Y đức Việt Nam - truyền thống và hiện trạng

Song Thành

Trong vòng đời "sinh, lão, bệnh, tử" của con người, có lẽ sau cái lo về ǎn, con người quan tâm nhất đến việc học hành và chữa bệnh. Lo cho con được học dǎm ba chữ để làm người; lo giữ gìn sức khoẻ để chǎm lo hạnh phúc gia đình và xã hội. Vì vậy, dạy học và chữa bệnh vẫn được coi là hai nghề cao quý, và thầy giáo, thầy thuốc, ở thời nào cũng vậy, vẫn được nhân dân ta kính trọng, coi họ là bộ phận tinh hoa, tiêu biểu cho nhân cách, đạo đức của dân tộc. 

Không mấy ai dấn thân cho nghề thuốc và nghề giáo để mưu cầu danh lợi cá nhân. Theo đuổi lý tưởng y học cứu người, giúp đời, phần đông những thầy thuốc chân chính đều phấn đấu hết mình vì lợi ích xã hội, đúng như tuyên ngôn của Hải Thượng Lãn Ông đã nói: "Tôi đã hứa với mình sống chết với nghề y thì lúc nào cũng muốn làm hết mọi việc tốt trong nghề, trần thuật thật sâu rộng để cắm ngọn cờ đỏ giữa trường y". 

Cùng với Tuệ Tĩnh, Lãn Ông là một trong hai khuôn mặt sáng giá nhất của nền y học cổ truyền dân tộc, hai vị tổ sư đặt nền móng vững chắc cho y học và nền y đức Việt Nam. Xuất thân dòng dõi công khanh, từ nhỏ Lãn Ông đã được hưởng cơm vua, áo chúa, đã tập ấm, làm quan. Nhưng khi chế độ phong kiến đã suy tàn, nhân dân lâm vào lầm than, cực khổ, thì thanh gươm, cây bút của kẻ làm quan cũng chẳng giúp ích được gì cho xã hội. Ngoài 20 tuổi, ông đã vứt bỏ danh lợi, lui về quê ngoại tại Hương Sơn, Hà Tĩnh, nghiên cứu y học, theo đuổi nghề thuốc, lấy việc chữa bệnh cứu người, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân làm lý tưởng cao cả của đời mình, trở thành một đại danh y, một nhà tư tưởng lớn, một nhà vǎn lớn của thế kỷ XVIII. 

Trong lĩnh vực y học, ông đả phá quan niệm số mệnh, chú trọng phương pháp dưỡng sinh, tu dưỡng tinh thần, kết hợp vệ sinh cá nhân với phòng bệnh xã hội để giữ gìn sức khoẻ, vui sống hạnh phúc. 

Ông nêu cao y đức của người thầy thuốc, không quản khó khǎn, cực nhọc, ở đâu bệnh nhân cần đến, ông có mặt. Đối với người nghèo, không những cho thuốc, ông còn lấy của riêng chu cấp cho họ. Lấy đức làm trọng, tha thiết yêu nghề, phục vụ người bệnh vô điều kiện, không cầu danh lợi, lấy trị bệnh, cứu người làm niềm vui và hạnh phúc, đó là những nét lớn trong y đức của Lãn Ông và là niềm tự hào, là tấm gương sáng cho tất cả những người thầy thuốc. 

Trong truyền thống y đức Việt Nam ngày xưa đã hình thành một nét đẹp: bệnh nhân tự đi tìm thầy thuốc mà trị, và thầy thuốc cũng đến với bệnh nhân tại nhà: xem mạch, kê đơn, bốc thuốc, an ủi, động viên người bệnh, nhất là những người mắc bệnh nan y, gia đình neo đơn. Chính vì chǎm sóc bệnh nhân tại nhà mà trách nhiệm của người thầy thuốc được đề cao hơn; về tâm lý người bệnh cũng an tâm, tin tưởng hơn, nên bệnh cũng thuyên giảm nhanh hơn. Trong nhiều trường hợp, thường bệnh nhân đã khỏi bệnh, thầy thuốc mới nhận tiền, mà cũng tuỳ hảo tâm. Riêng với người nghèo, các thầy có y đức cao thường có sự miễn giảm hoặc chỉ chữa làm phúc. 

Bước sang thế kỷ thứ XIX, với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và tâm lý, lối sống thương nhân, y đức xã hội cũng không tránh khỏi bị nhiễu loạn. Có thầy thuốc đã dán một đôi câu đối trước cửa nhà mình như sau: 

Đau tiếc thân, lành tiếc của, thói đời là thế, 

Mất lòng trước, được lòng sau, trả tiền mới hốt. 

Lối chữa bệnh, bốc thuốc sòng phẳng theo kiểu "trả tiền ngay" cũng dần dần trở thành phổ biến. Tuy nhiên, ở các bậc chân y, lấy y đức làm trọng, chữa bệnh cứu người để trồng cây đức cho con cháu về sau, họ vẫn không bao giờ để cho đồng tiền làm hoen ố danh dự và nhân phẩm của mình. Một tấm gương tiêu biểu vào cuối thế kỷ XIX là Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi bị mù loà, thầy đồ Chiểu về quê mở trường dạy học và chữa bệnh cho dân. Thầy khẳng khái phê phán đầu óc kim tiền, thực dụng của một số thầy thuốc ở buổi giao thời bấy giờ và khẳng định y đức của mình: 

Đứa ǎn mày cũng trời sinh, Bệnh còn chữa được, thuốc đành cho không. 

Tóm lại, y đức Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa nhân vǎn cao quý, coi "một mặt người hơn mười mặt của", "người sống, đống vàng" nên luôn luôn lấy sinh mệnh của con người làm cứu cánh, tận tâm tận lực vì người bệnh, hành nghề chủ yếu để trị bệnh cứu người chứ không vì đồng tiền, danh lợi. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp truyền thống đạo đức dân tộc với đạo đức cách mạng, gắn y đức của người thầy thuốc với bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội nên đã nâng y đức Việt Nam lên một tầm cao mới. 

Theo Người, "chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ǎn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán, không tốt dần dần được xoá bỏ". Như vậy, bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội được thể hiện trên tất cả các tiêu chí về kinh tế, vǎn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, phong tục tập quán, nghĩa là cả ở mức sống và lối sống... 

Trong lĩnh vực y tế, khẩu hiệu "lương y kiêm từ mẫu" mà Bác Hồ nhắc nhở, được tất cả cán bộ ngành y tâm niệm, tu dưỡng, kiểm điểm hằng ngày. Các thầy thuốc, từ bác sĩ đến y tá, đều ra sức thi đua thực hiện lời dạy của Bác Hồ: 

- "Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần của những người ốm yếu". 

- "Y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. Những chiến sĩ y tá phải có chí chịu khổ, chịu khó. Phải giàu lòng bác ái hy sinh". 

- "... Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: 

Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. 

Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân. 

"Lương y kiêm từ mẫu". 

... Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác". 

Trong phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng y đức của người thầy thuốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong ngành y tế những nǎm trước đây đã từng xuất hiện nhiều tấm gương đạo đức sáng chói, làm rạng rỡ truyền thống y đức Việt Nam, của nhiều giáo sư, bác sĩ, y sĩ, y tá,... Trong số họ, có người đã được phong anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhiều người là liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trên chiến trường. Những gương sáng đó ngày nay vẫn được nhắc nhở, truyền tụng và sống mãi trong tâm khảm của nhân dân... 

Hiện nay, những tiêu cực trong ngành y tế, tuy không thật lớn, nhưng lại khá nhiều và rộng, vì nó liên quan đến hàng triệu người bệnh và gia đình của họ, nên tiếng đồn càng vang xa. Đã có hiện tượng mua bán, mặc cả trên sức khoẻ, bệnh tật và tính mạng đang nguy cấp của người bệnh. Đã có bác sĩ lừa gạt bệnh nhân để làm tiền đến vài chục triệu đồng. Do vô trách nhiệm, có người đã gây nên cái chết oan uổng cho phụ nữ và trẻ em... Sự xuống cấp về đạo đức của ngành y tế, tiếc thay, lại là một trong những tác nhân đang gây thất vọng, đổ vỡ niềm tin trong xã hội. Người lao động sau khi đem hết nhiệt tình và sức lực cống hiến cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đến lúc về già, lâm bệnh, phải nằm viện, được đón nhận với một thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh, một tinh thần phục vụ tắc trách, ... chỉ vì không có tiền, hoặc ít tiền thì sự sụp đổ nhanh chóng về tinh thần và thể xác của người bệnh là điều khó tránh khỏi. 

Tất nhiên, Đảng và Chính phủ có trách nhiệm chǎm lo đảm bảo đời sống và phương tiện vật chất - kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ ngành y để họ có thể toàn tâm, toàn ý, đủ sức đi sâu nghiên cứu, phục vụ người bệnh. Vì vậy, cần có phụ cấp "dưỡng liêm" cho thầy thuốc và cán bộ ngành y để họ đủ sức vượt qua những cám dỗ tầm thường, giữ vững được danh dự và đạo đức "chí công, vô tư" trong thái độ và trách nhiệm đối với sự sống, chết của người bệnh. 

Dù sao, khi đã có đầy đủ những điều kiện đó, thì việc chǎm lo giáo dục, bồi dưỡng y đức cho người thầy thuốc, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn phải là việc làm thường xuyên, nghiêm túc, không lúc nào được ngơi nghỉ. Bởi muốn làm giàu thì hãy đi buôn, còn đã chọn nghề thầy, nghề thuốc - những nghề xã hội thanh bạch, cao quý thì người ta thường sống một cách tự hào, tự trọng với lương tâm nghề nghiệp của mình. 

Trong một lần nói chuyện với các bác sĩ đến chữa bệnh cho mình, Bác Hồ có nhắc đến hai câu thơ của Vǎn Thiên Tường, trong bài "Quá Linh đinh dương": 

Nhân sinh cổ tự thuỳ vô tử 

Lưu thử đan tâm chiếu hãn thanh. 

nghĩa là: đời người từ xưa ai là không chết, cốt sao để lại tấm lòng son rạng sử xanh. Dẫu câu thơ đó, có lẽ Người muốn nhắc nhở tất cả chúng ta: phải giữ tấm lòng son, vì ai rồi cũng phải chết, cả người bệnh cũng như bác sĩ, nhưng chớ để cái chết về đạo đức đến trước cái chết sinh học.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng

(ĐCSVN) - Ngày 27/3, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án Chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, trong đó đề ra mục tiêu và lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028 đối với hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số; công tác nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên môi trường số; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực.

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.

Khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại địa phương

(ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đề nghị các tỉnh uỷ, thành uỷ khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Từ ngày 20/3 không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

(ĐCSVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ban hành Hướng dẫn số 15-HD/UBKTTW về sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW ngày 22/11/2022 về thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2025.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ...

Liên kết website