Chủ tịch Hồ Chí Minh trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (tiếp)

Nguyễn Phúc Luân

IV- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng ban đầu xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại (8-1945 - 12-1946) 

Cách mạng Tháng Tám thành công tại một nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc và phát xít Nhật đã phải tuyên bố đầu hàng Đồng minh. 

Tình hình thế giới chuyển từ chiến tranh sang đấu tranh trong hoà bình. Các nước lớn chuyển hướng chiến lược, hướng tới việc duy trì, mở rộng lợi ích và khu vực ảnh hưởng của mình sau chiến tranh. Phong trào chống chiến tranh và sự chiếm đóng của phát xít ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu á, chuyển sang thời kỳ trực tiếp chống ách thống trị, nô dịch của nước ngoài, giành độc lập dân tộc. 

Thách thức lớn nhất đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là phải đối phó với nhiều thế lực quân sự thù địch kéo vào Đông Dương để thực thi quyết định của Hội nghị Pôtxđam và nguy cơ trực tiếp là thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Đông Dương theo chủ trương của Đờ Gôn (De Gaulle) trong hoàn cảnh chính quyền cách mạng mới hình thành, nạn đói kém đang hoành hành và lực lượng vũ trang của ta còn non trẻ. 

Trong tình thế hiểm nghèo đó, Hồ Chí Minh xuất hiện như là nhà chiến lược thiên tài, đặc biệt có vai trò nổi bật trên mặt trận đấu tranh đối ngoại, đối phó có hiệu quả với mưu đồ gây chiến, lật đổ, "diệt cộng cầm Hồ" - những hiểm hoạ lớn nhất đối với sự tồn vong của dân tộc Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám. 

Ngay sau Tuyên ngôn độc lập, với cương vị Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao do Đại hội quốc dân Tân Trào nhất trí cử ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ tham mưu cách mạng đã sớm đề ra đường lối đối ngoại của chính quyền cách mạng. Vǎn kiện nhà nước "Chính sách ngoại giao của Cộng hoà dân chủ Việt Nam" được công bố vào ngày 3-10-1945 đã khẳng định mục tiêu, những nguyên tắc và hệ thống sách lược trong quan hệ quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là với các nước lớn trong phe Đồng minh chống phát xít, với các nước láng giềng, với nước Pháp và thế lực thực dân xâm lược Pháp, và với cuộc đấu tranh của "dân tộc nhược tiểu" vì độc lập tự do trên thế giới. 

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ máy của ngành ngoại giao hình thành, đi vào hoạt động sôi nổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đóng vai trò hàng đầu trong đấu tranh, tranh thủ những thế lực khác nhau trong hàng ngũ đối phương để kiềm chế, cô lập thế lực thực dân hiếu chiến Pháp. 

Trước những chuyển biến tình hình bên trong và bên ngoài, nhất là sự thay đổi trong chính sách của các nước lớn và trong nền chính trị nước Pháp, thấy được tính chất nguy hiểm của Thoả hiệp Hoa-Pháp trong vấn đề Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Thường vụ Trung ương Đảng đề ra chủ trương "Hoà để tiến", tiến hành hoà hoãn tạm thời với Pháp để đẩy mấy chục vạn quân Tưởng về nước, củng cố thế và lực để đối phó với Pháp. Người đã trực tiếp chỉ đạo các bước đấu tranh buộc Tưởng và Pháp phải đi vào thương lượng với Việt Nam dân chủ cộng hoà, đồng thời tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán tay đôi với các bên và ký kết những thoả thuận then chốt nhất (Hiệp nghị sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946) nhằm tạo ra một thời gian hoà hoãn trong cả nước để ta có thì giờ chuẩn bị cuộc kháng chiến. Điều đó đã góp phần làm thay đổi cục diện và tương quan lực lượng giữa cách mạng Việt Nam và thế lực thù địch, có lợi cho ta và tạo tiền đề buộc đối phương phải thừa nhận trên thực tế Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 

Có thể nói trong bối cảnh hết sức phức tạp, chỉ trong vòng 14 tháng sau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tài nǎng và trí tuệ của mình đã góp phần to lớn vào việc xây dựng bộ máy ngoại giao của một nhà nước mới về tư tưởng, cơ cấu tổ chức, chính sách, nghệ thuật và tổ chức triển khai hoạt động trong thực tiễn. Dưới sự dìu dắt của Người, nền ngoại giao mới theo định hướng độc lập, tự chủ đã tham gia nǎng động vào sự nghiệp bảo vệ thành quả của cách mạng, chống trả thành công trước sức ép và mưu đồ câu kết để thôn tính, lật đổ của thế lực nước lớn và phản động bên ngoài. 

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website