Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp y tế, bảo vệ sức khoẻ toàn dân

PTS. Nguyễn Quốc Bảo

Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã cống hiến toàn bộ sức lực và trí tuệ anh minh của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống công bằng và hạnh phúc cho toàn dân. 

Xuất phát từ tư tưởng coi dân là "gốc cách mệnh", là "chủ cách mệnh", Người luôn xác định một trong những nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng Cộng sản cầm quyền là không ngừng chǎm lo mọi mặt của đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng có được cuộc sống ấm no, vǎn minh, hạnh phúc. Đó là mục đích của chủ nghĩa xã hội và cũng là điều mong mỏi lớn lao nhất, là sự "ham muốn tột bậc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chǎm lo sức khoẻ của toàn dân. Trong bài Sức khoẻ và thể dục đǎng trên báo Cứu quốc số 199, Người viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ". Trên tinh thần đó, Người kêu gọi tất cả mọi người, dù là gái trai, già trẻ phải thường xuyên rèn luyện thân thể, coi việc "luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận của mỗi một người yêu nước". 

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, mặc dù rất bận rộn trong việc lãnh đạo kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn rất quan tâm đến công tác bảo vệ sức khoẻ của dân mà hai ngành chịu trách nhiệm trực tiếp đó là ngành thể dục thể thao và y tế. Với cương vị đứng đầu Chính phủ, Người đã chủ toạ nhiều phiên họp của Hội đồng chính phủ bàn về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề y tế. Người cũng đã gửi thư cho các hội nghị của ngành y tế như Hội nghị quân y (tháng 3-1948), Hội nghị y tế Liên khu X (cũng trong nǎm 1948), Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc (khoảng tháng 6-1953). Người đánh giá cao vai trò của công tác y tế trong việc chǎm sóc sức khoẻ của nhân dân, bộ đội "người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu". Người khẳng định: "ngành thuốc sẽ được đặc biệt xem trọng" và để xứng đáng với sự "xem trọng" đó, ngành thuốc phải cố gắng đáp ứng nhu cầu của đồng bào. "Cần có những cơ quan quân y lưu động. Cần kiểm soát thuốc men chu đáo". Tìm ra những thứ thuốc mà nước ta sẵn có nguyên liệu. Tìm ra cách chữa chóng khỏi mà tốn ít thuốc. Tìm ra những thứ thuốc dễ sắm nhất và hiệu nghiệm nhất để chữa các bệnh phổ thông ở nước ta". Dưới sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Người, của Chính phủ kháng chiến, ngành y tế non trẻ của ta dẫu còn rất nhiều khó khǎn, thiếu thốn, nhưng với tinh thần "tận tâm tận lực phục vụ nhân dân", "lương y kiêm từ mẫu", đội ngũ những người làm công tác y tế (bao gồm các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, cứu thương...) đã làm tốt công tác phục vụ cả trong sản xuất và chiến đấu, cả ở hậu phương và ngoài mặt trận, đóng góp xứng đáng vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. 

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, công cuộc khôi phục cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng chế độ mới ở miền Bắc đã đặt ra những yêu cầu mới đối với ngành y tế, trong đó yêu cầu có ý nghĩa bao trùm nhất vẫn là phải chǎm lo sức khoẻ của toàn dân. Để làm tròn được nhiệm vụ đó, trong bức thư gửi cho Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh cǎn dặn ba điều: 

" Trước hết là phải thật thà, đoàn kết. .. Đoàn kết giữa các cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc". 

" Thương yêu người bệnh... cán bộ cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". 

"Xây dựng một nền y học của ta. .. thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta... dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng... chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây"". 

Ba điều Bác dặn tuy ngắn gọn là vậy, nhưng ý nghĩa của nó lại thực sự sâu sắc bởi Bác muốn đặt ra những phẩm chất cần phải có đối với người thầy thuốc trong chế độ mới, đó là đạo đức và tài nǎng. 

Có lẽ trong mọi ngành nghề, thì nghề thầy thuốc là một trong những nghề thể hiện rõ rệt nhất tính nhân đức. Người làm nghề thuốc hơn ai hết phải có tình cảm thương yêu đồng loại, phải coi nỗi đau của đồng loại như nỗi đau của chính mình, từ đó mà phải có tinh thần hết lòng giúp đỡ, phục vụ, chǎm sóc người bệnh. Đạo đức của người thầy thuốc trong chế độ mới còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp. Có lẽ cũng không có lĩnh vực nào lại có sự đòi hỏi tính cấu kết, cộng đồng chặt chẽ như nghề thầy thuốc: bắt đầu từ khâu khám bệnh đến khâu điều trị, chǎm sóc người bệnh, phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. Bởi vậy, ngay từ bản thân công việc nó đã đặt ra yêu cầu cần phải đoàn kết, và dưới chế độ mới yêu cầu đó được thể hiện ở tình đồng chí, đồng nghiệp. Dẫu cương vị có khác nhau, nhưng hết thảy đều cùng chung ở một trách nhiệm là phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh. 

Tài nǎng cũng là một phẩm chất cần thiết của người thầy thuốc. Người thầy thuốc trước hết phải giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của mình để phát hiện đúng bệnh và chữa được khỏi bệnh. Đặc biệt, trước những bước phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, người thầy thuốc còn cần phải nỗ lực vươn lên, nắm bắt cho được những thành tựu mới nhất của nền y học tiên tiến trên thế giới, đồng thời vận dụng một cách thích hợp với điều kiện Việt Nam, con người Việt Nam, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. 

Hai mặt đức - tài như đã phân tích ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người thầy thuốc giỏi dưới chế độ mới phải là người vừa có tài, vừa có đức. 

Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác y tế trong thời kỳ này còn được thể hiện ở tư tưởng coi y tế, coi việc bảo vệ sức khoẻ cho mọi người cũng là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân. Xuất phát từ quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, Người đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát động phong trào thể dục thể thao, phong trào vệ sinh phòng bệnh, coi đó là những biện pháp hàng đầu để tǎng cường sức khoẻ. Trong nội dung các bức thư Người gửi đến các đại hội, hội nghị của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, hay những chuyến đến thǎm các địa phương, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, điều mà Người thường xuyên quan tâm đến là vấn đề vệ sinh, sức khoẻ. Trong bức thư Người gửi Hội nghị thể dục thể thao toàn miền Bắc họp tại Hà Nội ngày 31-3-1960, có đoạn: "Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần phải có sức khoẻ. Muốn giữ gìn sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục, thể thao..." Đến thǎm Nhà máy dệt 8-3 (nǎm 1965), Người nhắc nhở: muốn sản xuất tốt thì phải có sức khoẻ tốt, cho nên phải giữ gìn chỗ ǎn, chỗ ở luôn luôn sạch sẽ, v.v.. 

Những quan điểm chỉ đạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trên đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hoá bằng nhiều chính sách và biện pháp cụ thể, thiết thực trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Hơn lúc nào hết, chúng ta càng cảm nhận một cách sâu sắc về sự quan tâm và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website