Thầy thuốc như mẹ hiền

PTS. Nguyễn Quý

Nhân cách nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn dành tình thương yêu cho đồng bào, đồng chí và bầu bạn khắp nǎm châu. Đối với ngành y tế, mỗi lời cǎn dặn ân cần của Bác và nhất là những việc làm của Người luôn là những chỉ dẫn sáng ngời cho cán bộ toàn ngành. 

Bốn mươi hai nǎm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế (27-2-1955- 27-2-1997), nhưng đọc thư Bác, chúng ta tưởng như Bác mới viết hôm qua, nhắn nhủ, cǎn dặn cán bộ toàn ngành y tế. 

Trong một đời người, ai chẳng từng gặp khó khǎn, rủi ro, ai chẳng có lúc lâm bệnh phải điều trị ở trạm xá, bệnh viện. Khi đã vào điều trị, người bệnh và gia đình người bệnh "phó thác tính mệnh của họ" cho thầy thuốc. 

Còn đối với thầy thuốc và nhân viên ngành y tế, người bệnh là đối tượng phục vụ. Do đó mối quan hệ giữa người bệnh và cán bộ y tế có tầm quan trọng đặc biệt. 

Khi đã vào điều trị, mỗi người có bệnh tình khác nhau, có tâm lý khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, nhưng mọi người có chung một nguyện vọng là sớm phát hiện trúng bệnh và được điều trị chu đáo để mau được ra viện. 

Tuỳ theo mức độ của bệnh tật, tuỳ theo độ tuổi của người bệnh và tuỳ theo sức chịu đựng của mỗi người mà biểu hiện tâm lý của người bệnh cũng rất khác nhau. 

Do đó, trước hết cần tạo ra được một mối đồng cảm và tình thương yêu giữa thầy thuốc và người bệnh, giữa người bệnh và thầy thuốc. Làm sao để người bệnh khi nằm viện coi như ở nhà. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế, tháng 2-1955, Bác cǎn dặn: "cán bộ cần phải thương yêu, chǎm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn". 

Lời cǎn dặn của Bác với cán bộ y tế vừa nói lên nhiệm vụ của họ nhưng hơn thế nữa nếu vì nhiệm vụ mà không có tình thương thì không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được. Nhiều khi người bệnh chỉ nhìn vào khuôn mặt thông cảm, tin yêu họ là họ giữ được niềm tin và can đảm, vượt qua những khó khǎn trong khi điều trị. V.M.Bêkhôtêrép nói rằng: "Nếu sau khi trò chuyện với thầy thuốc mà bệnh nhân không thấy dễ chịu hơn thì đó không phải là thầy thuốc". Người thầy thuốc phải tìm mọi cách động viên, an ủi, dẹp những ưu phiền khổ não, nuôi lòng tin của bệnh nhân để họ thêm sức mạnh chiến thắng bệnh tật. 

Lời dặn của Bác là kế thừa và phát huy truyền thống thương yêu, đoàn kết từ ngàn đời của dân tộc ta "thương người như thể thương thân". 

Lời cǎn dặn của Bác thể hiện sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ của ngành y tế. "Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào". Điều đó nói lên tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "đặt nhân dân lên trên hết", "cán bộ phải là đày tớ của nhân dân". Nhân dân ở Hồ Chí Minh không phải là một khái niệm chung chung, đó là cộng đồng Việt Nam, là từng cán bộ, từng người dân, từng cuộc đời, từng hoàn cảnh cụ thể. Tình thương yêu con người đã đưa Bác đến mục tiêu phấn đấu "tất cả vì hạnh phúc của nhân dân". ở tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần nhân vǎn là tất cả, nó là cái cho mọi người và của mọi người... 

Có người thầy thuốc - "mẹ hiền" nhưng phải có bệnh nhân biết tự cứu, nghe theo. ở đây, tôi muốn đề cập đến thái độ của người bệnh. Như phần trên đã đề cập: người bệnh khi nằm viện đều có chung một nguyện vọng là chóng được lành bệnh. Nhưng trong thời gian nằm viện, người bệnh và gia đình người bệnh cần có một thái độ đúng mực, tạo điều kiện để cán bộ y tế phục vụ và chǎm sóc tốt người bệnh. 

Thực hiện lời dạy của Bác "thầy thuốc phải như mẹ hiền", cán bộ ngành y tế đã vượt qua bao khó khǎn trong suốt thời kỳ chiến tranh ác liệt, trong thời bao cấp cũng như trong cơ chế thị trường hiện nay. Phải công bằng mà nói, ta có nhiều thầy thuốc như mẹ hiền, nhưng cũng còn thầy thuốc chưa phải là mẹ hiền. Tục ngữ có câu "con sâu làm rầu nồi canh". 

Là người mẹ hiền, người thầy thuốc cần những điều sau đây: có đạo đức, luôn nắm vững đối tượng của y học chúng ta là người bệnh chứ không phải bệnh tật. Mặt khác, người thầy thuốc phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy thuốc trong và ngoài nước, từng bước xây dựng ngành y tế tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt hơn công tác bảo vệ sức khoẻ cho toàn dân. 

Để có được nhiều thầy thuốc như mẹ hiền, Đảng và Nhà nước cần có chế độ chính sách đối với cán bộ y tế và xã hội hoá các hoạt động y tế.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website