Lòng nhân ái của Bác Hồ đối với ngành y

BS. Nguyễn Đǎng Quảng

Đã có rất nhiều vị học giả đã viết và nghiên cứu về nhiều mặt của cuộc đời vĩ đại của Bác Hồ, nhưng một khía cạnh có ý nghĩa rất lớn tác động tới toàn bộ sự nghiệp của Hồ Chủ tịch và đã trở thành bất tử, không những được nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân thế giới ngưỡng mộ đó là lòng nhân ái của Bác Hồ. 

Một trong những biểu hiện về lòng nhân ái của Bác đó là sự quan tâm đặc biệt tới ngành y tế. Bác luôn khuyến khích và tìm kiếm những nhân tài ở ngoài nước đưa về giúp nước nhà... Cho đến động viên chǎm sóc những người có tài trong nước. 

Đối với bệnh nhân và thương bệnh binh hễ có dịp là Bác đến thǎm tận nơi dù là ở ngoài tiền tuyến hay hậu phương, Bác đến thǎm từng nơi ǎn chốn ở của trạm xá, nhà bếp, nhà trẻ, động viên mọi người thi đua công tác, sản xuất và phục vụ bệnh nhân tốt hơn nữa, để có sức khoẻ sản xuất công tác và phục vụ tiền tuyến. 

Đặc biệt trong việc chỉ đạo ngành y, Bác Hồ đã đưa cho chúng ta một lời dạy quý báu "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", đó là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn ngành y tế. Nhờ vậy biết bao bệnh nhân và thương binh được cứu chữa tốt. Bác Hồ không những chú ý đến việc lớn mà ngay từng chi tiết tình cảm của đời sống cán bộ y tế Bác cũng trân trọng, thông cảm. Từ nǎm 1965, cuộc không kích của đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng ra miền Bắc, mức độ oanh tạc ngày càng khốc liệt. Biết bao gương dũng cảm chống trả quyết liệt máy bay Mỹ ngày càng xuất hiện khắp nơi. Thương binh và nạn nhân ngày càng nhiều. Toàn ngành y tế dấy lên phong trào phục vụ tiền tuyến, phục vụ người bệnh, cứu nước lập công. 

Bác Hồ đã theo dõi và Bác đã quyết định tặng thưởng Huy hiệu của Người cho cán bộ y tế có tinh thần dũng cảm, sáng tạo trong công việc. Sự quan tâm động viên kịp thời lúc này đã làm cho các ngành, y tế chúng ta ngày càng xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt. 

Trong dịp tạm ngừng bắn ở miền Bắc lần thứ nhất, Bác điện ngay vào Vĩnh Linh "hãy để cho đồng bào lên trên hầm một tí nhưng đừng để sơ suất ". Ôi chi tiết quan tâm rất đỗi đời thường về sức khoẻ của dân, rất ân cần, nâng niu này đã làm cho chúng tôi - những người đang chiến đấu ở Vĩnh Linh lúc bấy giờ vô cùng xúc động. Bác bận đến như thế, sao Bác vẫn quan tâm chǎm sóc ân cần sức khoẻ chúng tôi chi li đến như thế, thử hỏi làm sao chúng tôi lại không thể không quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược được. Bởi vậy, chúng tôi ngày đêm động viên nhau tổ chức chiến đấu, tổ chức đào hầm sâu thêm và tổ chức phục vụ cấp cứu, điều trị, cứu chữa cho nhân dân và bộ đội có hiệu quả nhất. 

Bác Hồ đúng là một người cha, một người ông có tình thương bao la, hiền hậu, nhân từ mà chúng tôi suốt đời phải ghi nhớ.... 

Cuối nǎm 1966, tôi được thay mặt ngành y tế Vĩnh Linh ra dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. 

Lần ấy, tôi cùng tập thể anh hùng chiến sĩ thi đua Vĩnh Linh được gặp Bác Hồ, Bác ân cần thǎm hỏi sức khoẻ và công tác của chúng tôi, Bác cǎn dặn nhiều điều quan trọng và luôn luôn nhắc nhở chúng tôi đừng chủ quan, phải bảo toàn lực lượng, phải sáng tạo vì sắp tới cuộc chiến đấu còn ác liệt, gian khổ hơn nữa. Và cuối cùng, Bác vẫn không quên gửi lời thǎm hỏi sức khoẻ đến quân dân Vĩnh Linh anh hùng. 

... Cuối nǎm 1995, tôi nhận được giấy mời của ngành y tế Vĩnh Linh về dự lễ phong tặng của Đảng và Nhà nước cho đơn vị tự vệ y tế Vĩnh Linh là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang. 

Chúng tôi noi gương Bác và thành lập riêng cho các đồng nghiệp y tế một "câu lạc bộ thầy thuốc từ thiện tấm lòng vàng" do giáo sư Dương Quang và Lê Thế Trung làm chủ nhiệm dưới sự hỗ trợ trực tiếp của Hội tấm lòng vàng Việt Nam để khám chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh, mong đem lại niềm an ủi, sự động viên, niềm hạnh phúc cho những người còn không may trong cuộc sống hôm nay. Tất cả việc làm của chúng tôi cũng chỉ mong được đền đáp một phần lòng nhân từ và sự dạy dỗ ân cần của Bác Hồ.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website