Lê Quang Thiệu
THI ĐUA PHẢI CÓ MỤC ĐÍCH
Thi đua là hoạt động tích cực sáng tạo, là sự phấn đấu vươn lên giành lấy cái hay, cái tốt đẹp hơn trước. Muốn đạt hiệu quả thi đua mong muốn, phải có mục đích nhất định, giống như người bắn súng phải có mục tiêu cụ thể. Nếu không, sẽ lãng phí sức lực, tiền của, thời gian và dẫn đến giảm nhiệt tình, không gây được phong trào.
Bác Hồ rất coi trọng việc đề ra mục đích thi đua. Ngay trong lời kêu gọi thi đua yêu nước nǎm 1948, Bác đã chỉ ra mục đích của phong trào, và sau này khi nói đến thi đua, phát động thi đua, Bác đều chỉ ra mục tiêu phấn đấu để đưa phong trào thi đua tiến tới đạt hiệu quả thiết thực.
Theo Bác, việc đặt mục đích thi đua phải rất khoa học, toàn diện và cụ thể; có mục đích cho cả nước, cho từng miền, cho từng ngành, từng giới, từng lứa tuổi; có mục đích thi đua trước mắt và lâu dài. Mục đích trước mắt tạo điều kiện tiến lên đạt mục đích lâu dài. Mục đích lâu dài động viên thực hiện mục đích trước mắt không ngừng tiến lên. Trong từng thời gian, có mục tiêu đột xuất nhằm giải quyết khâu quan trọng, then chốt, thúc đẩy các khâu khác phát triển. Mục đích thi đua gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, vǎn hoá, quân sự, kháng chiến cứu nước, xây dựng đất nước và khả nǎng thực tế trong từng thời kỳ, để nâng cao từng bước một cách tích cực.
Trong lời kêu gọi thi đua yêu nước ngày 11 tháng 6 nǎm 1948, Bác chỉ ra mục đích thi đua yêu nước là:
"Diệt giặc đói khổ
Diệt giặc dốt nát
Diệt giặc ngoại xâm
Để gây
Hạnh phúc cho dân".
Trong cuộc thi đua yêu nước, chúng ta
Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
Kết quả đầu tiên của thi đua yêu nước là:
Toàn dân sẽ đủ ǎn, đủ mặc
Toàn dân sẽ biết đọc biết viết
Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực, khí giới, để giết giặc ngoại xâm
Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc".
Mục đích thi đua mà Bác Hồ đề ra rất thiết thực. Đó là khát vọng nồng cháy của nhân dân ta không chịu sống cuộc đời nô lệ, quyết tâm vươn lên chiến đấu đánh bại quân xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Đồng thời ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vǎn hoá để thoát khỏi nghèo khổ, dốt nát, ai cũng đủ ǎn, đủ mặc, ai cũng biết đọc, biết viết, từng bước cải thiện đời sống, có cuộc sống hạnh phúc.
Sau hơn một nǎm thi đua, tháng 8 nǎm 1949, Bác nhận xét kết quả đã đạt được, biểu dương thành tích thi đua của quân và dân ta, kêu gọi phát động phong trào phát triển rộng hơn, đạt hiệu quả lớn hơn, đáp ứng yêu cầu giai đoạn cầm cự, chuẩn bị tổng phản công, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp tiến lên bước cao hơn.
Bác kêu gọi: "Hiện nay, kháng chiến đã đến thời kỳ đẩy mạnh cuộc cầm cự, chuẩn bị tổng phản công, thì phong trào thi đua yêu nước, cũng phải nhằm vào mục đích ấy. Vì vậy, chương trình thi đua trong giai đoạn này vẫn là thi đua diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, nhưng tiến lên một bước mạnh hơn.
Về vǎn hoá, những nơi đã diệt xong nạn mù chữ thì phải thi đua học thêm nữa. Những nơi khác thì phải thi đua diệt xong nạn mù chữ. Các nhà vǎn nghệ thì thi đua sáng tác. Các nhà chuyên môn thì thi đua phát minh.
Về kinh tế, thì thi đua làm cho dân và quân đủ ǎn, đủ mặc, đủ dùng để đánh giặc.
Về quân sự, vệ quốc quân và dân quân du kích thì thi đua rèn luyện cán bộ, chấn chỉnh quân đội. Các công xưởng thì thi đua chế tạo vũ khí cho mau, cho nhiều, cho tốt.
Ngoài ra, tất cả mọi việc ích lợi cho kinh tế dân sinh quan hệ với kháng chiến kiến quốc, ta đều phải thi đua.
Thi đua phải toàn dân, toàn diện.
Trong các việc thi đua yêu nước, cần phải nêu rõ tinh thần cần, kiệm, liêm, chính.
Khẩu hiệu thi đua yêu nước hiện nay là: Tất cả để chiến thắng. Chiến thắng thực dân. Chiến thắng giặc dốt. Chiến thắng giặc đói. Chiến thắng mọi tính xấu trong mình ta".
Nǎm 1950, do cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã phát triển mạnh hơn, nên Bác đã đề ra mục đích thi đua cao hơn trước: "Toàn dân đại đoàn kết trong việc thi đua thực hiện lệnh tổng động viên để mau chóng đầy đủ chuyển sang tổng phản công".
Cuối nǎm 1950 ta mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng để giải phóng vùng biên giới dài hàng trǎm cây số, mở thông đường giữa nước ta với Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tranh thủ sự viện trợ quốc tế tiến tới tổng phản công giành thắng lợi, Bác đích thân lên mặt trận để trực tiếp động viên bộ đội thi đua giết giặc. Bác nói: "Chiến sĩ ở mặt trận này phải kiên quyết, dũng cảm trǎm phần trǎm; các chiến sĩ các khu, các mặt trận khác phải ra sức thi đua giết giặc lập công để hết sức tiêu diệt địch, kiềm chế địch, không cho chúng tiếp viện mặt trận Cao - Bắc - Lạng. Thắng lợi ở Cao- Bắc - Lạng là thắng lợi chung của các chiến sĩ toàn quốc".
Bác đề ra mục tiêu thi đua không chỉ để mọi người tập trung tinh thần và lực lượng phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ nhất định, mà còn để động viên thi đua phấn đấu đạt mức cao hơn mức bình thường. Thắng lợi to lớn vượt bậc của Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng đã nói lên điều đó.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng là thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc nǎm 1952, rồi kế tiếp là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tất cả đều đạt các mục tiêu thi đua chiến đấu mà Bác đề ra.
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào khôi phục và phát triển kinh tế. Trong thời kỳ mới, Bác Hồ đề ra mục đích thi đua: "Giờ đây hoàn cảnh mới, điều kiện mới, thi đua trong hoà bình. Hãy ra sức thi đua yêu nước, củng cố miền Bắc, đấu tranh kiên quyết và bền bỉ cho một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh".
Không chỉ đề ra mục tiêu chung, Bác còn chỉ ra mục tiêu thi đua của từng ngành, chú trọng sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, mối quan hệ hữu cơ giữa hai ngành này.
Bác nói: "Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Nông nghiệp phải phát triển mạnh mẽ để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân, cung cấp đủ nguyên liệu (như bông, mía, chè ...) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc, đỗ, đay) để xuất khẩu lấy máy móc".
Nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có đủ các vùng đồng bằng, trung du, núi rừng, bờ biển. Vùng nào cũng có hệ sinh thái phong phú. Ngoài lực lượng lao động trong nông nghiệp rất lớn, chúng ta có thế mạnh trong việc phát triển nhiều cây đặc sản. Để khai thác mọi tiềm nǎng của đất đai, lao động, khí hậu nước ta, Bác đề ra phát triển cả nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đối với ngành trồng trọt, Người chỉ rõ cần phát triển sản xuất cả lúa, màu, cây công nghiệp. Đối với ngành chǎn nuôi, không chỉ phát triển chǎn nuôi lợn, mà còn phát triển chǎn nuôi trâu bò, gia cầm, ngựa, dê, thỏ, ong, v.v.., một số nơi cần vắt sữa bò, sữa trâu để dùng ...
Đối với công nghiệp, Bác chỉ rõ: "Phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân, cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu để đẩy mạnh nông nghiệp, và cung cấp dần dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp.
Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ rất nhanh, và nhanh chóng đi đến mục đích"1 .
Bác rất quan tâm đến ngành tài chính. Trong thư gửi giới công thương Việt Nam ngay sau khi giành được chính quyền nǎm 1945, Bác viết: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng ... Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng tức là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp và thương nghiệp thịnh vượng".
Về việc đóng thuế, Bác kêu gọi "Chiến sĩ ta vui vẻ hy sinh xương máu, đồng bào ta vui vẻ hy sinh mồ hôi nước mắt, ai cũng biết đó là hy sinh cho quyền lợi của Tổ quốc, của nhân dân, hy sinh cho hạnh phúc tương lai của con cháu giống nòi... Chính phủ đã thi hành những chính sách mới, thống nhất quản lý kinh tế tài chính, đặt một thứ thuế duy nhất cho nông dân là thuế nông nghiệp, thu thuế công nghiệp, thương nghiệp để các nhà công thương chia một phần đóng góp với nông gia, thực hành chấn chỉnh biên chế để bớt sự đóng góp cho nhân dân. Và thêm lực lượng cho sản xuất".
Tại Hội nghị cán bộ Đảng toàn quốc lần thứ 6 ngày 18-1-1949, Bác khái quát chính sách kinh tế tài chính: "Làm ra nhiều, chi dùng ít, không cần thì không chi dùng". Tiếp đó, tại Đại hội lần thứ hai của Đảng lao động Việt Nam, tháng 2-1951, Bác nói: "Về kinh tế tài chính, phải bảo vệ nền kinh tế của ta, đấu tranh kinh tế với địch. Thuế khoá phải công bằng hợp lý. Việc thu và chi của tài chính phải tiến đến thǎng bằng, để bảo đảm sự cung cấp cho bộ đội và nhân dân".
Bác luôn luôn nhắc nhở việc bảo đảm công bằng hợp lý, tránh sự bất công xã hội, coi đó là đặc tính ưu việt của chế độ ta. Bác nói: "Giải quyết vấn đề kinh tế tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân"4 . Bác khuyên bảo cán bộ kinh tế tài chính cần làm theo nguyên lý tốt đẹp từ ngàn xưa: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên".
Trong công tác giáo dục, Bác động viên nhân dân ta thi đua đạt mục đích trước mắt là diệt giặc dốt, làm cho mọi người chưa biết chữ ai cũng biết đọc, biết viết và không ngừng học tập có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà. Trong thư gửi các cấp mẫu giáo, phổ thông, bổ túc vǎn hoá, trung học chuyên nghiệp và đại học nhân dịp khai giảng nǎm học 1958-1959, Bác viết: "Dù khó khǎn đến đâu, cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn".
Bác rất quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng viên. Bác chỉ ra: "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém", "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của các đoàn thể".
Trong buổi đến thǎm cán bộ học tập ở trường Nguyễn áí Quốc Trung ương, tháng 9-1949, Bác ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của nhà trường, chỉ ra mục đích của việc học tập: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích thì phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư".
Về mục đích sáng tác, trong thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa nǎm 1951, Bác viết: "Vǎn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh... Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân" .
Về mục đích của công tác xuất bản, Bác chỉ ra: "Sách báo cũng như công tác xuất bản sách báo, không phải là của riêng ai để mưu cầu danh lợi, mà là của tổ chức cách mạng phục vụ lợi ích của cách mạng, của quần chúng lao động".
Bác còn cho rằng, mục đích xuất bản nói chung và của từng nhà xuất bản, từng tờ báo, tạp chí cũng như từng cuốn sách nói riêng phải được xác định cụ thể rõ ràng.
Bác kết hợp mục đích thi đua phát triển kinh tế với vǎn hoá. Tại Hội nghị đại biểu những người tích cực làm công tác vǎn hoá quần chúng toàn miền Bắc lần thứ nhất, tháng 2 - 1960, Bác nói: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và vǎn hoá. Vì sao không nói phát triển vǎn hoá và kinh tế. Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo. Vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và vǎn hoá để nâng cao đời sống vật chất và vǎn hoá của nhân dân ta". Bác chỉ rõ mục đích phát triển vǎn hoá: "Vǎn hoá phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung vǎn hoá phải có ý nghĩa giáo dục. Vǎn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất. Vǎn hoá xa rời đời sống, xa lao động là vǎn hoá suông. Nhiệm vụ của người cán bộ vǎn hoá là phải dùng vǎn hoá để tuyên truyền cho việc cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì vǎn hoá phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức".
Nǎm 1965, đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Bác kêu gọi: "Quân và dân miền Bắc ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trọn nhiệm vụ của mình đối với miền Nam ruột thịt, luôn luôn nâng cao cảnh giác, tự lực cánh sinh, tǎng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu mới của địch".
Bác gắn chặt mục tiêu thi đua với nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, mục tiêu thi đua của miền Bắc và mục tiêu thi đua của miền Nam, động viên chiến sĩ và đồng bào ở cả hai miền hǎng hái tiến lên.
Mục đích thi đua của quân và dân hai miền cũng được thể hiện rõ trong bài thơ chúc mừng Xuân nǎm 1969 của Bác
"Nǎm qua thắng lợi vẻ vang,
Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì Độc lập, vì Tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn".
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994