Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng với Bộ Y tế có quyết tâm quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề y học, trong ngành y tế nhưng quyết tâm là phải làm sao đưa tư tưởng đó vào thực tế và làm đúng theo tư tưởng đó. Có thể nói: Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một con người có tư tưởng nhân vǎn rất đặc biệt và coi tất cả sự nghiệp lớn trong lịch sử của một dân tộc, của đất nước là do con người làm nên, con người là sức mạnh nếu một dân tộc ốm yêu thì dân tộc đó không mạnh được. Sức khoẻ là một trong những nhân tốt quyết định thắng lợi của mọi công việc và đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Sức khoẻ quan trọng như vậy cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần nhân vǎn cao cả, luôn coi trọng vấn đề sức khoẻ, mà sức khoẻ đây là sức khoẻ toàn diện. Từ lâu Bác đã nói: Y tế phải làm so cho mọi người đều vui khoẻ cả tinh thần và thể chất. Sau này, Nghị quyết Alma Ata định nghĩa sức khoẻ là sự thoải mái về tâm hồi và thể chất cả đối với xã hội. như vậy Bác đã nêu lên quan điểm này từ rất sớm. 

Trong những nǎm tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lực lượng vũ trang, tôi thấy sức khoẻ của người chiến sĩ không tốt thì không thể đánh giặc được. Với cái lẽ như vậy, Bác Hồ và Đảng ta coi sức khoẻ là vốn quí và là điều kiện quyết định để nhân dân ta, cán bộ, chiến sĩ ta hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bác luôn luôn coi trọng công tác y tế và nói chung coi trọng việc xây dựng nền khoa học của ta trong đó y tế là một ngành khoa học quan trọng, trực tiếp chǎm lo cho sức khoẻ của con người. 

Có điều lâu nay tôi suy nghĩ là tại sao ta không gọi là nền y dược. Tôi có cảm giác trong một thời gian chúng ta coi trọng công tác y tế nói chung nhưng mà không coi trọng ngang hàng giữa y dược, thành thử theo tôi, nên chǎng gọi là nền y dược học . bác hồ luôn luôn muốn xây dựng một nền y dược học Việt Nam vừa dân tộc, vừa hiện đại, bởi vì chính Bác là người Việt Nam nhất và cũng là người quốc tế nhất. Một nền khoa học y dược Việt Nam không thể đóng cửa lại, nhưng cần phản ánh tát cả khả nǎng, đặc điểm của dân tộc mình và tiếp thu tất cả những tinh hoa của y dược học thế giới. Vì vậy dứng về dân tộc, đứng về phương đông mà nói thì Bác rất coi trọng, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Tôi thấy vấn đề này trong Nghị quyết của Đảng đã nói: Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, mà y học cổ truyền cần phải hiện đại hoá lên. Thế thì xây dựng một nền y dược học nhân dân một nền y dược học Việt Nam là phải làm sao được xây dựng trên cơ sở tiếp thu được những thành quả của nền y dược học hiện đại của thế giới và kế tục, phát huy được tất cả những kinh nghiệm của nền y dược học cổ truyền của dân tộc. 

Vì vậy tôi thấy nền y dược học của dân tộc Việt Nam phải là một nền y dược học vừa Việt Nam vừa thế giới; vừa tây y vừa đông y; vừa hiện đại vừa truyền thống. Tôi nói đông y trong đó có cả bắc y và nam y nữa. 

Tôi mong cuộc hội thảo này cố gắng quán triệt một lần nữa tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng nền y dược Việt Nam. Bác là một người đi khắp thế giới, Bắc tiếp thu tinh hoa của thế giới nhưng vẫn giữ cốt cánh Việt Nam . Chính vì vậy nền y dược học của ta cũng phải là một nền y dược học kếp hợp hiện đại với dân tộc đồng thời phải chú trọng đến đặc điểm và đối tượng phục vụ của mình. 

Nước ta không những là một nước nghèo, chậm phát triển mà còn là một nước đã trải qua chiến tranh lâu dài, có những bệnh do chiến tranh gây ra, cho nên càng phải chú ý đến đặc điểm ấy. Tôi xem tám chương trình trong chiến lược đến nǎm 2000 của Chính phủ có nói về chống một số bệnh tật ở nước ta do hậu quả chiến tranh. Nhưng tôi cho rằng ta chưa chú trọng đúng mức, đặc biệt là các bệnh do hậu quả của chất độc hoá học. Hiện tượng suy dinh dưỡn cũng còn lớn vì nghèo và bệnh tật, môi trường sống, vv. làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân tộc. 

Tư tưởng của Bác Hồ muốn cho mọi người ai cũng được cǎn no mặc ấm, người ốm thì được chữa bệnh công bằng, vấn đề này trước đây có khó khǎn, bầy giờ trong cơ chế thị trường càng khó khǎn hơn, có người nghèo không có tiền để đi chữa bệnh, rất là thương tâm. Làm so thực hiện cho được một nền y tế nhan dân có công bằng xã hội trong việc khám bệnh, chữa bệnh. Từ xưa Hải Thượng Lãn Ông đã nói: không phân giàu nghèo, sang hèn, phải tôn trọng người bệnh. Đây là tư tưởng hết sức vĩ đại. Đến lúc đó Bác Hồ, tư tưởng này được phát triển thêm. Chúng ta đã chú trọng hơn. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ có nói đến vấn đề cố gắng thực hiện công bằng xã hội, chú trọng những người nghèo, những người có công với cách mạng, những người ở các vùng xa, vùng núi và từng bước thực hiện bảo hiểm y tế để thực hiện công bằng xã hội. ở ta thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bước đầu có hiệu quả, nhưng còn hạn chế; phải kiểm tra lại, có những ngành có thu nhập lợn thì làm được, còn những xí nghiệp lỗ thì khó khǎn hơn. Dối với dân thì càng khó. 

Chǎm lo sức khoẻ cho nhân dân là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tôi mong rằng dưới sự lãnh đạo của dảng, Chính phủ, ngành y tế nước ta xây dựng được đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ có trí tuệ, có kiến thức có tài nǎng, có đạo đức. Phải thực hiện lời nói của Bác Hồ: Lương y kiêm từ mẫu. Trong xã hội ta, những người được tôn trọng, được nhân dân gọi là thầy, đó là thầy giáo và thầy thuốc. Chúng ta phải đáp ứng lại lòng tôn trọng đó của nhan dân, làm so cho xứng đáng với nhiệm vụ lương y phải như từ mẫu; đó là sự biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái, yêu nước của dân tộc Việt Nam. 

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đấu tranh bất khuất và tinh thần nhân ái, đoàn kết. Đông y, tây y phải kết hợp tốt, phải thực sự đoàn kết chặt chẽ để xây dựng cho được nền y dược học tiến tiến Việt Nam vừa hiện đại vừa dân tộc. 

Đối vợi đội ngũ y tế, tôi cho rằng nhiệm vụ của y tá là cực kỳ quan trọng, cần phải chú trọng đào tạo, nâng cao và tôn trọng đội ngũ y tá hơn nữa. Bác sĩ, y tá, mỗi người có vị trí, nhiệm vụ khác nhau, nhưng về trách nhiệm hoàn thành nhiện vụ thì bình đẳng. Phải rất chú y đến các điều kiện vật chất, đời sống của đội ngũ cán bộ y tế, điều kiện làm việc của họ trong các cơ sở y tế, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, làm sao giảm bớt đi đến xoá bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Củng cố y tế cơ sở đi đôi với củng cố hệ thống các bệnh viện, các trường đào tạo cả tây y và đông y, cả y và dược; coi trọng hơn việc phổ biến kiến thức bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh, trị bệnh, luyện tập sức khỏ có hướng dẫn. 

Bác Hồ nói: cách giáo dục có sức mạnh nhất là làm gương, vì thế Bác rất gương mẫu về mọi mặt, kể cả trong việc tự rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh môi trường. 

Trong việc chǎm lo sức khoẻ cho bộ đội, có nhiều cán bộ y tế hết sức tận tuỵ, một số đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nhân dịp này tôi muốn tỏ lòng biết ơn đến các anh chị em cán bộ y tế, cả quân y và dân y; tỏ lòng thương nhớ các anh hùng liệt sĩ cán bộ y dược đã hy sinh trên mặt trận vì sức khoẻ nhân dân, quân đội trong kháng chiến chống pháp, chống Mỹ. Tôi mong sao tất cả chúng ta quá triệt đầy đủ tư tưởng Bác Hồ; vào toàn ngành y dược 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website