những lần sau này khi ở bên Bác, tôi được biết về sinh hoạt của Bác. Bác dậy sớm và đánh bóng chuyền với anh em. Có lúc bóng không đến chỗ Bác. Bác gọi "truy tớ đi" rất vui vẻ. Hằng ngày Bác tắm chỉ một chậu nước đun sôi, để nguội. Bác dùng khǎn mặt lau từ đầu đến chân. Bác ǎn uống rất tiết kiệm. Lúc đầu, Bác ǎn cùng anh em bảo vệ, sau Trung ương quyết định Bác phải ǎn thêm vì hình như Bác mới ốm xong. Ngồi ǎn, Bác chia phần thức ǎn riêng ra làm nhiều phần để anh em cùng ǎn, nên chi bộ quyết định Bác ǎn cùng bác sĩ Lê Vǎn Chánh. Lúc tôi lên, tôi ǎn ở "mâm" đó. Tuy có vài miếng thịt, nhưng thật là tiết kiệm. Hôm nào có món ǎn nhiều, Bác san ra, ba Bác cháu chỉ ǎn một phần, mà ai ǎn sau phải ǎn hết. Bác ǎn nhanh, lần nào cũng xong trước. Bác để đũa vào khay và nói, chuyện hoạt động của Bác lúc trước cho tới khi mọi người ǎn xong. Có lần Bác kể, Bác đi công tác 40 km mỗi ngày, lúc cần đi gấp, Bác đi đến 60 km mỗi ngày. Cũng có lần Bác kể, lúc trước Bác ǎn khoẻ Bác cầm cả tảng cơm (Bác giơ hai tay làm hiệu), gặp chỗ xanh đồng Bác bỏ đi và ǎn tiếp. Bác kết luận lúc ǎn được thì chẳng có cái ǎn, lúc có cái ǎn, lại không ǎn được. Bác chỉ ǎn mỗi bữa hai bát.
Bác bận việc là điều dễ hiểu. Tôi chẳng có việc gì làm. Có lần Bác đưa cho tôi một quyển sách, bảo tôi đọc và chiều tối báo cáo với Bác. Sách nói về lịch sử chống ngoại xâm của ta. Chiều tối báo cáo với Bác, Bác bảo "chú không thấy là bây giờ ta giải phóng dân tộc để rồi làm cho mọi người được hưởng hạnh phúc". Một lần khác, Bác đưa cho tôi một tập tài liệu do Bác viết và đánh máy, bảo tôi đọc và chiều lúc sinh hoạt nói lại cho anh em nghe. Ngay từ lần đầu gặp Bác, Bác đã bảo tôi sách của Mác viết vǎn chương, sau này Lênin viết dễ hiểu vì nói với công nông. Buổi chiều tôi nói với anh em, tôi đã tránh dùng các từ chính trị khó hiểu. Tôi nói xong, Bác hỏi anh em có hiểu không và bảo tôi nói lại. Lần thứ hai tôi nói đơn giản hơn và không phải nói lại nữa. Bản tài liệu Bác viết, tôi không nhớ tên nhưng anh Vũ Kỳ, thư ký của Bác biết.
Sang nǎm 1952, tôi lại được gọi lên chữa rǎng cho Bác. Tôi khám thay rǎng hàm thứ nhất, hàm dưới, bên phải bị tách đôi đến dưới lợi, tuỷ còn sống. Tôi hỏi chắc Bác đau lắm, Bác ừ. Lúc này nhổ rǎng cho Bác, được hai đồng chí ở trong Nam ra quay phim 8mm. Sau này được xem phim Đại hội II Bác phát biểu rất hǎng hái. Bác đau lắm, vì má, lưỡi động vào rǎng là rất đau. Vậy mà Bác nói như không đau đớn gì.
Hôm nay viết lại việc chữa rǎng Bác - thực ra là nhổ rǎng - tôi càng nhớ Bác. Kính phục một người suốt đời vì dân tộc, một vị Chủ tịch nước giản dị và tiết kiệm.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997