Tư tưởng Hồ Chí Minh với y học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước

GS Hoàng Đình Cầu

Trong quá trình nghiên cứu một số tác phẩm của Bác, tiếp thu các quan điểm thông qua các chỉ thị của Bác liên quan đến ngành y tế, đã giúp tôi hình thành từng bước nhân sinh quan của một người cán bộ y tế mới, ở một nước nguyên là thuộc địa, trên con đường dành độc lập dân tộc và phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Từ khoảng 10 nǎm nay xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang một nền kinh tế mở nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có định hướng xã hội chủ nghĩa, một bộ phận của ngành y tế bị xuống cấp; nhiều phúc lợi mặc dầu chưa cao, mà người dân đã được hưởng trong chế độ bao cấp thì đến nay lại trở thành những mục tiêu phấn đấu; liệu ta có thể đem chúng trở lại cho nhân dân ta không, đặc biệt các người lao động nghèo trong các khu nhà ổ chuột ở rìa các đô thị lớn, các người nghèo ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, các vùng hẻo lánh; liệu họ có phải chịu lại cái cảnh đau lòng của thời xa xưa là bị lãng quên lúc khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau, v. v... Muốn giải quyết được vấn đề này cần chú ý những điểm sau đây:

Đổi mới quy chế hoạt động của trạm y tế cho phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. 

Nhiệm vụ của trạm y tế là làm chǎm sóc sức khoẻ ban đầu cho toàn dân trong xã (trong nội dung có điểm chữa bệnh), phục hồi chức nǎng cho các người tàn tật, trước tiên là các trẻ em bị các dị tật do các chất hoá học gây nên và trong các gia đình các người hoạt động ở miền Nam trong thời gian trước 1975. 

Các người đến yêu cầu được phục vụ đều phải trả tiền dịch vụ, theo biểu giá được trung tâm y tế huyện, được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã thông qua, niêm yết công khai; phải tự mua thuộc men, v.v.. Các người không muốn phải trả tiền mỗi dịch vụ có thể đóng bảo hiểm y tế tự nguyện hay Bảo hiểm y tế cộng đồng, theo quy định của Quỹ Bảo hiểm. 

Các người nghèo không có khả nǎng đóng bảo hiểm được miễn đóng và được hưởng mọi dịch vụ ở trạm y tế cơ sở, trợ cấp tiến thuốc theo mức của người đóng bảo hiểm thấp nhất trong cộng đồng. Người nghèo được cấp thẻ miễn phí và viện phí, từ trạm y tế cơ sở đến cơ sở y tế cao nhất trong cả nước; thẻ có mang chữ ký và dấu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã. Thẻ có giá trị 2 nǎm. 

Các người thuộc diện chính sách đặc biện được Uỷ ban nhân dân địa phương mua thẻ bảo hiểm với mức đóng cao nhất mà khả nǎng cho phép. 

Muốn hoạt động được tốt, có hiệu quả, trạm y tế cần tiếp tục thực hiện các quan điểm của Bác Hồ về công tác y tế: 

- Quan điểm dự phòng (cải tạo môi trường nông thôn, vận động làm các công trình vệ sinh: phân, nước, rác hữu cơ và vô cơ, tiêm chủng mở rộng,v.v..) 

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; phục hồi chức nǎng,... 

- Kết hợp với các tổ chức y tế quân đội, công an vũ trang đóng tại địa phương, với Hội chữ thập đỏ, v.v.. 

- Sự tham gia của nhân dân vào việc xây dựng công tác y tế, cụ thể là đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, v.v.. 

- Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương. 

Nhà nước cung cấp lần thứ nhất trang thiết bị cần thiết. Ngân sách của trạm bảo đảm việc bảo dưỡng, thay thế các trang thiết bị hư hỏng; bảo dưỡng nhà cửa,... 

Quầy thuốc được xây dựng thành 1 cơ sở kinh doanh, hạch toán kinh tế, hoạt động độc lập về mặt kinh tế với phần y của trạm y tế. Ngoài nhiệm vụ cung cấp thuốc đầy đủ về mặt số lượng, bảo đảm về chất lượng, nó còn động viên, hướng dẫn nhân dân trồng khóm thuốc gia đình để có thuộc thông thường dùng khi cần thiết; trồng đại trà các cây thuốc có giá trị kinh tế và theo quy mô trung bình một đầu người 10 m2 , tạo khả nǎng tǎng thu nhập cho nhân dân địa phương. 

5. Xây dựng tổ chức bảo hiểm y tế tự nguyện hay cộng đồng. 

Quy chế của bảo hiểm y tế tự nguyện như sau: 

Mức đóng bảo hiểm. 

- Mức đóng bảo hiểm 

- Mức đóng mỗi người/ nǎm: 10.000đ, 20.000 đồng hay hơn, không có giới hạn tối đa, tuỳ theo khả nǎng tài chính và nguyện vọng muốn hưởng phúc lợi lúc có nhu cầu của mỗi người; 

- Đóng riêng cho mỗi cá nhân hay đóng trọn gói cho cả hộ gia đình theo sự thoả thuận với quỹ Bảo hiểm. 

- Đóng liên tục hàng nǎm trong 30 nǎm và cho đến 60 tuổi. Trong 5 nǎm đầu tiên phúc lợi được hưởng tǎng 2% hàng nǎm; sau 60 tuổi và đóng đủ 30 nǎm (tối thiểu) thì được miễn đóng góp và vẫn được hưởng phúc lợi cho đến cuối đời, theo mức đóng bình quân 10 nǎm cuối cùng. 

Phúc lợi được hưởng ở Trạm y tế cơ sở: (điểm cơ bản): 

- Miễn trả phí mọi dịch vụ kể cả việc sinh để và chǎm sóc rǎng miệng (trừ bịt rǎng, làm rǎng và hàm giả,...) 

- Được cấp tiền thuốc mỗi đợt điều trị, mỗi nǎm tối đa hai đợt: 

a) Đợt I: Hưởng trợ cấp tối đa tiền thuốc bằng 40% mức đóng góp; 

b) Đợt II: Trợ cấp bằng 20% mức đóng góp. 

c) Đợt III: Tự túc tiến thuốc men. 

- Tổng số người được khám bệnh có trợ cấp tiền thuốc hàng tháng không vượt quá 6% số người đóng bảo hiểm ở mỗi mức. 

- Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể đến khám bệnh ở bất cử cơ sở y tế nào, tự thanh toán mọi phí dịch vụ, đem hoá đơn và hồ sơ ra viện về trình quỹ bảo hiểm và được thanh toán trong giới hạn phúc lợi quy định được hưởng. 

Phúc lợi ở bệnh viện 

Trạm y tế cơ sở giới thiệu về bệnh viện tuyến sau các trường hợp nặng vượt quá khả nǎng giải quyết của mình. 

- Mỗi nǎm người đóng bảo hiểm được nằm chữ bệnh nội trú ở bệnh viện một đợt. 

- Mức trợ cấp viện phí bằng 15 lần mức trợ cấp ở trạm y tế xã, nghĩa là 6 lần mức đóng bảo hiểm... 

- Khi ra viện, bệnh nhân thanh toán đầy đủ viện phí; đem hoá đơn và giấy ra viện về trình quỹ bảo hiểm và được thanh toán viện phí trong giới hạn mức phúc lợi quy định được hưởng. 

- Nếu thật cần thiết có thể dược nằm bệnh viện đợt hai trong một nǎm; mức phúc lợi được hưởng bằng 50% mức hưởng đợt một (3 lần mức đóng bảo hiểm). 

- Tổng số người được giới thiệu đi nằm bệnh viện không quá hai phần nghìn số người đóng bảo hiểm ở mỗi mức. 

Tính chất của Bảo hiểm y tế tự nguyện 

Tổ chức bảo hiểm y tế tựn nguyện là một quỹ bảo hiểm cộng đồng, có thể trực thuộc: 

a) Hoặc Uỷ ban nhân dân cơ sở, hạch toán độc lập trong thời gian 5-10 nǎm, đầu xây dựng; sau đó có thể nhập vào quỹ bảo hiểm y tế quốc gia. 

b) Hoặc bảo hiểm y tế quốc gia hay bảo hiểm xã hội theo một quy chế đặc biệt; được giữ lại 50-60% tổng số bảo hiểm thu được tại cộng đồng để bảo đảm phúc lợi ở trạm y tế cơ sở; gửi 40-50% còn lại về quỹ bảo hiểm cấp trên. 

6. Đổi mới hệ thống các bệnh viện 

Chuyển bệnh viện thời bao cấp thành một cơ sở y tế làm dịch vụ, hạch toán kinh tế đầy đủ, cân bằng thu chi; được Nhà nước cấp ngân sách hàng nǎm như từ trước đến nay, đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị. Cần thống nhất ý nghĩa của ngân sách Nhà nước là: bảo đảm chữa bệnh cho người nghèo không mất tiền; đầu tư vào khu vực công nghệ y học cao đắt tiền và thích hợp để sử dụng cho tất cả các đối tượng không phân biệt đối xử từ người giàu đến người nghèo. Các người không phải là đối tượng nghèo, không chịu đóng bảo hiểm đều phải thanh toán viện phí quy định một cách sòng phẳng lúc ra viện. 

Bệnh viện phải xây dựng khu hậu cần - quản trị bảo đảm đời sống thoải mái, vǎn minh cho các bệnh nhân. 

Bệnh viện có ít nhất 3 loại giường: loại giá rẻ, loại giá trung bình, loại giá đắt. Chọn loại giường nào thì tuỳ theo ý muốn của bệnh nhân và khả nǎng tài chính của gia đình. Tất cả các bệnh nhân đều được chữa bệnh, chǎm sóc bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất cứ đối tượng nào. 

Dành khoảng 30-40% quỹ giường của bệnh viện cho người nghèo, quá nghèo, đã có thể miễn viện phí. 

Đổi mới chính sách đối với cán bộ y tế... 

Chỉ có quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về y học và y tế, ngành y tế Việt Nam mới nhanh chóng đổi mới thành một nền y tế tiến bộ, đủ sức thực hiện việc chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website