Hồ Chí Minh với việc tǎng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá

TS. Phan Hữu Tích

I. Công nghiệp hoá là định hướng nhiệm vụ trong quá trình đấu tranh giành chính quyền. 

ý tưởng của nhiệm vụ công nghiệp hoá được hình thành khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Lênin, tiếp nhận con đường giải phóng dân tộc. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng của chính quyền nhà nước sau khi sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước thắng lợi. Trong "Chánh cương vắn tắt" của Đảng Hồ Chí Minh đã nêu rõ phương thức, nhiệm vụ: 

"... Về phương diện kinh tế 
... 

b. Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng...) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chủ nghĩa công nông binh quản lý. 
... 

e. Mở mang công nghiệp và nông nghiệp"1 

Sau đó, trong "Thư gửi các đồng chí Liên Xô" về một kế hoạch nghiên cứu quá trình cách mạng của Liên Xô để viết thành một cuốn sách bằng tiếng Việt tuyên truyền trong nước, Hồ Chí Minh đã phác thảo đề cương gồm 3 phần nhưng chủ yếu tập trung vào phần thứ 3 "Ngày nay". Nội dung thể hiện rõ vấn đề cần quan tâm nghiên cứu của Hồ Chí Minh. 

1. Tổ chức Chính phủ Xô viết 

2. Điều kiện sống của công nhân, nông dân... 

3. Đời sống trong các nhà máy 

... 

5. Các hợp tác xã 

... 

8. Kết quả chính sách kinh tế mới và của kế hoạch 5 nǎm..." 2 

Như vậy, Hồ Chí Minh quan tâm tới vấn đề về tổ chức của Chính phủ Xô viết và những nội dung, công việc gắn với chức nǎng, nhiệm vụ của Chính phủ, của Nhà nước sau khi giành được chính quyền. Đó là tổ chức, quản lý nền kinh tế mới trong đó công nghiệp và phát triển công nghiệp được Người rất chú ý. 

Cho đến thời kỳ vận động cách mạng giải phóng dân tộc, trong "Chương trình Việt Minh", nhiệm vụ của Chính phủ và những chính sách Chính phủ sau cách mạng thành công đã được xác định: 

"Về kinh tế 

... 

2. Quốc hữu hoá các ngân hàng đã tịch thu của đế quốc phát xít Nhật. Lập nên một ngân hàng quốc gia thống nhất. 

3. Mở mang các ngành kỹ nghệ, giúp đỡ thủ công nghiệp làm cho nền quốc dân kinh tế chóng phát đạt. 

... 

7. Mở mang các đường giao thông vận tải (như đường xe lửa, đường ô tô, các nhà giấy thép, sông ngòi...) 3. 

Những định hướng nêu trên là sự chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức đặt cơ sở cho việc hình thành các chủ trương, chính sách quản lý của Nhà nước sau khi giành được chính quyền. 

II. Những nội dung, nhiệm vụ công nghiệp hoá trong kháng chiến, kiến quốc 

Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước trong hoàn cảnhthù trong, giặc ngoài, chính quyền cách mạng ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", công việc của người đứng đầu Chính phủ rất bộn bề, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm sức cho sự nghiệp tái thiết đất nước. Người quan tâm nhiều đến sự phát triển của công nghệ quốc gia và các lĩnh vực kinh tế liên quan, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ quốc gia. Trong "Thư gửi các giới công thương Việt Nam" ngày 13-10-1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: 

"Giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế - tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết này... Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập vào "Công thương cứu quốc đoàn" cùng đem vốn, vào làm những công cuộc ích quốc, lợi dân" 4. 

Người nêu ý kiến chỉ đạo về một hoạt động có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn góp phần hình thành tập quán mới, thúc đẩy phát triển công thương và kỹ nghệ "Trong mỗi làng, mỗi phố, mỗi hầm mỏ, mỗi nhà máy, mỗi công sở, người ta đều tổ chức hợp tác xã tiêu dùng. Số tiền của mỗi cổ phần định rất nhẹ để cho người ít tiền cũng có thể góp được. Người nhiều tiền sẽ góp nhiều cổ phần hơn. Như vậy hợp tác xã sẽ có đủ vốn kinh doanh". 

Tại một vài công sở, hầm mỏ, xưởng máy, hay đồn điền, mở các hợp tác xã làm kiểu mẫu. Bắt đầu mở ngay hợp tác xã tiêu dùng và chỉ mở trong phạm vi nhỏ hẹp với một số vốn vừa đủ kinh doanh về sau sẽ dần dần mở rộng thêm"5. 

Nền kinh tế của ta rất nghèo nàn, lạc hậu làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến về mọi mặt? Hồ Chí Minh đã đề ra việc "Động viên kinh tế". Theo đó "một mặt Chính phủ, một mặt tư nhân đều bỏ vốn mở mang ở vùng xa thành thị nghề làm ruộng, nghề tiểu công nghệ, nghề hầm mỏ v.v.. có như thế dân và quân đội mới có đủ lương ǎn, vật dụng để cầm cự với quân địch lâu dài. Lương ǎn đủ, vật dụng thừa, kháng chiến nhất định thắng lợi" 6. Người chỉ rõ về "Động viên công nghệ: mở nhiều những công nghệ sản xuất những nhu cầu cho cuộc kháng chiến. Giúp cho công nghệ ấy của tư nhân được phát triển dễ dàng. Thiên di những xưởng công nghệ cần thiết về các vùng hẻo lánh. Chú ý nhất về việc cung cấp nguyên liệu" . 

Đó là tư tưởng chỉ đạo toàn dân kháng chiến, huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp phục vụ kháng chiến. 

Vào những nǎm cuối của cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý của Nhà nước và chỉ đạo việc thực hiện sản xuất và tiết kiệm một cách có kế hoạch để thúc đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Phát triển tại buổi phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, nghĩa là Chính phủ Trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, và địa phương cǎn cứ theo kế hoạch toàn quốc, đặt kế hoạch thích hợp với địa phương mình, cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình ǎn khớp với kế hoạch chung". 

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, Hồ Chí Minh đề ra việc tổ chức "Một phong trào quần chúng sâu rộng và bền bỉ", "tuyên truyền, vận dụng, tổ chức, lãnh đạo nhân dân hǎng hái tham gia" và "đặt phong trào sản xuất tiết kiệm là trung tâm của phong trào thi đua ái quốc". 

Chúng ta đều biết Hồ Chí Minh ít trích dẫn Mác, Lênin, Người khuyên vấn đề cơ bản là nắm được, lĩnh hội được linh hồn và cốt cách của Mác, Lênin chứ không phải là tầm chương trích cú. Do đó chúng ta thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của những luận điểm của Lênin về vai trò của Nhà nước trong việc quản lý kinh tế, phát triển công nghệ mà Hồ Chí Minh trích dẫn sau đây: 

"Hiện nay, tình hình công nghệ nặng của Nga còn rất khó khǎn. Nhưng chúng tôi đã tích luỹ được một số vốn. Sau này chúng tôi đã tích luỹ được một số vốn. Sau này chúng tôi cứ phải tích luỹ như thế. Vốn liếng ấy thường thường do nhân dân mà ra, chúng tôi cần phải tiết kiệm từng ly từng tý. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu làm thế nào để giảm bớt ngân sách của Chính phủ, giảm bớt số nhân viên cơ quan. Vô luận thế nào, chúng tôi cũng phải giảm bớt số nhân viên, cũng phải ra sức tiết kiệm. Tiết kiệm về mọi mặt... Phải làm như thế, vì nếu không cứu vãn công nghệ nặng, không khôi phục công nghệ thì không xây dựng được công nghệ nào hết. Mà không xây dựng công nghệ, thì không giữ được địa vị độc lập của nước mình" 8. 

Hồ Chí Minh còn trích dẫn lời của Xtalin: "Phải tiết kiệm bạc, lại phải chi tiền bạc ấy cho hợp lý. Không được phí phạm một đồng xu nào của dân. Phải dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta". 

Hồ Chí Minh quan tâm tới việc xác định "nền tảng phát triển công nghệ phải dựa trên sự cần thiết cho thị trường trong nước, trước hết là thị trường nông dân và dựa trên phạm vi của cải nước ta. Đó là nền tảng để liên hệ công nghệ với kinh tế của nông dân" và "chỉ có liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp, không xa rời sức tiết kiệm và ǎn khớp với vốn liếng và sức hậu bị của ta - thì công nghệ mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nó, là lãnh đạo và cải tạo kinh tế của quốc dân". 

Như vậy, ngay trong những nǎm kháng chiến chống thực dân Pháp Hồ Chí Minh đã chỉ ra những nội dung trực tiếp về công nghiệp hoá như là một sự chuẩn bị cho việc tổ chức thực hiện công cuộc công nghiệp hoá khi cuộc kháng chiến thắng lợi. 

III- Công nghiệp hoá trong những nǎm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà 

Tiếp quản, giải phóng Thủ đô có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó đánh dấu mốc lịch sử chuyển giai đoạn cách mạng của đất nước ta. Trong Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng, Hồ Chí Minh đã bày tỏ chủ trương của Chính phủ đối với công thương nghiệp ở thủ đô, cũng là đối với sự phát triển của công thương nghiệp toàn miền Bắc: "Chúng ta phải thực hiện chính sách công và tư đều được chiếu cố, chủ và thợ đều có lợi. Các bạn công nhân hǎng hái sản xuất. Bà con công, thương hǎng hái kinh doanh. Chúng ta cần phải duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh tế và tài chính của Thủ đô ta" 9. Cũng từ đấy với trọng trách là Người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian và tâm trí lãnh đạo công cuộc khôi phục, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. 

1. Trước hết, về mục tiêu và nhiệm vụ của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã xác định: "nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có vǎn hoá và khoa học tiên tiến" 10. "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng công nghiệp nặng. Như thế vừa phải cải thiện đời sống, vừa tích luỹ. Cải thiện đời sống từng bước theo khả nǎng, đồng thời phải tích luỹ để kiến thiết". Sau đó, tại hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương (khoá III) Người chỉ rõ thêm về mục tiêu nhiệm vụ kinh tế và xã hội của công nghiệp hoá: "Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu... để đẩy mạnh nông nghiệp; và cung cấp dần dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm lo, sung sướng cho nhân dân" 11. 

Một vấn đề rất cơ bản, rất quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghiệp, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là công tác quản lý. Ngay từ khi bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, Người liên tục cổ vũ và nhắc nhở "phải cố gắng quản lý thật tốt các xí nghiệp" và "cần phải cải tiến chế độ quản lý". Người chỉ ra: "phải phát động công nhân, viên chức cải tiến chế độ quản lý xí nghiệp". Bởi vì "muốn tǎng gia sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa, phải làm tốt công tác cải tiến quản lý xí nghiệp" 12. 

Sau những nǎm đầu thực hiện chủ trương công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc chỉ ra: "Chúng ta phải thật thà nhận rõ những khuyết điểm và nhược điểm... Chế độ và phương pháp quản lý kinh tế, tài chính của chúng ta còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo". Người đã cùng Bộ Chính trị ra Nghị quyết về cuộc vận động "Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tǎng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" (gọi tắt là cuộc vận động 3 xây, 3 chống). 

Đây là một chủ trương lớn và rất quan trọng có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy phát triển công nghiệp nước nhà. Cùng với việc thực hiện cuộc vận động này, Đảng, Nhà nước ta đồng thời lãnh đạo tiến hành "cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc" và "cuộc vận động đồng bào miền xuôi đi tham gia phát triển kinh tế và vǎn hoá miền núi". Nói chuyện tại phiên họp Hội đồng Chính phủ cuối nǎm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ để hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước nǎm 1964 phải làm tốt 3 cuộc vận động này. Phát biểu tại kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá II (ngày 3-4-1964), Người nêu rõ: "Tôi đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ Trung ương và chính quyền các tỉnh phải thiết thực theo dõi, đôn đốc và giúp đỡ cho 3 cuộc vận động này phát triển tốt". 

2. Trở lại chỉ dẫn trực tiếp của Hồ Chí Minh về những lĩnh vực cụ thể để phát triển công nghiệp, thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, chúng ta có thể thấy rõ qua số lượng các cụm từ chứa dựng nội dung (quản lý xí nghiệp, xây dựng kế hoạch, kỷ luật lao động, quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, chống lãng phí...) với tần số xuất hiện rất cao. Theo thống kê chưa đầy đủ trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội, 1995-1996, chỉ tính trong tập 7, 8, 9, 10, 11 có tới gần 1000 lượt các cụm từ nói trên. Chúng tôi xin đề cập một số nội dung về quản lý Nhà nước với quá trình phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. 

2.1. Điều trước tiên là con người để thực hiện công nghiệp hoá, mà trước hết là cán bộ. Nói chuyện tại phân hiệu II Trường Nguyễn ái Quốc tháng 7 nǎm 1955, Hồ Chí Minh đã nêu lên một yêu cầu của thực tế là Liên Xô giúp ta xây dựng nhà máy, giúp ta máy móc và công trình sư. Nhưng "Chỉ có nguyên như thế, nhà máy cũng không chạy được. Phải có sức mình, làm sao có người lãnh đạo, quản trị, phải chống được tham ô, lãng phí. Do đó phần lớn là ở cán bộ" 13. Người khuyên nhủ: cán bộ ta phải ra sức công tác, phải làm việc tốt với các chuyên gia bạn, học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước bạn. Nêu ý kiến về hạn chế trong cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, Người nhấn mạnh tới vai trò và trách nhiệm của cán bộ: "Kém, vì cấp lãnh đạo địa phương không đi sâu đi sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, uốn nắm kịp thời. Kém, vì cán bộ lãnh đạo xí nghiệp không dựa hẳn vào quần chúng công nhân, không mạnh dạn phát động tư tưởng của họ..." 14. 

Phát biểu ý kiến chỉ đạo thực hiện cuộc vận động "3 xây, 3 chống", Người chỉ ra một cách rất nghiêm khắc: "... chúng ta làm 3 xây, 3 chống còn kém. Anh chị em công nhân và nhân viên ở cơ sở thì rất hǎng hái, nhưng từ cấp giám đốc lên đến bộ trưởng, thứ trưởng thì còn nhiều người chưa chuyển, cho nên có chỗ cuộc vận động bị tắc lại. Bây giờ phải làm 3 xây, 3 chống cả hai chiều, từ dưới lên và từ trên xuống. Bản thân các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng, các cán bộ lãnh đạo phải 3 xây, 3 chống... phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..." 15. 

Người biểu dương "lực lượng to lớn của công nhân", nêu nhiệm vụ quan tâm đào tạo, huấn luyện chuyên môn kỹ thuật và chǎm lo đời sống của công nhân. Chúng ta đều biết tất cả những cơ sở công nghiệp mà Hồ Chí Minh đến thǎm, nơi ǎn ở, sinh hoạt được Người rất chú ý, thậm chí là nơi đến thǎm trước tiên và có sự chỉ bảo rất cặn kẽ. 

2.2. Vấn đề tǎng nǎng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nội dung có vị trí trung tâm được Hồ Chí Minh chỉ ra một cách toàn diện và sâu sắc. 

Hồ Chí Minh đã đề ra khẩu hiệu và phát động phong trào sản xuất "nhiều, nhanh, tốt, rẻ" mà cái đích cuối cùng phải là rẻ. Người đã nêu vấn đề đó như sau: "Nếu làm nhiều, làm nhanh, làm tốt nhưng lại không rẻ - nghĩa là nếu phải dùng quá nhiều sức người, sức của - thì rốt cuộc vẫn không đạt được mục đích tǎng mức sống của nhân dân và tǎng nhanh tích luỹ để xây dựng công nghiệp, mở mang kinh tế. Cho nên chúng ta phải hết sức tiết kiệm sức người, sức của trong sản xuất và xây dựng" 16. Người khẳng định: "Điều quan trọng trước hết vẫn là nâng cao nǎng suất lao động". Biện pháp của tǎng nǎng suất lao động là "tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời gian lao động". Người cho rằng: đó là cách làm vừa nhanh, vừa rẻ. Nhưng để sản xuất đạt hiệu quả hơn thì còn "phải tính toán thật chi ly trong việc dùng nguyên liệu, vật liệu. Phải dùng nguyên liệu, vật liệu thật hợp lý và không để nguyên liệu, vạt liệu bị loại bỏ" Người nêu yêu cầu: "Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất phải luôn tự đặt cho mình câu hỏi: có thể dùng ít nguyên liệu, vật liệu hơn mà hàng vẫn tốt không? Có thế dùng nguyên liệu tương đối rẻ thay thế những nguyên liệu tương đối đắt, hoặc dùng những thứ sẵn có ở gần để thay thế những thứ phải trở từ xa tới không?". Chúng ta biết rằng ngày nay sức sống của nhiều doanh nghiệp chính là đã giải quyết có kết quả các vấn đề nêu trên, nhất là các doanh nghiệp sản xuất được các hàng hoá, máy móc cùng loại phải nhập từ nước ngoài mà giá thành lại rẻ hơn. 

Nói rõ thêm về vấn đề trên, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: "Tǎng nǎng suất lao động, tiết kiệm vốn, tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, không ngừng giảm được giá thành mà còn dôi ra một số khá lớn sức người, sức của để sản xuất thêm nhiều hàng hoá, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới" và "phải thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Nhiều, nhanh là cần. Tốt, rẻ tức là kiệm. Cần, kiệm tức là phải tǎng nǎng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm" 18. 

Hồ Chí Minh phê bình tình trạng trong các xí nghiệp cũng như ở nông thôn nǎng suất lao động của công nhân và nông dân còn thấp, công suất máy móc còn để lãng phí. Nói chuyện tại Đại hội công đoàn toàn quốc lần thứ II tháng 2 nǎm 1961, Người chỉ rõ: "hiện nay chúng ta đã có 172 xí nghiệp nhà nước (và khoáng 600 cơ sở công nghiệp địa phương). Nhưng ở các xí nghiệp nhà nước chúng ta sử dụng máy móc chỉ đạt non 50% công suất. Như thế khác nào chỉ có 86 xí nghiệp hoạt động, còn 86 xí nghiệp thì bị bỏ không! Do đó, lãng phí một cách vô cùng nghiêm trọng máy móc, thời gian, sức người, sức của". Tại Hội nghị cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước về chuẩn bị mở cuộc vận động "3 xây, 3 chống", Người nêu số tiền bạc, của cải bị tham ô, lãng phí có thể làm được: 

"Hoặc 10 công trình thuỷ lợi Bắc - Hưng - Hải 

Hoặc 5 Nhà máy trung quy mô, 

Hoặc mấy ngôi nhà 4 tầng cho một vạn người ở" 20. 

Những con số đó nghe mới thấy khủng khiếp biết bao! Ngày nay dư luận xã hội cũng có sự liên hệ tới con số 4.000 tỷ đồng và những con số nhiều ngày tỷ đồng trong các vụ sán Tamexco, Tân Trường Sanh, Epco - Minh Phụng những vụ tham nhũng, buôn luận đã tiêu huỷ biết bao nhiêu công trình cho sự nghiệp công nghiệp hoá. 

2.3. Một vấn đề có tính sống còn của mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà sản xuất là chất lượng sản phẩm. Nói chuyện với cán bộ, công nhân công trường Đèo Nai - Cẩm Phả, Hồ Chí Minh nhắc nhở về chất lượng than còn kém. "Trong sản xuất làm vượt mức kế hoạch nhưng phải chú ý đảm bảo chất lượng tốt. Chúng ta không muốn mua hàng xấu thì làm than bán cho các nước anh em phải làm tốt mới đúng". Ngay từ nǎm 1962, Người đã nêu vấn đề bảo đảm chất lượng, uy tín và bảo hành hàng hoá. Nói về chất lượng máy cày, máy cấy của Nhà máy cơ khí Vinh "có vấn đề", Người yêu cầu: "công nhân phải bảo đảm cho nông dân có thời gian sử dụng. Nếu không bảo đảm thời gian đó thì phải sửa lại cho nông dân..., chữa lại không mất tiền sửa. Có làm được như thế mới có uy tín". Trong bài "cần nâng cao chất lượng của kim khâu, đinh, xem đạp Thống nhất, khǎn mặt, áo đi mưa, áo may sẵn cho trẻ em, bút máy "Trường Sơn" ... chất lượng kém, Người yêu cầu Bộ Công nghiệp nhẹ và các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cần phải có biện pháp sửa chữa khuyết điểm. Phải thi hành nghiêm khi làm hỏng thì phải làm lại. Phải có chế độ: Mỗi xí nghiệp, mỗi hợp tác xã phải bảo đảm chất lượng những sản phẩm của mình" 21. 

2.4. Vấn đề nâng cao trình độ cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, giữ nghiêm kỷ luật lao động, giữ an toàn lao động vừa là nội dung quản lý của Nhà nước vừa là giải pháp để thực hiện các nội dung nhiệm vụ của công nghiệp hoá. Hồ Chí Minh nói một cách rất giản dị: "máy móc ngày càng tinh xảo, nếu không có trình độ vǎn hoá và kỹ thuật thì không thể điều khiển được... nên việc học tập vǎn hoá, nâng cao trình độ kỹ thuật là rất cần thiết" và "Phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, chứ không phải làm dồn sức". Người còn nói: "có cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức lao động, mới có thể sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Nếu chỉ dựa vào sự quen tay hoặc nếu chỉ dồn thêm sức ra, kết quả thường là được mặt này mất mặt khác, được nhanh lại không tốt, được tốt lại không nhanh, không rẻ... mà mặt nào cũng bị hạn chế" 22. 

2.5. Người luôn luôn có vũ "thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất với phương châm "nhiều, nhanh, tốt, rẻ". Người phê phán sự thiếu sâu sát của cán bộ quản lý sản xuất, không kịp thời xét duyệt, áp dụng, khen thưởng và phổ biến sáng kiến, không khuyến khích được tài nǎng của công nhân. Người đặt ra yêu cầu: trách nhiệm của cán bộ lãnh đoạ (từ Bộ đến xí nghiệp và công trường) phải ra sức khuyến khích, xét duyệt nhanh chóng, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến tốt. 

2.6. Vấn đề nâng cao kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất đảm bảo an toàn lao động được Hồ Chí Minh coi trọng. Tại Đại hội công đoàn toàn quốc lần thứ II, Người chỉ ra những khuyết điểm của công nhân mà công đoàn có trách nhiệm quan tâm khắc phục là: tổ chức thiếu khoa học, kỷ luật lao động lỏng lẻo, kém ý thức bảo vệ an toàn lao động và bảo vệ của công... Người nhắc nhở: Thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ phải đi đôi với đảm bảo an toàn lao động, phải biết quý trọng con người. Phải chú ý bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn lao động, tǎng cường công tác vệ sinh. Hồ Chí Minh luôn gắn kỷ luật lao động, kỷ luật sản xuất với tinh thần trách nhiệm. Người thường xuyên nhắc nhở: triệt để tôn trọng kỷ luật lao động, phải tǎng cường kỷ luật lao động và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động. Người phê phán tình trạng kỷ luật lao động thiếu chặt chẽ, đi muộn về sớm không đảm bảo chế độ giờ giấc quy định. 

2.7. Huy động và quản lý vốn, tài chính cho sự nghiệp công nghiệp hoá là một vấn đề cốt tử được Hồ Chí Minh đề cập trên nhiều phương diện. Với tinh thần hy sinh, thắt lưng buộc bụng, chịu cực, chịu khổ để xây dựng nước nhà "nói chung, thứ gì tốt cũng không dùng, nhịn để bán ra ngoài, đổi lấy máy móc". Người nêu vấn đề: chúng ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội cần nhiều máy móc và nguyên liệu. Các nước anh em giúp đỡ nhiều nhưng ta cũng phải mua một số ở nước khác. Muốn mua thì phải có nhiều ngoại tệ hoặc lấy nông sản mà đổi. Trong bài: "Làm thế nào cho lạc thêm vui" Người nêu lên việc tiết kiệm trong sử dụng lạc để đổi lấy gang. Người nêu số liệu một nǎm Nghệ An tiêu dùng hết 650 tấn lạc và kết thúc bằng hai câu thơ đầy ý nghĩa: 

"Làm thế nào cho lạc thêm vui 

Đổi lấy máy móc, thì bầy tui quyết làm". 

Ngay từ nǎm 1955 tại Hội nghị cán bộ quản lý xí nghiệp, Hồ Chí Minh đã nêu vấn đề kinh doanh có lãi. Khi đề ra sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ, Người nói: quy đến cùng là tiết kiệm vốn. Phải làm cho vốn quay vòng nhanh. Biết làm cho vốn quay vòng nhanh thì có ít vốn mà dùng được nhiều lần, nên sản xuất được nhiều. Người luôn luôn nhắc nhở: chúng ta phải thực hành tiết kiệm về các mặt để thêm vốn vào công cuộc xây dựng. Từ đó, Người nêu ra yêu cầu: cố mà làm hạch toán cho tốt. 

2.8. Vấn đề quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước Hồ Chí Minh đánh giá cao công lao to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhưng Người cũng xác định: "là được các nước bạn giúp, tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh. Chúng ta phải có kế hoạch để sử dụng hợp lý sự giúp đỡ ấy". Người còn chỉ rõ ngoài sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải có quan hệ, phải có ngoại tệ để mua máy móc của một số nước khác, chú ý tới sự mở rộng quan hệ quốc tế theo điều kiện lúc bấy giờ. 

2.9. Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thi đua, Người phát động và cổ vũ cho các phong trào thi đua lao động sản xuất. Người viết bài Lênin và thi đua xã hội chủ nghĩa, giới thiệu kinh nghiệm tổ chức thi đua "ngày thứ 7 cộng sản chủ nghĩa" của công nhân Liên Xô. Người đi thǎm các cơ sở, các địa phương, nơi nào cũng quan tâm và cổ vũ cho các phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý... 

Có thể nói hầu hết các vấn đề ngày nay chúng ta đang trǎn trở, tìm cách tháo gỡ, mở mang cho tiến trình công nghiệp hoá đã được Hồ Chí Minh để cập tới và có những kiến giải xác đáng. Nền hành chính hiện đại, sự phát triển của công nghiệp theo xu thế hiện đại hoá nhưng vấn đề tổ chức, quản lý sự phát triển đó không vượt khỏi những vấn đề rất cơ bản: con người, tổ chức quản lý nền kinh tế mới, khoa học kỹ thuật, vốn và nghệ thuật quản lý, mở rộng quan hệ quốc tế..., tổ chức động viên để phát huy các nguồn lực đó một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về tǎng cường vai trò .... của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá vẫn có ý nghĩa rất sâu sắc và thiết thực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. 

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.2, tr.1-2. 
2. Sđd, tr.28. 
3. Sđd, tr.584. 
4. Sđd, t.4, tr.49. 
5 . Sđd, tr.259, 260. 
6, 7. Sđd, tr.477, 478-479. 
7. Sđd, t.6, tr.434. 
8. Sđd, 497. 
9. Sđd, 1996, t.7, tr.361. 
10 ,11. Sđd, t.10, tr.13, 159, 544-545. 
12. Sđd, t.9, tr.267. 
13. Sđd, t.8, tr32. 
14. Sđd, t.9, tr.454. 
15. Sđd, t.11, tr.185-186. 
16,17. Sđd, t.10, tr.92. 
18. Sđd, tr.94. 
19. Sđd, tr.290. 
20. Sđd, tr.574-575. 
21. Sđd, tr.656. 
22. Sđd, tr.103. 
23. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.9, tr.222

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website