Hồ Chí Minh bàn về mối quan hệ biện chứng giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá

TS. Hoàng Trang

Theo Hồ Chí Minh công nghiệp và nông nghiệp vừa là mục tiêu vừa là động lực và nó có mối quan hệ biện chứng trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta. Đây là vấn đề hết sức mới mẻ và phức tạp của cách mạng nước ta. Qua 20 nǎm miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và hơn 20 nǎm trên bình diện cả nước, trải qua quá trình nhận thức và thǎng trầm trong thực tiễn ngày càng cho ta thấy rõ giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá của Việt Nam và mối quan hệ của hai yếu tố công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Sự nghiệp đổi mới hiện nay cho phép ta hiểu rõ hơn và thực hiện đúng đắn, có hiệu quả hơn những quan điểm của Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá và giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. 

I. "Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển" 

Sau Cách mạng Tháng Tám, tháng 4-1946, Hồ Chí Minh viết thư gửi nông gia Việt Nam, Người đã viết: "Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông nghiệp một phần lớn. 

Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh". Như vậy, kinh tế nông nghiệp phát triển có vai trò to lớn trong nền kinh tế nước nhà và là một yếu tố cơ bản để cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Song đi vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể phát triển được kinh tế nước nhà nói chung và nông nghiệp nói riêng nếu không phát triển nông nghiệp. Theo Hồ Chí Minh, ở thời kỳ quá độ, mục đích của nền kinh tế chỉ có thể đạt được, tức là "Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi, dùng máy móc trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người làm, làm cho sức người tǎng lên gấp trǎm nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường. 

Muốn có nhiều máy thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu... Các ngành công nghiệp làm ra máy móc, gang, thép, than, hoá chất... gọi chung là công nghiệp. Như vậy, công nghiệp nặng là đầu mối để mở mang các ngành công nghiệp khác và cung cấp máy móc nông nghiệp. Cho nên, chưa có công nghiệp nặng thì chưa thể có một nền kinh tế tự chủ và giàu mạnh được. Công nghiệp nặng "cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp, và cung cấp dần dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp". Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Quan trọng nhất trong đời sống nhân dân là vấn đề ǎn. Để giải quyết tốt vấn đề ǎn thì sản xuất lương thực phải dồi dào. Muốn như vậy thì công nghiệp phải giúp cho nông nghiệp có nhiều máy làm thuỷ lợi, máy cày, máy bừa, nhiều phân hoá học... Và ta cũng "cần có nhiều than để cung cấp cho các nhà máy đó. Chúng ta cũng cần xuất khẩu nhiều than để mua thêm máy móc và nguyên liệu đặng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa nhanh chóng hơn nữa do đó mà nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân. 

Nông nghiệp, đời sống nông dân phát triển và nâng cao không chỉ cần nhu cầu công cụ mà còn cần nhiều hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Do đó, công nghiệp "phải cung cấp nhiều hàng tiêu dùng tốt và rẻ cho nhân dân". Như vậy, không phải chỉ có công nghiệp nặng mà cả công nghiệp nhẹ phải đặc biệt "chú trọng phục vụ nông nghiệp". Và không phải chỉ công nghiệp trung ương mà theo Hồ Chí Minh cả công nghiệp địa phương cần phải nhằm cung cấp những hàng hoá và dụng cụ thích hợp với yêu cầu của nông dân và nông nghiệp. Rõ ràng, muốn cho nông nghiệp phát triển thì công nghiệp phải được phát triển và công nghiệp muốn phát triển phải nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ này thì kinh tế xã hội chủ nghĩa mới phát triển, đời sống nhân dân mới không ngừng được cải thiện. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định: "Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước nhanh và chóng đi đến mục đích. 

II. Nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác 

Khi đi vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã xác định ngay từ đầu cơ cấu công - nông nghiệp hiện đại. Như Người viết: công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. Nhưng bước vào thời kỳ quá độ, trong cơ cấu đó, yếu tố nào giữ vai trò cơ sở là vấn đề không đơn giản trong nhận thức và cũng rất khó trong giải quyết thực tiễn của mối quan hệ công - nông nghiệp. 

Theo Hồ Chí Minh "phải lấy nông nghiệp làm chính", các ngành "công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, vǎn hoá, giáo dục, y tế...Các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm". Tức là nông nghiệp là "cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác". 

Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở nước ta, nông nghiệp chiếm bộ phận lớn trong kinh tế. Vì vậy, "nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to lớn nhất hiện nay". Công nghiệp muốn phát triển, trước hết cán bộ và công nhân của ngành phải có ǎn, nhà máy phải có nguyên liệu. Điều đó chỉ có thể trông cậy ở một nền nông nghiệp phát triển mới có thể cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho ngành công nghiệp. Nền kinh tế nước nhà phát triển phải đi theo con đường công nghiệp hoá. Quá trình công nghiệp hoá đi liền với phát triển mở rộng các ngành công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở công nghiệp và nó gắn liền với quá trình đô thị hoá. Quá trình này gắn liền với phân công lao động mới, đặt biệt khi ngành công nghiệp phát triển nhanh đòi hỏi một số lượng lao động đông và tǎng lên liên tục. Điều đó chỉ có thể trông cậy vào nguồn lao động đông đảo, to lớn và dư thừa từ nông nghiệp, nông thôn. Thời gian đầu của thời kỳ quá độ hàng công nghiệp xuất khẩu chưa nhiều, tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ lệ lớn. Giá trị nông sản xuất khẩu có vai trò to lớn trong việc mua những máy móc, thiết bị mới cho công nghiệp, các ngành kinh tế quốc dân khác và cho cả kinh tế nông nghiệp để phát triển. Nông thôn Việt Nam, nơi tuyệt đại dân cư của đất nước cư trú là thị trường tiêu thụ to lớn không chỉ những hàng hoá thiết yếu cho đời sống hàng ngày mà cả những hàng hoá, thiết bị, máy móc, công cụ các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển. Nông thôn Việt Nam thực sự là một thị trường to lớn, lâu dài của ngành công nghiệp cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ khác. 

Khi chỉ ra vai trò cơ sở của nông nghiệp trong mối quan hệ kinh tế - nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong quá trình công nghiệp hoá, Hồ Chí Minh đã xác định "các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm". Điều đó đòi hỏi đường lối, phương châm, kế hoạch, mục tiêu phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác phải lấy nông nghiệp, nông thôn là đối tượng phục vụ. Điều đó còn đòi hỏi công nghiệp và các ngành kinh tế khác phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nông nghiệp và nông thôn. Đúng như Hồ Chí Minh nói: "Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau, và cùng nhau phát triển". ở đây không thuần tuý là thái độ của ngành công nghiệp đối với nông nghiệp mà phải có lãnh đạo, thể hiện sự điều phối xã hội đáp ứng nguyện vọng của hai lực lượng dân cư đông đảo nhất trong xã hội. 

Nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, không thể là một nền nông nghiệp lạc hậu, phân tán, manh mún, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Do vậy khi bước vào thời kỳ quá độ, Hồ Chí Minh khẳng định: "Cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác". Đây là vấn đề được Hồ Chí Minh suy nghĩ và chỉ đạo nhiều trong thực tiễn. 

Con đường cải tạo và phát triển nông nghiệp để nông nghiệp là cơ sở phát triển công nghiệp là con đường hợp tác xã. Con đường "hợp tác xã là hợp vốn, hợp sức với nhau, vốn nhiều, sức mạnh thì khó nhọc ít mà ích lợi nhiều". Khi tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh lưu ý phải "theo đúng nguyên tắc tự giác, tự nguyện" của nông dân, phải "thật sự dân chủ", làm việc phải có kế hoạch thống nhất và xã viên cũng như tập thể đều có lợi. Người viết: "Trước hết, cần nhận rõ mục đích của việc tổ chức hợp tác xã là gì? là để cải thiện đời sống nhân dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khoẻ được học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Đó là mục đích chung và mục đích riêng của việc xây dựng hợp tác xã".

Đề nông nghiệp là cơ sở, Hồ Chí Minh chỉ ra nông nghiệp nước ta "phải tiến bằng hai chân, tức là hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh quy mô lớn". 

Quá trình xây dựng hợp tác xã, phải thường xuyên "củng cố tốt các hợp tác xã về mặt tư tưởng cũng như về mặt tổ chức, cải tiến công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật", làm cho "mọi người phải nâng cao tinh thần đoàn kết, tinh thần làm chủ, thực hiện cần kiệm xây dựng hợp tác xã, chống lãng phí, tham ô". Và cũng để "Đồng bào nông dân cần biết rằng: Mỗi nǎm Nhà nước phải tiêu hàng chục triệu đồng để xây dựng thuỷ lợi, làm phân hoá học, làm thuốc trừ sâu... để phục vụ nông nghiệp. Vì vậy, đồng bào, nông dân phải hǎng hái làm tròn, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước như trả nợ cho ngân hàng, bán lương thực và lâm thổ sản... cho Nhà nước." 

Muốn nông nghiệp là cơ sở của kinh tế quốc dân trong công nghiệp hoá thì phải xây dựng và phát triển tốt hợp tác xã. "Cán bộ, ban quản trị phải công bằng, dân chủ. Mọi việc phải bàn bạc với xã viên, sổ sách, tiền của phải rõ ràng minh bạch". Quá trình hợp tác hoá phải đi liền với cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ - nhất là trong các khâu vận tải, cày, cấy, thu hoạch và chế biến nông sản. Phải thực hiện tốt: đủ nước - nhiều phân - cày sâu, bừa kỹ - giống tốt, mạ tốt - trừ sâu, diệt chuột - sǎn sóc ruộng rẫy. Xây dựng hợp tác xã phải đi liền với công tác thuỷ lợi. Hồ Chí Minh xác định: "Làm thuỷ lợi là phong trào của toàn dân", phải thấy "thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu", "Làm đại thuỷ lợi thì Nhà nước phải xuất tiền, nhân dân phải xuất sức. Trung thuỳ lợi thì Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tiểu thuỷ lợi thì do nhân dân làm...". Thường xuyên tu bổ đê, kè, cống và phòng lụt. 

Quản lý hợp tác xã, "Ban quản trị cần sử dụng hợp lý sức lao động trong hợp tác xã. Phải thực hiện ba khoán, một thưởng. Nếu ai vượt mức quy định thì thưởng. Có như thế mới khuyến khích mọi người cố gắng hơn nữa. Thưởng phạt phải công bằng". "Phát triển sản xuất chung của hợp tác xã là chính, nhưng cần chiếu cố đúng mức sản xuất gia đình của xã viên", phát triển các ngành nghề phụ để nâng cao mức sống của xã viên. 

Hồ Chí Minh dặn: Hợp tác xã "phải đẩy mạnh chǎn nuôi, ở miền núi và trung du có điều kiện thuận lợi. Không những chú ý chǎn nuôi lợn, mà lại phải hết sức chú ý đến chǎn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, ong, cá...". Hợp tác xã phát triển sản xuất phải toàn diện, phải coi trọng cả lúa và màu. 

Để nông nghiệp là cơ sở cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác thì phải tạo và phát triển nông nghiệp bằng con đường hợp tác hoá và xây dựng các nồng trường. Con đường đó thắng lợi phải làm tốt các mặt sau: 

- Đảng lãnh đạo phải chặt chẽ. 

- Toàn thể cán bộ, công nhân và xã viên phải thấm nhuần tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và tinh thần làm chủ hợp tác xã và nông trường. 

- Tổ chức chi bộ và đoàn thể quần chúng phải chặt chẽ, kỷ luật lao động phải nghiêm minh. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá là sự thể hiện những quan điểm sáng tạo của Người. Trước đây ta chưa hiểu đầy đủ, chính xác và trong thực tế còn nhiều vấp váp. Ngày nay, trong đổi mới, lại có kinh nghiệm lịch sử thời gian trước., Đảng ta nhận thức ro hơn giá trị sâu sắc của những quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, đã vận dụng, phát triển trong điều kiện mới. Vì vậy, đã, đang và sẽ tiếp tục giành được nhiều thắng lợi to lớn. 




NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website