Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

V- Hồ Chí Minh - Trí tuệ lớn của đường lối quốc tế và hoạt động ngoại giao Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh giải phóng (1947-1975) 

Trong gần ba thập kỷ, nhân dân ta đã đương đầu với hai cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn do các cường quốc phương Tây tiến hành, mà sự thành bại trong các bước đi của mỗi bên đều có tác động rất lớn đến diễn biến chính trị ở khu vực, ở châu á - Thái Bình Dương và thế giới, đặc biệt liên quan đến hiệu quả của việc ứng dụng chiến lược toàn cầu của các nước lớn trong bối cảnh có đấu tranh giành giật lực lượng quyết liệt giữa hai xu hướng đối lập trong quan hệ quốc tế. Nét nổi bật là nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn con đường phát triển của đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và phong trào đấu tranh cho độc lập tự do của các dân tộc cùng với trào lưu đấu tranh cho dân sinh, dân chủ, hoà bình, v.v. đã trở thành những nhân tố quyết định thúc đẩy sự cải thiện quan hệ chính trị quốc tế theo chiều hướng tiến bộ, phấn đấu cho mục tiêu thời đại. 

Tuy vậy, trong thập kỷ 70, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc lập dân tộc lâm vào khủng hoảng về đường lối phát triển. Hai nước xã hội chủ nghĩa lớn là Liên Xô và Trung Quốc mâu thuẫn nhau đã ít nhiều làm cho cuộc đấu tranh cách mạng vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân bị hạn chế. 

Chính trong hoàn cảnh đó, vào thời điểm mà thuận lợi đan xen với khó khǎn trùng điệp, với trọng trách là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và trong thời gian dài, kiêm Thủ tướng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đất nước phát huy sức mạnh dân tộc trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, từng bước đánh thắng "hai đế quốc to", giải phóng hoàn toàn đất nước và thống nhất Tổ quốc . 

Về đối ngoại, trong kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm trước tiên đến việc định ra chính sách đối ngoại thời chiến phù hợp với tình hình và có khả nǎng cải thiện được điều kiện quốc tế có lợi cho cuộc kháng chiến, góp phần kiềm chế mưu đồ "đánh mau thắng mau" của thực dân xâm lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước, các dân tộc gần xa đối với cuộc kháng chiến trên cơ sở phương châm như Người đã nêu: Việt Nam muốn "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai". Việc cần trước mắt là phá âm mưu cô lập ta của kẻ thù, gắn cuộc kháng chiến của ta với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, tự do và dân sinh, dân chủ, tạo thế liên hoàn có lợi cho ta. Qua cơ quan đại diện của Chính phủ ta đặt tại Bǎng Cốc (1946-1951), Người đã nhiều lần gửi đặc phái viên của Chính phủ đi thǎm viếng và tiếp xúc với giới lãnh đạo một số nước Đông Nam á và Đông Bắc á, và cử nhiều cán bộ ra hoạt động quốc tế, đi Đông Âu, tiếp xúc với Liên Xô và đi Diên An tiếp xúc với lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối nǎm 1949, đầu nǎm 1950, khi điều kiện bên trong và bên ngoài thuận tiện, Người đã kịp thời viếng thǎm nước Trung Hoa mới được giải phóng và Liên bang Xô viết, đưa đến sự công nhận về ngoại giao lẫn nhau giữa ta với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân ở châu Âu và châu á. Tháng 10-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XIX, có dịp gặp gỡ lãnh đạo Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng anh em và đại biểu phong trào các nước đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Những hoạt động nói trên của Người chẳng những đã góp phần tích cực phá vỡ vòng vây của thế lực thù địch mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Pháp và sự chi viện vật chất rất cần thiết của các nước anh em cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta đang chuyển sang giai đoạn quyết định. 

Đón trước thời cơ thực dân Pháp sắp thất bại lớn trên chiến trường, phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp lên mạnh, làm tình hình chính trị nước Pháp mất ổn định và các nước lớn cũng muốn đi vào hoà hoãn, bắt đầu từ việc cùng nhau giải quyết những điểm nóng như vấn đề Đức, hoà ước với nước áo, chấm dứt các cuộc chiến tranh ở châu á..., ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với báo chí nước ngoài: "nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy nǎm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình, thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó". Đồng thời, Người cũng đưa ra cơ sở và hình thức đàm phán thích hợp: "Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà với Chính phủ Pháp". Tuyên bố trên của Người đã có tác dụng phân hoá hàng ngũ thế lực thực dân, thúc đẩy phong trào đấu tranh cho hoà bình ở Việt Nam, nhất là trên đất Pháp, và góp phần tạo thêm sức ép với thực dân xâm lược và mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm có lợi cho ta. 

Tuy trong quá trình tiến hành Hội nghị Giơnevơ dưới sự bảo trợ của các nước lớn thuộc hai phe, ta gặp không ít khó khǎn, cản trở như việc Mỹ tìm cách đe doạ can thiệp vào Đông Dương, ép Pháp tiếp tục chiến tranh, và phía ta cũng thiếu sự nhất trí giữa các nước anh em tham dự Hội nghị về mục tiêu, về phương án đấu tranh và phương thức thương lượng, v.v.. Song Hiệp định Giơnevơ với nội dung như đã đạt được trước hết khẳng định sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của một nước lớn chống lại nguyện vọng độc lập tự do của một nước nhỏ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân, đưa ra được một giải pháp chính trị (hơn là một thoả thuận ngừng bắn đơn thuần như mong đơi của các nước lớn) để kết thúc cuộc chiến tranh trên cơ sở thừa nhận quyền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền dân tộc tự quyết của nhân dân ta. 

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, với cương vị Chủ tịch Đảng, đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò nổi bật trong việc mở rộng quan hệ, tǎng cường đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau đối với phong trào độc lập dân tộc và góp phần tích cực làm giảm bớt bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em - lực lượng đồng minh chiến lược của cuộc kháng chiến - và hạn chế những ảnh hưởng xấu đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta, đi đến tạo lập mối quan hệ vững chắc giữa các nước xã hội chủ nghĩa và củng cố đoàn kết các lực lượng này, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc với công cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. 

Trong hoạt động thực tiễn của mình, cũng như trong chỉ đạo hoạt động đối ngoại của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn coi trọng việc tập hợp lực lượng của nhân dân trên cơ sở phát huy sức mạnh chính nghĩa, vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành một mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi đồng tình ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. 

Tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Người phản ánh ý chí sắt đá của toàn dân tộc, đồng thời là nền tảng của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của nước ta, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, sách lược trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong quan hệ quốc tế, trong chính sách đối với bạn bè, với lực lượng trung gian và với kẻ thù. 

Phối hợp với diễn biến ở chiến trường nhằm thúc đẩy Mỹ xuống thang chiến tranh và động viên phong trào chống chiến tranh ở nước Mỹ và thế giới, trong thư trả lời Tổng thống Mỹ Giônxơn ngày 15-2-1967, Người không bỏ lỡ thời cơ thúc đẩy cuộc tiến công ngoại giao buộc Mỹ đi vào thế trận đánh - đàm mà ở đó, ta có thể phát huy được hết sức mạnh dân tộc và thời đại. Trả lời ý kiến về thương lượng trực tiếp giữa Việt Nam và Mỹ, Người đã không bác bỏ hoàn toàn mà nhấn mạnh: "chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thì Việt Nam dân chủ cộng hoà và Mỹ mới có thể nói chuyện và bàn các vấn đề có liên quan đến hai bên". Chủ trương đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành định hướng dẫn dắt các sự kiện đi đến hình thành khuôn khổ và nội dung cuộc đàm phán Pari. 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới

(ĐCSVN) - Ngày 23/5/2024, đồng chí Lương Cường đã ký ban hành Quy định 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

(ĐCSVN) - Ngày 9/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website