Hồ Chí Minh với "tình nhân loại, thân ái" trong nghề y

PGS, PTS. Mạch Quang Thắng

Theo quy luật của tạo hoá, về mặt sinh học, con người được khép vào vòng "sinh, lão, bệnh, tử "mà không ai có thể cưỡng lại được. Vấn đề còn lại là ở chỗ, bằng cách nào đó để can thiệp tǎng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ cho con người, để hướng con người vào những việc làm có ích cho xã hội. Có nhiều cách để can thiệp, nhưng một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng là biết phòng bệnh và chữa bệnh. Muốn phòng bệnh tốt, chữa bệnh giỏi đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ thầy thuốc vừa có đạo đức vừa có chuyên môn giỏi. Khi đề cập vấn đề đội ngũ cán bộ cách mạng, Hồ Chí Minh bao giờ cũng đặt ra một yêu cầu gồm hai vế chỉnh thể: vừa có đức, vừa có tài, và nhiều lúc Người nhấn mạnh đến đức là gốc. 

Người thầy thuốc cũng như bao con người khác, có rất nhiều mối quan hệ. Hồ Chí Minh đã quy nạp các mối quan hệ phong phú, đa dạng, phức tạp của con người nói chung vào ba điểm chủ yếu: đối với người; đối với việc; đối với mình. Trong ngành y, chúng ta cũng có thể nêu lên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với người bệnh; đối với nghề nghiệp; đối với đồng nghiệp. 

Đối với người bệnh, Hồ Chí Minh cũng cǎn dặn: "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu" cán bộ y tế phải "thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt", "cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân". Phép ứng xử đối với người bệnh, theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là lấy người bệnh làm trung tâm, coi cứu người bệnh là mục đích hành đạo, cũng giống như quan niệm của Hải Thượng Lãn Ông coi không phải là cầu lợi, không phải để buôn bán trên sự đau khổ của con người. ở đây nổi lên tình người, sự thúc ép nội tâm làm việc nghĩa. ở mối quan hệ với người bệnh, thực ra lại nằm trong mối quan hệ nội tâm của người thầy thuốc. Thường thì tự mình đối với mình là quan trọng hơn cả và cũng là khó khǎn, phức tạp hơn cả. Người thầy thuốc phải lao động trực tiếp trên tính mạng của người bệnh, đem cái tâm và cái trí của chính bản thân mình để hành đạo trên thân thể người bệnh. Vậy nên, chủ thể hành đạo trong đạo làm thuốc chính là bản thân người thầy thuốc và trung tâm hành đạo lại là người bệnh. Đây có thể coi là trục quan hệ ứng xử cơ bản nhất mà trong tư tưởng Hồ Chí Minh hay đề cập chung trong đó có mối quan hệ giữa người thầy thuốc đối với người bệnh. 

Đối với nghề nghiệp, để hành đạo thì phải có nghề, nghĩa là phải đạt một trình độ nhất định theo chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Chữa bệnh, cứu mạng sống con người đòi hỏi phải thận trọng và phải có trình độ nghiệp vụ giỏi. Trong "y học thần chương", Hải Thượng Lãn Ông tâm niệm với hậu thế: "Tính mệnh người ta nằm trong tay mình, phán đoán lành dữ ở trên ba đầu ngón tay, sự sống chết hiện ra trong chốc lát; há chẳng nên cẩn thận lắm sao?" ở đây, với tấm lòng nhân hậu không thôi thì chưa đủ, cần phải có chuyên môn giỏi. Người thầy thuốc có đầy lòng thương cảm đối với người bệnh nhưng cũng không thể nào chữa khỏi bệnh được cho dù bệnh đó không nặng, nếu như chuyên môn, nghiệp vụ yếu. 

Đúng là Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức, lấy đạo đức cách mạng làm gốc xét theo mối quan hệ tổng thể đức - tài. Nhưng là người biện chứng, Hồ Chí Minh không xem nhẹ mặt tài nǎng của con người. Đối với Hồ Chí Minh, quan hệ đức - tài có mối ràng buộc chặt chẽ: "Có tài mà không có đức... thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người". Hồ Chí Minh quan niệm rằng: "không thể cứ chung chung, ngoài lòng nhiệt tình ra, phải có tri thức nữa". Chắc chắn rằng, trong thời Hải Thượng Lãn Ông sống, khoa học kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển , nền y học còn hạn chế, các phương tiện, dụng cụ máy móc còn kém, chủ yếu chỉ là "phán đoán lành dữ ở trên ba đầu ngón tay". Ngày nay, khoa học - kỹ thuật phát triển , đòi hỏi trình độ người thầy thuốc cần phải cao hơn. Do đó, việc học tập để nâng cao trình độ là một trong những điều kiện tối cần thiết để người thầy thuốc hành đạo. Hồ Chí Minh chỉ ra cho cán bộ ngành y tế là "cần luôn luôn học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh...". Người coi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ y tế rất vẻ vang, bởi vì người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. ở đây, với lương tâm nghề nghiệp, còn có cả trách nhiệm đối với đất nước. 

Đối với đồng nghiệp , người thầy thuốc cũng nằm chung trong quan niệm của Hồ Chí Minh về tư cách của một người cách mạng ở nǎm điều: 

"Với từng người thì khoan thứ. 

Với Đoàn thể thì nghiêm. 

Có lòng bày vẽ cho người. 

Trực mà không táo bạo. 

Hay xem xét người"2 . 

Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh việc phải chống tính đố kỵ. Trong cuộc sống đa dạng hiện nay, biểu hiện trong cơ chế thị trường với nhiều thang bậc giá trị đạo đức tốt đẹp bị lung lay, lòng đố kỵ quả là một tật xấu, đặc biệt là đối với trí thức nói chung và đối với người thầy thuốc nói riêng. Tính đố kỵ ấy không những ảnh hướng xấu đến chính bản thân người thầy thuốc, ảnh hưởng xấu đến đồng nghiệp mà còn nguy hại lớn là ảnh hưởng xấu đến người bệnh mà mình có trách nhiệm chữa trị. 

Tính khiêm tốn, lòng kính thầy, tôn trọng đồng nghiệp, tinh thần đoàn kết, sự khoan dung... đó còn là yêu cầu đối với đội ngũ thầy thuốc, là những nội dung trong tổng thể phép ứng xử hành đạo của ngành y. 

Con người là một nguồn vốn quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước nhà. Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng cho sự phát triển của giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Nổi lên trên tất cả vẫn là vấn đề con người, trong đó có vấn đề chǎm lo sức khoẻ của con người. 

Một cố gắng lớn trong việc quản lý Nhà nước về mặt này là ngày 6-11-1996, Bộ trưởng Bộ Y tế nước ta đã ra Quyết định số 2088/BYT-QĐ nêu lên 12 điều quy định về y đức. 

Mười hai điều quy định về y đức này là sự cụ thể hoá quan điểm của Đảng ta đã nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về công tác chǎm lo sức khoẻ cho con người, đặc biệt là đối với đạo đức của người thầy thuốc. Đó cũng là một bước vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chǎm lo sức khoẻ cho mọi người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 

... Những điều quy định mà Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thể hiện quyết tâm của ngành làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người thầy thuốc phải như mẹ hiền, người thầy thuốc coi người bệnh đau đớn cũng như mình đau đớn. Đương nhiên, để đưa những quy định trên đây vào cuộc sống, biến thành hiện thực, phải còn là sự gắng sức của tất cả các ngành, các cấp, của tất cả mọi người. Nhưng, vấn đề y đức trước hết thuộc về bản thân người thầy thuốc. Việc thực hiện được hay không những điều quy định đó cũng trước hết phụ thuộc vào tu dưỡng của cá nhân người thầy thuốc - cả về phẩm chất và nǎng lực. Trong lịch sử, những nhà bác học, những nhà khoa học giỏi, để lại những cống hiến có giá trị to lớn cho loài người không phải từ những người giàu về tiền của mà từ sự giàu có về một nhân cách tận tâm tận lực đối với mọi người xung quanh. Tiền bạc, chức vụ lúc có, lúc không, lúc nhiều, lúc ít, nhưng cái "tâm" của con người mới là điều quan trọng nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tư pháp, về xử lý theo pháp luật, theo quy định: "Mọi vấn đề tư pháp lúc này là ở đời và làm người. ở đời và làm người là phải thương yêu nhân dân, thương nhân loại bị đau khổ". Trên ý nghĩa đó, quy định vẫn chỉ là quy định, vẫn chỉ nằm trên giấy mà không thể đi vào cuộc sống được nếu chúng ta không bắt tay vào hành động theo nguyên tắc xây dựng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nói đi đôi với làm", "đã nói thì phải làm"...

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website