Nguyễn Thị Tâm
Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề đều có những yêu cầu cụ thể theo đặc điểm riêng của nghề mình để mọi người lấy đó làm chuẩn mực vươn lên trên con đường làm tốt nghề nghiệp.
Hơn tất thảy mọi nghề, nghề y coi trọng cả đức và tài vì "thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết một tay mình nắm, phúc hoạ một tay mình giữ, thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không vẹn toàn, tâm hồn không quảng đại, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh đòi học cái nghề cao quý đó chǎng?" (Hải Thượng âm án).
ở Việt Nam, quan niệm về nghề y đã toát lên tư tưởng nhân đạo truyền thống của dân tộc "thương người như thể thương thân", lẽ sống, sự nghiệp của mình chính là vì cuộc sống và niềm vui của người khác, của mọi người, là sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tộ quốc. Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người đang bị đau khổ do bệnh tật là trách nhiệm đặt lên vai những người thầy thuốc.
Kế thừa tư tưởng tích cực đó của ông cha ta, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Y tế chẳng những là một nghề nghiệp, mà lại là một nghĩa vụ". Trọng trách của người thầy thuốc thể hiện bằng những nhiệm vụ cụ thể, "nhiệm vụ ấy có hai phần: phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh ", "chẳng những giúp người bệnh mà còn phổ biến vệ sinh", người thầy thuốc phải "gánh một phần quan trọng trong việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc". Rõ ràng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc, y tế chẳng những chỉ là một nghề mà y tế còn gánh một trọng trách xã hội, đó là chǎm lo sức khoẻ của mọi người, giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ cho toàn xã hội. Sức khoẻ là nguồn lực mạnh mẽ của xã hội. Có sức khoẻ thì có tất cả, ngược lại không có sức khoẻ thì chẳng làm nổi việc gì. Chính vì thấy được rõ giá trị của sức khoẻ ở "đôi bàn tay" lao động nên Người đã sử dụng nó làm nguồn vốn, làm phương tiện trong cuộc hành trình khắp bốn biển, nǎm châu để tìm đường cứu nước, cứu dân. Cũng vì thấy rõ giá trị của sức khoẻ nên trong "Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc" nǎm 1953, Người viết: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công". Theo Hồ Chí Minh, để phát huy tốt lực lượng cách mạng phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc thì yếu tố đầu tiên phải là sức khoẻ và quan niệm về sức khoẻ của Người rất đúng với quan niệm về sức khoẻ ngày nay của tổ chức Y tế thế giới: "Sức khoẻ con người phải được hiểu không chỉ là không có bệnh tật mà còn là tình trạng thoải mái về các mặt thể lực, tinh thần và xã hội". Độc đáo hơn nữa, Hồ Chí Minh đã coi những người làm nghề y là "những chiến sĩ đánh giặc ốm". Nhiệm vụ của người "chiến sĩ" trên mặt trận y tế bây giờ gắn liền với nhiệm vụ của cách mạng. Người "chiến sĩ" đứng trước "giặc ốm" mang trên vai mình trách nhiệm lớn lao thay mặt Chính phủ lo cho cuộc sống của nhân dân: "nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi". Niềm vinh dự, vẻ vang của người thầy thuốc còn là vì "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ" cho mình. Do đó, phẩm chất người chiến sĩ ở đây phải thể hiện bằng hành động cụ thể, tình cảm cụ thể "sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn".
Dưới nhiều góc độ, người thầy thuốc đóng vai trò người mẹ thứ hai trong cuộc sống của mỗi con người. Đấy là vị trí mà xã hội ấn định cho người thầy thuốc. Có lẽ chính vì vậy mà Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần nhắc nhở "lương y phải kiêm từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người thầy thuốc không chỉ có trình độ chuyên môn có lương tâm nghề nghiệp mà còn phải có tình mẫu tử. Như vậy, Hồ Chí Minh chỉ thật sự yên tâm khi "phó thác việc chữa bệnh và giữ sức khoẻ cho đồng bào" cho những người thầy thuốc có tình cảm thật sự như mẹ hiền. Người còn khẳng định "câu nói ấy rất đúng". Và Người tâm đắc với lời chỉ huấn ấy, Người luôn nhắc nhở đến mỗi khi có dịp.
Một yêu cầu rất quan trọng nữa của Hồ Chí Minh về người cán bộ y tế và về y đức đó là người cán bộ y tế không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải vững vàng về chính trị, "cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác". Ngoài những yêu cầu riêng có tính đặc thù của mình thì người thầy thuốc phải luôn luôn ý thức mình là một cán bộ y tế. Đó là người cán bộ phải "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không chỉ nói suông chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc", "tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo". Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cái cốt lõi của đạo đức cách mạng là: cần kiệm liêm chính.
Vững vàng về chính trị - người cán bộ y tế phải lấy đó làm thước đo phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Nếu ai không muốn "trở nên hủ bại, trở thành sâu mọt của dân" thì hãy luôn luôn tâm niệm cấu trúc đạo đức mà Hồ Chí Minh đã thể hiện trong rất nhiều bài viết của Người, với cách giải thích ngắn gọn mà đầy đủ, súc tích, dễ hiểu, để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp lớn lao của cách mạng và trước tiên là để phấn đấu trở "thành người" thực sự theo đúng nghĩa của nó.
Vững vàng về chính trị - người cán bộ y tế phải xây dựng khối đoàn kết nội bộ góp phần vào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công". Với ngành y tế, Người chỉ rõ: " Phải thật thà, đoàn kết . Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khǎn, giành được nhiều thành tích.
Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc".
Nhìn lại toàn bộ những di sản quý báu mà Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam, với rất nhiều bình diện và chiều sâu chưa được khai thác hết tầm cỡ của nó. Trên bình diện y tế, Người chưa có điều kiện để nói nhiều, nhưng những gì mà Người để lại trên lĩnh vực này tự nó đã bộc lộ giá trị vô cùng to lớn, không những từ khi nền y học nước nhà đang trong thời kỳ trứng nước mà nó còn vô cùng cần thiết cho hôm nay và mai sau. Trong những di huấn của Hồ Chí Minh về người cán bộ y tế và về y đức, ta thấy nổi bật lên các tiêu chuẩn đạo đức của người thầy thuốc trong các quan hệ sau:
Đối với mình: Người thầy thuốc phải là người "chiến sĩ", người cán bộ y tế có đầy đủ phẩm chất "trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khǎn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" và đức tính "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư".
Đối với người bệnh: Người đòi hỏi người thầy thuốc phải có tình cảm "thương yêu người bệnh như ruột thịt, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn", "phải lấy lòng nhân loại và tình thân ái" mà cảm hoá, giúp đỡ họ. "Lương y phải như từ mẫu".
Đối với công việc và đồng nghiệp : Người cán bộ y tế phải "luôn luôn học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ" và "làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang". Giỏi về chuyên môn, vững vàng về chính trị, yêu dân, yêu nước và xây dựng toàn ngành y tế là một khối đoàn kết vững chắc.
Hiện nay, chúng ta đang ở trong thời điểm có nhiều biến đổi lớn trong nước và quốc tế. Những vận hội quý báu đang chờ đón chúng ta, nhưng cũng không ít những thách thức. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta có rất nhiều triển vọng tốt đẹp, cho phép chúng ta có quyền hướng tới một tương lai vô cùng sáng sủa nhưng cũng phải dè chừng những nguy cơ đe doạ. Người thầy thuốc tất nhiên cũng không thể nào đứng ngoài vòng quay của xã hội. Nhưng truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, quan niệm y đức của ông cha ta và những di huấn về đạo đức cách mạng, y đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là linh hồn, là nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh đang chắp cánh cho dân tộc ta vượt qua chông gai, thử thách, nắm vững vận hội đưa nước ta tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và vǎn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ may hoà nhập của y học Việt Nam với y học thế giới chỉ có thể thực hiện được khi tất cả chúng ta, nhất là các cán bộ y tế thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là y đức của Người.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997