Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ sức khoẻ trong Đại hội lần thứ VIII của Đảng

Nguyễn Đào

Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho nhân dân ta sự quan tâm sâu sắc, đặc biệt là vấn đề bảo vệ sức khoẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đề cập tới hai vấn đề: thứ nhất để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, Bác Hồ đã quan tâm đến vấn đề thuốc và sử dụng thuốc như thế nào? Thứ hai là thực hiện lời cǎn dặn của Người, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã đặt vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất của nhân dân trong thời kỳ mới như thế nào? 

Bàn về vấn đề thuốc men và sử dụng thuốc men theo Hồ Chí Minh: mục đích điều trị bệnh nhân bao gồm khám bệnh, chuẩn đoán bệnh, kê đơn chỉ định các loại thuốc, cấp và bán thuốc cho bệnh nhân đều là nhằm giúp cho bệnh nhân mau khỏi bệnh, với yêu cầu là tốn ít thuốc, ít tiền, ít thời giờ nhất, đỡ phiền phức nhất. 

Đó là phương châm trị bệnh, cứu người của ngành y tế Việt Nam. Không có vấn đề hạn chế thuốc đối với bệnh nhân nặng. Vì người ta có ốm đau mang bệnh mới cần dùng đến thuốc. Người hiểu rất rõ rằng dù với ai đi nữa hễ là người ốm đau có bệnh thì họ đều mong cho chóng khỏi bệnh và đỡ tốn kém nhất, không ai mong mình cứ ốm đau bệnh tật dây dưa, phiền cho bản thân, cho gia đình, cho tổ chức, xã hội. Người cho rằng người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa là người hiểu hơn ai hết (sau bệnh nhân) nỗi đau khổ, lo âu của người bệnh nên càng cần phải tích cực quan tâm đến họ, tìm hiểu họ, sǎn sóc tận tình giúp đỡ họ. Không thể để người có bệnh kéo dài những ngày đau khổ của họ và càng không để họ kêu ca về vấn đề thuốc men. Phải thương yêu người bệnh - người bệnh phó thác tính mệnh nơi thầy thuốc, cho nên cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. 

Bác Hồ còn rất quan tâm đối với những người có các bệnh kinh niên, hay loại bệnh khó chữa. Theo Người, nguyên nhân dẫn đến bệnh kinh niên là: một là, bệnh khó chữa (nan y) hay chưa chữa được. Hai là, các thầy thuốc thiếu trách nhiệm trong việc điều trị bệnh, nghĩa là chủ quan và thiếu kinh nghiệm chữa bệnh. Ba là, cơ quan bán thuốc, cung cấp thuốc cần thiết cho người bệnh không bảo đảm đầy đủ, đến nơi đến chốn - thậm chí có lúc, có nơi có thuốc rõ ràng nhân dân biết, người bệnh biết là có, bày ra mà không bán, không cấp cho người bệnh. Những người bán thuốc như vậy là đã làm trái lại với khẩu hiệu "lương y kiêm từ mẫu" của ngành y tế. Bốn là, bản thân người có bệnh chủ quan, coi thường không theo đúng sự điều trị của thầy thuốc, hoặc là ngại tốn kém. Nǎm là, do tập thể (gia đình, cơ quan, đơn vị...) thiếu quan tâm đầy đủ đến người bệnh một cách đúng mức. Người cho rằng nếu khắc phục được nǎm điều ấy tất sẽ giải quyết dần được các bệnh nhân mắc bệnh cấp tính biến thành bệnh kinh niên. Đây cũng là vấn đề nhằm thanh toán tận gốc việc sử dụng chưa hợp lý và lãng phí thuốc men. 

Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã chuyển sang thời kỳ mới, đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự nghiệp ấy đang đòi hỏi ngành y tế phải mau chóng góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, cán bộ công nhân viên. Kết hợp chuyên môn với chính trị - tư tưởng để điều trị cho người bệnh là một vấn đề lớn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII chỉ rõ công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nâng cao thể chất của nhân dân trong thời kỳ mới: phấn đấu đến nǎm 2000 giảm hẳn tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm, gây dịch, các bệnh do ký sinh trùng và suy dinh dưỡng. Khắc phục các hậu quả chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ. Cải thiện các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của người dân, nhất là sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ tử vong. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế Nhà nước, đặc biệt là y tế xã, huyện. Mở rộng đa dạng hoá nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ chǎm sóc sức khoẻ. Đổi mới và tǎng cường công tác quản lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống khám chữa bệnh đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho các gia đình chính sách, cho người nghèo. 

Tǎng đầu tư của Nhà nước kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế. Khuyến khích và quản lý tốt hoạt động chǎm sóc sức khoẻ nhân dân của các tổ chức và cá nhân. Phát triển y học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Xây dựng chính sách về quản lý và phát triển công nghiệp dược, thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Có chính sách đãi ngộ để sử dụng tốt cán bộ y tế, nhất là ở những nơi có khó khǎn. Ngǎn chặn tình trạng xuống cấp trong ngành y tế, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến chất lượng và thái độ phục vụ. Chấn chỉnh việc thu và sử dụng viện phí. Chống tiêu cực trong các dịch vụ y dược. Đề cao ý thức "thầy thuốc như mẹ hiền". Đẩy mạnh công tác y học dự phòng. Thực hiện rộng rãi các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm và cung cấp nước sạch. 

Phát triển phong trào thể dục, thể thao sâu rộng trong cả nước, trước hết là trong thanh, thiếu niên, tạo chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang. Mở rộng hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao. Từng bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp. 

Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng vừa chỉ rõ những vấn đề trước mắt, vừa chỉ rõ những vấn đề lâu dài, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là ngành y tế phải không ngừng vươn lên với tinh thần tự chủ, sáng tạo, học tập tiếp thu những thành tựu khoa học y học trên thế giới để xây dựng ngành y học Việt Nam trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website