Hồ Chí Minh về vǎn hóa và con người

Phạm Minh Hạc

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ cộng sản, là nhà chính trị là điều thường tình, nhưng là danh nhân vǎn hóa của nhân loại trong thế kỳ 20 đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và vǎn hóa LHQ chính thức công nhận mới là điều đặc biệt. 

Trước hết, nói về quan niệm của Hồ Chí Minh về vǎn hóa. Người vừa đưa ra một cách hiểu vǎn hóa rất rộng, rất khái quát, đồng thời lại có định nghĩa vǎn hóa một cách rất cụ thể, rất đời thường. ở Mục đọc sách viết kèm vào những trang cuối của Nhật ký trong tù (1942-1943), Người viết: 

"Nǎm điểm lớn xây dựng nền vǎn hóa dân tộc: 

1- Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập tự cường. 

2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 

3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 

4- Xây dựng chính trị: dân quyền. 

5- Xây dựng kinh tế. 

ở đây, tôi thu hoạch hai ý: (1) Vǎn hóa bao gồm toàn bộ tồn tại xã hội, tất cả những gì do con người và cộng đồng dân tộc sáng tạo ra, đó là toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của chúng ta; (2) Từ đầu những nǎm 40 của thế kỷ này, Nguyễn ái Quốc đã đặt tâm lý vào vị trí hàng đầu trong công cuộc xây dựng xã hội, phát triển vǎn hóa, vǎn minh. Đặt tâm lý trên hàng đầu trong vǎn hóa tựu trung lại là vấn đề con người, giáo dục con người, giáo dục nhân cách. Vǎn hóa vừa là nội dung, phương tiện giáo dục, vừa gặt hái kết quả giáo dục: vǎn hóa chứa đựng tâm lý, nhân cách; và đến lượt mình tâm lý, nhân cách trở thành công cụ tinh thần, công cụ tâm lý được sử dụng và phát huy trong vǎn hóa lao động và chiến đấu, tạo nên sức mạnh, động lực của con người, của cộng đồng. Ngày nay chúng ta phát biểu chân lý đó là con người và vǎn hóa, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nói đến con người là nói đến vǎn hóa, nói đến vǎn hóa là nói đến con người. 

Cũng trong Mục đọc sách, trước khi nói đến nǎm nội dung của nền vǎn hóa dân tộc, Nguyễn ái Quốc đã đưa ra định nghĩa "Vǎn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" (tôi gạch dưới). (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, trang 431, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995). Vǎn hóa là phương thức sinh hoạt. Một định nghĩa thật đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Phương thức sinh hoạt là cách sống, là lề lối làm việc, là học hành, là làm ǎn... Định nghĩa này không mâu thuẫn, ngược lại, rất thống nhất với nǎm nội dung nền vǎn hóa dân tộc nêu ở trên, nhưng bao quát mà lại cụ thể. 

Trong Đời sống mới với bút danh Tân Sinh viết xong ngày 20-3-1947 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, trang 91-100, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) Người viết: Ai cũng làm như thế, thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước vǎn minh". Đời sống mới chính là phương thức sinh hoạt mới, loại trừ những gì là lạc hậu, không khoa học, thể hiện trong "cách ǎn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc, cách cư xử, lòng ham học. Đời sống mới chính là đời sống có vǎn hóa. Trong xác định nội dung của nền vǎn hóa dân tộc, như đã trình bày ở trên, rất chú ý đến đạo đức. ở đây, trong xây dựng đời sống mới - đời sống có vǎn hóa, Người cũng dành nhiều trang viết về đạo đức, trong đó nhấn mạnh trước hết đến lòng yêu nước, rồi đến lòng công ích, rồi đến tư cách con người, phải chớ kiêu cǎng, chớ nịnh hót, chớ tham lam, chớ bủn xỉn. Người đã khẳng định: đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính và giải thích cặn kẽ từng chữ, trong đó chỉ rõ chính là công tâm, công đức, công bình, chính trực. Làm tất cả theo đời sống mới để "đời sống của dân ta vật chất đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn". 

Con người, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có cấu trúc nhân cách là đức và tài, trong đó đức là nền tảng. Thành tố tài có tiểu cấu trúc là các nǎng lực. Thành tố đức có các tiểu cấu trúc cơ bản là cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt coi trọng đạo đức, nhưng cũng không hề coi thường tài nǎng. Người đã từng ví người có đức mà không có tài giống như ông bụt vậy. Trong Đời sống mới Người viết: "Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài nǎng, làm được việc". 

Suy cho cùng, công việc quyết định nhất của xã hội, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chính là giáo dục mọi người THàNH NGƯờI, LàM NGƯờI và ở ĐờI: làm cho mọi người thành nhân cách có vǎn hóa. Giáo dục và tự giáo dục thành người, làm người, trước hết là hình thành cho được ở mỗi người tư cách, đạo đức, tính cách cùng nǎng lực và tài nǎng. Đó chính là nhân cách xuất phát, phản ánh, đúc kết cả trong các trước tác lẫn chính bản thân nhân cách Hồ Chí Minh. Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách Việt Nam tiêu biểu, hun đúc trong hệ thống giá trị truyền thống của mấy nghìn nǎm lịch sử hùng tráng, quật cường, bất khuất, hy sinh và chịu đựng của dân tộc Việt Nam và xu thế tự giải phóng của loài người ở thế kỷ này. Nhân cách ấy đã có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mấy thế hệ cách mạng cho đến ngày nay và mai sau ở Việt Nam. Tinh thần Hồ Chí Minh, nhân cách Hồ Chí Minh tạo ra sức mạnh tâm lý kỳ diệu Hồ Chí Minh, đã và đang góp phần tạo ra bộ mặt tâm lý hoàn toàn mới mẻ của cả một dân tộc, một thời đại. 

Bộ mặt tâm lý ấy chính là nhân cách với các hệ thống thái độ mang một chất lượng mới, khác hẳn trước đó: 

- Thái độ đối với đất nước: "Tận trung với nước, tận hiếu với dân". 

- Thái độ đối với giá trị của con người: "Ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng". 

- Thái độ đối với xã hội: "Giữ đúng đạo đức công dân". 

- Thái độ đối với lao động: "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". 

- Thái độ đối với bản thân: luôn luôn có tinh thần phê bình và tự phê bình, ham học, ham làm, ham tiến bộ. 

Trước đây, trong chương trình các môn học ở trường phổ thông có cấu tạo chung là tri thức, kỹ nǎng và thái độ. Ngày nay, các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới đề nghị xếp sắp lại cấu tạo đó theo trình tự ưu tiên: thái độ, tri thức, kỹ nǎng. Xem vậy, mới thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nhân cách tiên tiến và hiện đại biết nhường nào. 

Giáo dục nhân cách vǎn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải là nhiệm vụ trung tâm của toàn bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước nhà đi vào thế kỷ 21, làm cho sản phẩm của nó là con người Việt Nam phải là sự kết tinh của nền vǎn hóa Việt Nam... Quá trình xây dựng nền vǎn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người. Đây là khâu trung tâm của sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần, tiềm lực vǎn hóa và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta. 

Trong nội dung giáo dục các thái độ, Hồ Chí Minh nêu rõ thái độ của mỗi người đối với người khác phải khoan thứ. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng dạy ta cách dùng người phải: độ lượng, rộng rãi, chịu khó dạy bảo, sáng suốt, thân mật, vui vẻ. Và ở nhiều trước tác, Người đã khuyên mọi người phải có lòng khoan dung, độ lượng vĩ đại, thiện tâm, thậm chí với kẻ thù cũng khoan hồng đại độ. Đó cũng chính là cái tâm của Người, tấm lòng của Người. Tổ chức giáo dục, vǎn hóa, khoa học của LHQ phát động trào lưu tư tưởng bao dung và vǎn hóa hòa bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương vĩ đại về lòng bao dung và vǎn hóa hòa bình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển, thể hiện và truyền bá lòng bao dung - một thành tựu lớn nhất của chủ nghĩa nhân đạo. Hồ Chí Minh là một trong những nhà nhân vǎn xuất sắc nhất của thời đại chúng ta. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng của chế độ ta, là kim chỉ nam cho nghiên cứu lý luận và hành động thực tiễn cách mạng của chúng ta. Mọi người, mọi đơn vị, tất cả các địa phương đều tích cực vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công việc của mình, vào cuộc đời mình cũng như các phong trào xã hội - kinh tế, chắc chắn nước chúng ta sẽ giữ gìn được độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, Việt Nam sẽ giàu mạnh, vǎn minh, dân ta mọi người đều có cuộc sống vật chất đầy đủ và cuộc sống tinh thần được vui mạnh hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.

Báo Nhân dân, ngày 18/5/2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website