Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước (tiếp)

Lê Quang Thiệu

THI ĐUA LÀ YÊU NƯỚC, YÊU NƯỚC THÌ PHẢI THI ĐUA, NHỮNG NGƯỜI THI ĐUA LÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC NHẤT 

Trong lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1-5-1952 ở Việt Bắc, Bác Hồ nói: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất". 

Đây là một quan niệm mới về thi đua, thể hiện sự sáng tạo độc đáo trong tư tưởng về thi đua của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói đó là một quan niệm, một cách nhìn nhận sâu rộng và cao hơn quan niệm, nhìn nhận thông thường về thi đua, một sự phát triển mới về thi đua. Từ xưa đến nay, trên thế giới chưa có ai quan niệm, nhìn nhận về thi đua cao rộng như thế. Nói "Thi đua là yêu nước", Bác Hồ đã nâng thi đua lên một tầm tư tưởng cao. 

Khi hiểu và nói về thi đua, người ta thường cho thi đua là một hoạt động nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, công tác hoặc là một hoạt động trong công việc nào đó với nhiệt tình và sự sáng tạo trong lao động. Theo quan niệm của Bác Hồ, thi đua không chỉ là hoạt động tích cực và sáng tạo trong công việc hàng ngày, trong lao động sản xuất vật chất, mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện của lòng yêu nước, của tình cảm đối với Tổ quốc, quê hương, đất nước. Nói một cách khác, thi đua không chỉ là lao động tạo nên sự gia tǎng về số lượng và chất lượng trong việc làm của con người để thêm nhiều của cải vật chất làm giàu cho đất nước, mà còn là tấm lòng, là trái tim và khối óc đối với đất nước, phấn đấu cho đất nước được tự do, độc lập, thống nhất, phát triển, tǎng tiến cả về kinh tế và vǎn hoá xã hội, mạnh về quốc phòng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 

Quan niệm thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua làm cho phong trào thi đua của nhân dân ta có sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ, tồn tại lâu dài, phát triển không cùng, gắn liền với sự phát triển của dân tộc. 

Bác Hồ lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước, qua phong trào thi đua bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng hành động thực tế trong lao động sản xuất và chiến đấu. Và ngược lại, lấy lòng yêu nước thúc đẩy thi đua, nâng cao hiệu quả thi đua. 

Gắn thi đua với yêu nước và yêu nước với thi đua, Bác Hồ làm cho phong trào thi đua của nhân dân ta mang bản sắc của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó là lòng yêu nước được hun đúc hàng nghìn nǎm. Bản sắc đó là đạo đức tinh thần của dân tộc bồi dưỡng nên nhiều đức tính tốt đẹp: tinh thần tự trọng kiên cường bất khuất, coi độc lập tự do là quý nhất, lòng nhân ái thương yêu gia đình, đồng bào, đoàn kết dân tộc, lao động cần cù sáng tạo xây dựng đất nước, là tinh thần chiến đấu anh dũng, tận tuỵ hy sinh, xả thân quên mình để bảo vệ Tổ quốc, là lối sống cao thượng, tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, lạc quan tin tưởng ở mình, ở dân tộc, ở chính nghĩa. 

Lòng yêu nước của nhân dân ta phong phú bao hàm nhiều đức tính tốt đẹp có bề dày lịch sử, chiều dài rộng bao la và chiều sâu vững chắc như đất nước Việt Nam có nhiều địa tầng kết cấu kiên cố và lớp đất bề mặt mầu mỡ khi được con người chǎm bón tốt, gặp thời tiết thuận hoà, sẽ bừng lên sức sống, nuôi cây cối xanh tươi, nở hoa kết trái, nuôi sống nhân dân, làm đẹp giàu non sông, đất nước muôn đời. 

Bác Hồ mang trong trái tim khối óc truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc. Lòng yêu nước bẩm sinh ngày càng được hun đúc thành sức mạnh tuyệt vời đã giúp Bác vượt muôn vàn gian nan thử thách đưa dân tộc đến thắng lợi vẻ vang, quét sạch đế quốc xâm lược, thống nhất tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bác biết rõ giá trị quý báu, sức mạnh vĩ đại của lòng yêu nước, hiểu thấu truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc. Bác nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lǎng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khǎn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước". 

Chính vì vậy mà Bác đặt tên phong trào thi đua của nhân dân ta là phong trào thi đua yêu nước, và Bác phát động thi đua yêu nước, biến thi đua yêu nước thành sức mạnh của hàng triệu người, của toàn dân kháng chiến thắng lợi. 

Bác chỉ ra: "thi đua là phải trường kỳ, ta phải thi đua để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công", có nghĩa là sau khi đánh thắng giặc xâm lược, nhân dân ta phải không ngừng phát huy lòng yêu nước, đẩy mạnh thi đua xây dựng đất nước, lấy lòng yêu nước là sức mạnh tổng hợp thúc đẩy mọi hoạt động đổi mới xây dựng đất nước. 

Thi đua yêu nước mà Bác Hồ đề ra còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc khác cần thấu triệt. Bác tin ở truyền thống yêu nước của nhân dân, có lòng tin vững chắc vào bản chất tốt đẹp, sức mạnh của nhân dân. Bác chỉ ra cách tổ chức thi đua là: "Dựa vào lực lượng của dân. Tinh thần của dân". Bác nói: "Dễ trǎm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Và: "Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân". 

Có một điều rất quan trọng cần thấy rõ là Bác kêu gọi động viên nhân dân phát huy lòng yêu nước đẩy mạnh thi đua, đồng thời Bác chú trọng việc bồi dưỡng sức dân làm cho nhân dân có sức lực, kiến thức thi đua có hiệu quả. Bác chỉ ra mục đích của thi đua yêu nước: "diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, có nghĩa là để dân có đủ ǎn, đủ mặc, biết đọc, biết viết, để nâng cao kiến thức thi đua có hiệu quả cao. Bác nêu lên mục đích cao nhất của thi đua là nhằm: "Hạnh phúc cho dân". Bác luôn luôn quan tâm đến việc tổ chức động viên thi đua phát triển sản xuất, phát triển vǎn hoá. Trước khi qua đời, trong Di chúc, Bác vẫn cǎn dặn: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, có một tình thương yêu con người, thương yêu nhân loại vô bờ bến, nên tư tưởng thi đua của Người mang tính nhân vǎn, một tư duy khoa học, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tư tưởng thi đua đó chỉ chế độ dân chủ, chế độ xã hội chủ nghĩa mới có được. Trong Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua công nông binh toàn quốc lần thứ hai ngày 7 tháng 7 nǎm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dưới chế độ tư bản, thực dân và phong kiến quyết không thể có phong trào thi đua yêu nước, vì giai cấp lao động không dại gì mà ra sức thi đua làm giàu thêm cho bọn địa chủ để rồi lại bị chúng áp bức bóc lột thêm. 

Chỉ có dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, dưới chế độ mà nhân dân lao động làm chủ nước nhà, thì mới có phong trào thi đua". 

Thực đúng như vậy, thi đua dưới chế độ dân chủ, chế độ xã hội chủ nghĩa là phong trào thi đua của những người lao động tự mình làm chủ vận mệnh của mình, không có đối kháng về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội, nên mọi người đều muốn mang hết nhiệt tình và khả nǎng của mình ra để xây dựng đất nước, họ làm cho xã hội, cũng có nghĩa là làm cho mình. Trong cuộc thi đua mọi người đều có điều kiện để học tập, rèn luyện đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau theo tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình". 

Về điểm này, V.I. Lênin nói rõ rằng "Sau nhiều thế kỷ phải lao động cho người khác, phải lao dịch nô lệ cho bọn bóc lột, lần đầu tiên người ta có thể lao động cho mình, và lao động mà có thể hưởng thụ được tất cả những thành quả của kinh tế", "chỉ có ngày nay mới có điều kiện cho tính tháo vát, tinh thần thi đua, óc sáng kiến mạnh dạn phát huy một cách rộng rãi, thực sự to lớn". 

Chính vì thi đua có tính nhân vǎn, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói "Thi đua là đoàn kết", "Thi đua là tinh thần quốc tế", "Thi đua là góp sức giữ gìn hoà bình và dân chủ thế giới", "thi đua là cải tạo con người". 

Dưới chế độ người bóc lột người không thể có thi đua theo nghĩa đầy đủ của nó, mà chỉ có hình thức thi đua đặc biệt là cạnh tranh. Mà đã gọi là cạnh tranh là "cá lớn nuốt cá bé", là lợi nhuận tối đa. Vì mục đích lợi nhuận các nhà tư bản không từ một thủ đoạn nào. Trong cạnh tranh thì chủ nghĩa cá nhân, tính vị kỷ của giai cấp bóc lột thay thế cho tính công đồng, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau... 

Con người là thực thể sinh vật - xã hội. Ngoài nhu cầu nảy sinh do mối quan hệ giữa người với người trong xã hội ra, con người còn có những nhu cầu mang tính bản nǎng của một thực thể sinh vật. Đưa ra tư tưởng thi đua yêu nước thay thế cho cạnh tranh chính là nâng tính người, tính cộng đồng lên, hạn chế những mặt xấu mang tính bản nǎng, làm cho con người trở nên cao đẹp hơn. Chính vì vậy, thi đua có sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ. 

Ngay từ khi bắt đầu phát động thi đua Bác đã nói: 

"Thi đua yêu nước để ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước". Đó là nguyên tắc, mục đích của thi đua mà người lãnh đạo phải tôn trọng. Thực hiện từng bước, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích chung để khuyến khích thi đua, nhất là khi nền kinh tế cho phép. Đối với người thi đua thì trước hết thi đua phải mang lại hiệu quả thiết thực, không yêu nước suông. Nói yêu nước thì phải thi đua, "những người thi đua là những người yêu nước nhất". Bác Hồ đã gắn liền tư tưởng, tinh thần với hành động thực tiễn, nói với làm là một. Yêu nước không phải là điều trừu tượng nằm trong khối óc, trái tim con người mà phải được thể hiện một cách cụ thể bằng hoạt động thi đua hǎng hái tích cực trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, phục vụ đắc lực Tổ quốc, nhân dân. Người Việt Nam không nói yêu nước suông, mà với lòng yêu nước, ra sức thi đua làm việc giúp ích cho đất nước, tích cực tham gia phong trào thi đua kháng chiến cứu nước, xây dựng đất nước giành độc lập tự do, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. 

Thi đua yêu nước làm cho phong trào thi đua phát triển , động viên thu hút mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tôn giáo tích cực tham gia phong trào thi đua vì mọi người dân Việt Nam đều có lòng yêu nước, có tinh thần tự trọng, tự hào dân tộc, mong muốn đất nước thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than, bước lên đài tự do vinh quang. 

Phong trào thi đua yêu nước có sức sống mãnh liệt, không giới hạn về không gian, lâu dài mãi với sự nghiệp xây dựng đất nước ta. 

Phong trào thi đua không chỉ bó hẹp trong phạm vi một đơn vị, một ngành, một đa phương mà phát triển rộng rãi ở khắp các địa phương trong nước, từ miền Bắc đến miền Trung, miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, từ miền đồng bằng đến miền biển, miền núi, từ biên giới đất liền hẻo lánh đến hải đảo xa xôi. Nó còn vượt ra ngoài đất nước, động viên người Việt Nam sống ở nước ngoài tuy ở xa nhưng với tấm lòng yêu đất nước quê hương, hướng về Tổ quốc, bằng mọi cách hoạt động vì lợi ích của đồng bào trong nước, vì danh dự của dân tộc. Có nhiều kiều bào ở nước ngoài, theo lời kêu gọi của Tổ quốc, của Bác Hồ, đã góp tiền của gửi về nước ủng hộ kháng chiến, xây dựng đất nước, cứu trợ đồng bào bị thiên tai địch hoạ. 

Nhiều kiều bào từ bỏ địa vị cao sang, cuộc sống giàu có, gia đình êm ấm để về nước, kiên trì chịu đựng gian khổ khó khǎn, hoà mình cùng với nhân dân, chiến sĩ, thi đua kháng chiến và xây dựng đất nước, lập được nhiều thành tích xuất sắc, được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương anh hùng lao động mà tiêu biểu là các giáo sư Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Lương Đình Của, v.v.. 

Phong trào thi đua yêu nước tồn tại lâu dài với nhân dân Việt Nam, vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước nồng nàn có từ bao đời nay và ngày càng nâng cao cùng với thời gian. Dòng máu yêu nước truyền từ tổ tiên, cha truyền con nối, thế hệ này đến thế hệ khác, muôn đời bất tuyệt, không ngừng phát triển . Trên dải đất luôn luôn bị thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta với lòng yêu nước, đã kiên trì chịu đựng gian khổ, cần cù lao động, phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng quê hương đất nước tươi đẹp, bảo đảm đời sống vật chất vǎn hoá ngày một cao. Nước ta qua bao nhiêu lần bị quân thù xâm lược thống trị, dùng mọi thủ đoạn để đồng hoá, nhưng nhân dân ta bền lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ cốt cách giống nòi, anh dũng chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại tự do độc lập cho Tổ quốc. 

Phong trào thi đua kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, kế tiếp là phong trào thi đua khôi phục và phát triển kinh tế, rồi đến phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước, vừa thi đua sản xuất, vừa thi đua chiến đấu, phong trào phát triển liên tục cho đến khi giành được thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. 

Bác Hồ chỉ rõ: thi đua trường kỳ, thi đua kháng chiến thắng lợi, thi đua kiến quốc thành công, hoàn thành chế độ dân chủ mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Theo lời Bác dạy, sau khi thống nhất đất nước, cả nước cùng tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện từng bước các nhiệm vụ mới của thời kỳ mới. 

Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tất yếu của phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước, đáp ứng nguyện vọng, mục đích của nhân dân ta. 

Thi đua yêu nước vẫn là sự cần thiết, hơn nữa là yêu cầu bức thiết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vì lẽ đối với nhân dân ta, yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một, xây dựng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một. Thi đua yêu nước và thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng chung một nọi dung, một mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, kinh tế phát triển phồn vinh, vǎn hoá tiên tiến, bảo vệ vững chắc chủ quyền độc lập dân tộc.

Tinh thần yêu nước chân chính của nhân dân ta không phải là tinh thần yêu nước hẹp hòi, vị kỷ, chỉ biết quyền lợi riêng của dân tộc mình, không tôn trọng chủ quyền, lợi ích của các dân tộc khác. Bác Hồ nói: "Thi đua là tinh thần quốc tế. Thi đua chẳng những bồi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta mà còn làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới". 

Thực tế đã chứng tỏ, phong trào thi đua của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ không chỉ để giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mà còn là tích cực góp phần vào công cuộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên thế giới, góp phần vào công cuộc giữ gìn hoà bình, dân chủ trên thế giới. Là một bộ phận của mặt trận chống đế quốc thực dân của nhân dân thế giới, phong trào thi đua yêu nước của nước ta thắng lợi làm cho lực lượng của mặt trận này có thêm sức mạnh chiến đấu. Ngược lại, qua phong trào thi đua nhân dân ta nhận được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần, học được kinh nghiệm đấu tranh, xây dựng của nhân dân thế giới làm cho cuộc kháng chiến và xây dựng của mình thêm phong phú, càng ngày càng được tǎng cường. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website