Hồ Chí Minh về chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa và hậu quả của nó

TS. Lê Vǎn Tích

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa, trong đó chủ yếu là Đông Dương thuộc Pháp và hậu quả về mặt xã hội của chính sách ấy, được thể hiện qua các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh từ những nǎm 20 cho đến nǎm 1945, khi Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 ở Việt Nam đã đập tan một thuộc địa của Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ hệ thóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Gần 150 bài viết về chủ nghĩa thực dân, hàng chục bài phát biểu trên nhiều diễn đàn quốc tế và nhiều tác phẩm của Nguyễn ái Quốc viết về ách áp bức thực dân, về phong trào đấu tranh của các thuộc địa đã khái quát nên bản chất chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân và một số hậu quả tiêu biểu do chính sách ấy gây nên. 

I. Bản chất của chính sách công nghiệp thực dân và sự bóc lột kinh tế của chủ nghĩa tư sản ở các thuộc địa 

Mục đích chính của công cuộc "khai hoá vǎn minh" mà bọn tư bản châu Âu tiến hành ở các thuộc địa là bóc lột về kinh tế, nô dịch về chính trị. Vì vậy, mục tiêu của những chính sách, những cải cách hay những luật lệ được ban hành ở thuộc địa chỉ là: Kìm hãm sự phát triển công nghiệp ở thuộc địa, hướng nó vào việc phục vụ nền kinh tế chính quốc vào quyền lợi của các công ty của bọn tư bản độc quyền. Với chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân. Những người nông dân, công nhân ở các thuộc địa bị bóc lột tận xương tuỷ và trở thành những người nô lệ mới. 

Những vấn đề trên đây đã được Hồ Chí Minh vạch ra tìm thấy trong hàng loạt bài viết của Người. Người ký tên Nguyễn ái Quốc đǎng trên các báo chí đầu những nǎm 20 như báo Le Paria, L' Humanite, tập san Inprekorr,... trong các bài phát biểu trên nhiều diễn đàn quốc tế như Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Công hội đó... Đây là kết quả hơn chục nǎm lao động, khảo sát của Nguyễn ái Quốc tại nhiều thuộc địa, ở nhiều châu lục. Trong các bài viết của mình, Người đưa ra nhiều con số, nhiều sự kiện, con người, địa danh do chính Người đã tiếp xúc, đã đi qua... Vì vậy, những nhận định đánh giá của Người mang tính khái quát cao, phản ánh trung thực sự kiện. 

Có thể nói, nửa đầu những nǎm 20 Nguyễn ái Quốc viết rất nhiều về chủ nghĩa thực dân, trong đó có nhiều bài về chính sách cai trị, bóc lột ở các thuộc Pháp. Đó là: Tội ác của chủ nghĩa thực dân (1921), Dưới cuộc khai hoá cao cả, Những kẻ khai hoá, Khai hoá hiện đại,... (1922), Chế độ thực dân, chính sách thực dân Anh... (1923), Công cuộc khai hoá giết người, Chủ nghĩa thực dân bị lên án, Tâm địa thực dân, chính sách ngu dân (1924), Bản án chế độ thực dân Pháp, Chủ nghĩa đế quốc Pháp ở Viễn Đông, Lối cai trị người Anh, Lênin và các dân tộc thuộc địa, Phong trào cách mạng ở Đông Dương (1925), Vǎn minh Pháp ở Đông Dương (1926), Sự thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương, Đường cách mệnh (1927), Chủ nghĩa đế quốc, kẻ tiêu diệt người bản xứ (1928), v.v.. Đây là những bài viết vô cùng phong phú về nội dung cũng như cách thể hiện. Trong đó, Nguyễn ái Quốc vừa lên án bọn thực dân mở rộng xâm chiếm thuộc địa vừa tố cáo những thủ đoạn bóc lột tàn bạo của chúng. Bằng số liệu thống kê, .... Người đã chỉ rõ: diện tích các thuộc địa Anh gấp 252 lần nước Anh và với Pháp là 19 lần. Số dân các thuộc địa Anh đông gấp 8 lần rưỡi dân số nước Anh, còn dân Pháp ít hơn dân thuộc địa của họ là 16.600 người. Nếu tính trên phạm vi thế giới, thì toàn bộ lãnh thổ các nước thuộc địa gấp 5 lần lãnh thổ chính quốc, còn dân số chính quốc lại chưa bằng 3/5 số dân thuộc địa 1 . Qua những con số thống kê, so sánh ấy đã thể hiện một bức tranh tương phản, chứa đựng trong đó bạo nghịch lý, chất chồng mâu thuẫn giữa số ít tư bản châu Âu với hàng chục triệu nười dân châu á, châu Phi; và từ đó Nguyễn ái Quốc đã vạch trần thủ đoạn bóc lột rất tàn bạo của thực dân Anh cũng như thực dân Pháp đối với người bản xứ. Người nông dân ở ấn Độ trước sự xâm lấn của thực dân Anh cũng như người nông dân xứ Đông Dương ở châu á hay người xứ Đahômây ở Tây Phi trước sự "khai hoá vǎn minh" của người Pháp đều có chung một số phận: bị đuổi ra khỏi ruộng đất của mình để sau đó lại bị trói chặt vào ruộng đất đồn điền của ông chủ mới, hoặc bị đưa vào các trại lính rồi sau đó bị dồn sang châu Âu làm bia đỡ đạn cho các ông chủ. Tại diễn đàn Quốc tế Cộng sản (Đại hội V, phiên 22), Nguyễn ái Quốc đã tố cáo: "Bộ Thuộc địa đã đặt ra kế hoạch biến nhiều vùng ở châu Phi thành những vùng đồn điền rộng lớn của tư nhân, và biến dân bản xứ ở những nước này thành những dân nô lệ thật sự, bị trói buộc vào ruộng đất của những ông chủ mới...". Còn "Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã biến thành những kẻ buôn nô lệ và bán những người dân Bắc Kỳ cho các chủ đồn điền ở trên các đảo Thái Bình Dương; chúng kéo dài thời hạn đi lính của dân bản xứ từ 2 đến 4 nǎm" 2. 

Số phận của những người nông dân ở đây khó khǎn hơn nhiều so với những nông dân ở Anh và nhiều nước khác trong thời kỳ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ trước đây. Nếu như người nông dân ở nước Anh sau khi bị đuổi khỏi ruộng đất của mình do hậu quả của chính sách "Rào đất cướp ruộng" thì họ vẫn lại được thu nạp vào các nhà máy xí nghiệp ở các thành thị, các khu công nghiệp. Còn những người nông dân châu á, châu Phi, trước các chính sách của "các quan khai hoá" thì thân phận của họ lại tồi tệ hơn, bị bóc lột nhiều hơn. 

Con đối với nền công, thương nghiệp thuộc địa ở đây thì sao? Không phải chủ nghĩa thực dân bỏ rơi nó, cắt đứt quan hệ với họ. Chính sách của bọn thực dân là: Kìm hãm sự phát triển công nghiệp của bản địa, bắt nền công nghiệp bản địa phục vụ nền công nghiệp chính quốc, tǎng cường bóc lột công nhân thuộc địa. Tình hình trên đây được Nguyễn ái Quốc viết thành một bài riêng mà được đề cập trong nhiều bài viết của Người về chủ nghĩa thực dân, về chế độ thực dân nói chung. Trong phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (phiên 25 ngày 3-7-1924) Nguyễn ái Quốc đã lên án tình hình trên đây: 

"1- Trong tất cả các thuộc địa Pháp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất yếu ớt và nhân dân hầu hết làm nghề nông, 95% dân bản xử là nông dân. 

2- ở tất cả các thuộc địa, nhân dân bản xứ đều bị tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp bóc lột không ngừng..."3. 

Chủ nghĩa tư bản Pháp không hề ngần ngại đẩy cả một khu vực vào cảnh đói kém, nếu việc đó có lợi cho nó. Trong nhiều nước thuộc địa, ví dụ như Reuyniông, Angiêri, Mađagátxca, v.v., người ta không trồng ngũ cốc nữa, mà lại phải trồng những các thứ khác cần cho nền công nghiệp của Pháp 4. Tình cảnh của những người bản xứ ở Tây Phi và châu Phi xích đạo còn được Người mô tả thêm: "Gần 40 công ty chiếm những thuộc địa này. Họ chiếm tất cả ruộng đất, tài nguyên thiên nhiên, cả sinh mạng của dân bản xứ nữa. Nhân dân bản xứ thậm chí không có quyền làm việc cho mình. Họ buộc phải làm việc cho các công ty, bao giờ cũng thế và chỉ được làm việc cho các công ty mà thôi" 5. Vì vậy, kết cục là: "ở đây, nền vǎn minh đã bị tiêu tan". Trong Báo cáo tham luận tại Đại hội lần thứ 3 Quốc tế Công hội đỏ", Nguyễn ái Quốc đã đưa ra những con số về các xí nghiệp khai mỏ (70 xí nghiệp), số đồn điền cao su (14)) và số xí nghiệp tơ lụa (100) với những số lượng khoáng sản hàng vạn tấn, những sản phẩm tơ lụa, thịt hộp... xuất sang châu Âu. Về số lượng công nhân; nhà máy xí nghiệp Poólan (Hải Phòng) có 30.000, nhà máy dệt Bắc kỳ (Nam Định), có 4.000, đường sắt có 8.000. Những công nhân hàng ngày phải làm việc 12 - 13 tiếng 6 . Những con số và hướng phát triển của "nền công nghiệp" Việt Nam - Đông Dương trên đây đã minh chứng rõ thêm cho chính sách công nghiệp thực dân, bóc lột, cho vay nặng lãi của bọn tư bản Pháp ở thuộc địa. Chính sách ấy chỉ có thể tạo ra một nền công nghiệp yếu ớt, phụ thuộc. Chính sách ấy cũng chỉ có thể sản sinh ra những nhà tư sản dân tộc yếu đuối, què quặt "tiên thiên bất túc", phụ thuộc mà thôi. Còn số phận của những người công nhân thì ngày một khó khǎn thêm. Đúng như Nguyễn ái Quốc đã đánh giá tổng quát: "Với sự giúp đỡ hào hiệp của chủ nghĩa đế quốc Pháp, ở Đông Dương thật ra là đã phục hồi chế độ nô lệ" 7. 

II- Vai trò và khả nǎng cách mạng của thuộc địa - một hậu quả của chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân 

Những chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân trong những nǎm 20 của thế kỷ này không chỉ gây ra những hậu quả về mặt cơ cấu, phương hướng phát triển kinh tế thuộc địa, mà còn dẫn đến những hậu quả về mặt xã hội, chính trị. 

Những bài nói, bài viết của Nguyễn ái Quốc về các thuộc địa (trong đó chủ yếu là các thuộc địa của Pháp) trước Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 (chủ yếu trong nǎm 20) không chỉ là những lời tố cáo bản chất cướp bóc của chủ nghĩa thực dân mà còn là những luận điểm khoa học mang tính cách mạng sáng tạo lớn, ít thấy ở những tác giả cùng thời. Đó là sự đánh giá cao vai trò chủ động và cách mạng của thuộc địa và thường xuyên gắn bó những vấn đề kinh tế với những vấn đề chính trị - xã hội. Những quan điểm cách mạng trên đây được thể hiện nhất quán trong các bài viết cũng như các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường cách mệnh. Những nǎm 20 cũng như trong Chính cương vắn tắt, Chương trình Việt Minh, "Tuyên ngôn độc lập" trong những nǎm 30, 40 của Người 

Phương pháp biện chứng và mối quan hệ chặt chẽ của những vấn đề kinh tế với những vấn đề xã hội được Nguyễn ái Quốc trình bày tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản nǎm 1924: "Sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng... Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống các đồng chí 8? 

Luận điềm mới mang nội dung sáng tạo, cách mạng trên đây là điểm tựa quan trọng để Nguyễn ái Quốc hình thành luận điểm mới tiếp theo. Tính chủ động của cách mạng thuộc địa, khả nǎng thắng lợi của cách mạng thuộc địa trước cách mạng chính quốc và mối quan hệ khǎng khít giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc trong sự nghiệp cách mạng chung. 

Đầu những nǎm 20, ngay trong hàng ngũ những người cộng sản cũng chưa có sự đánh giá thống nhất về vai trò của các thuộc địa trong sự nghiệp giải phóng giai cấp. Nhiều đại biểu phương Tây còn chưa hiểu gì về thuộc địa và do đó họ không để ý gì đến thuộc địa. Theo họ: "Một thuộc địa chẳng qua chỉ là một xứ dưới đầy cát và trên là mặt trời, vài cây dừa xanh với mấy người khác màu da, thế thôi" 9. Theo đó, giữa vô sản thuộc địa và chính quốc tồn tại những thành kiến: "Đối với công nhân Pháp thì người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả nǎng để hiểu biết được và lại càng không có khả nǎng hoạt động. Đối với người bản xứ, những người Pháp - mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là những kẻ bóc lột độc ác" 10. 

Nguyễn ái Quốc sớm phát hiện mâu thuẫn trên đây và đã tích cực hoạt động để lấp kín những khoảng cách nhận thức ấy. Trong nhiều bài viết, Nguyễn ái Quốc đề nghị Đảng tǎng cường tuyên truyền thực tế ấy. Tại diễn đàn Đại hội V Quốc tế Cộng sản, chính Nguyễn ái Quốc đã nêu rõ: "Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ chưa làm gì cho thuộc địa theo Luận cương của Lênin. Người phê bình đảng của mình - Đảng Cộng sản Pháp cũng làm rất ít cho thuộc địa. Đồng thời Người còn đề nghị 5 điểm để Đảng Cộng sản Pháp có những hoạt động thiết thực, tích cực cho thuộc địa. 

Không chỉ tích cực hoạt động trên lĩnh vực lý luận, tranh luận tại các diễn đàn quốc tế, Nguyễn ái Quốc còn tǎng cường hoạt động thực tiễn với mục đích của mình là: Trở về nước giải phóng Tổ quốc, cứu đồng bào. Những đánh giá táo bạo nhưng rất khoa học của Nguyễn ái Quốc về Đông Dương đầu những nǎm 20; Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất để chủ nghĩa xã hội gieo hạt giống giải phóng xét những lý do lịch sử thì chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng và châu á hơn là ở châu Âu... đã mở đường cho nhiều quan điểm đúng đắn khác của Người về khả nǎng to lớn của cách mạng thuộc địa. 

Cùng với những hoạt động thực tiễn sôi nổi phong phú, những quan điểm đúng đắn sáng tạo của Nguyễn ái Quốc về khả nǎng thắng lợi và vai trò chủ động của cách mạng thuộc địa - một hậu quả của chính sách công nghiệp của chủ nghĩa thực dân ở thuộc địa, là nhân tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam - Cuộc cách mạng ở đầu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên phạm vì thế giới.

NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

1.Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 1, tr. 277. 
2. Sđd, tr. 279. 
3. Sđd, tr, 283, 289, 287. 
4. Sđd, tr. 283, 289, 287. 
5. Sđd, tr, 283, 289, 287. 
6. Xem . Sđd, tr,290. 
7. Sđd, tr, 291. 
8. Sđd., 273-274. 
9. Sđd., tr. 63. 
10. Sđd., tr.64.

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website