Học tập và thực hiện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

TS. Nguyễn Khánh Bật
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Nguyễn Khánh Bật, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh cho rằng, trong điều kiện hiện nay, trước nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu, trước thực trạng thoái hóa về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, việc học tập, thực hiện tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng trở nên cấp thiết. 

Thực tế từ nǎm 1991 đến nay đã chứng tỏ khi sự nghiệp đổi mới càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu thì việc nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh càng được đẩy mạnh và mang tính hệ thống. Thành công của đổi mới gắn bó chặt chẽ với việc học tập, quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Nói một cách khác, có sự thống nhất, sự hòa quyện, quan hệ nhân quả giữa thắng lợi to lớn của sự nghiệp đổi mới với vai trò chỉ lối, đưa đường của tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm ấy được quán triệt sâu sắc trong toàn bộ Dự thảo các vǎn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ IX của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (từ đây xin được viết gọn là dự thảo). 

Dự thảo viết, qua 15 nǎm đổi mới (1986-2000) đã cho nhân dân Việt Nam "nhiều kinh nghiệm quý báu,... càng thấy nổi bật nhiều điều sâu sắc". Kinh nghiệm quý báu đầu tiên, điều sâu sắc đầu tiên là: "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh". ở phần III - "Mấy vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", quan điểm trên đây được nhấn mạnh: "Chúng ta một lần nữa khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Dự thảo cho rằng: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam... Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi; đó là tài sản tinh thần to lớn vô giá của Đảng ta, dân tộc ta". 

Với tư cách là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, nội hàm tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú. Nhân tố hàng đầu tạo nên một hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam chính là tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. ý thức sâu sắc vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc cho nên cùng với bước tiến về nhận thức, Dự thảo còn đòi hỏi ngay từ bây giờ và sang thế kỷ 21 cần đẩy mạnh hơn nữa việc học tập, quán triệt, thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chú trọng tư tưởng đạo đức. ở phần IV - "Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển", Dự thảo đặt vấn đề trong giáo dục, đào tạo những chủ nhân của thế kỷ 21 cần: "Coi trọng giảng dạy các bộ môn Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong mọi loại hình trường". Đối với những người đang giữ trọng trách trong quản lý và điều hành đất nước hiện nay, Dự thảo viết: "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Việc học tập, thực hành tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thể hiện đặc biệt rõ ở phần X - "Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao nǎng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng". Về vấn đề này, Dự thảo có đoạn: "Mở rộng trong toàn Đảng và trong nhân dân phong trào học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh". 

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự phản ánh hoàn cảnh kinh tế, chính trị, vǎn hóa, xã hội của đất nước và thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thông qua nhận thức và hành vi đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ được Người đề cập qua những tác phẩm, bài nói, bài viết mà được phản ánh sâu đậm nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng dũng cảm, sáng tạo vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng chuyên nghiệp, do đó, đạo đức mà Người đề cập trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và suốt đời nêu gương, theo đuổi trước hết là đạo đức của người cách mạng, là đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, để hoàn thành mọi nhiệm vụ do cách mạng giao phó người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng. 

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Điều quan trọng nhất đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành không chỉ dừng lại trên lời nói, ở phạm trù, chuẩn mực đạo đức mà phải biến thành lẽ sống và phương thức hoạt động của mỗi người, trước hết là cán bộ, đảng viên. Với quan niệm đó, khi đi vào hoạt động thực tiễn "tuyệt đối trung thành" phải là "quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đó là tiêu chuẩn số một của người cách mạng, của đạo đức cách mạng. Đương nhiên, ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng gắn bó với tinh thần triệt để cách mạng, với trình độ khoa học sâu sắc. Do đó lòng trung thành không chỉ là cần cù, chịu khó, sẵn sàng hy sinh tính mạng mà còn phải bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ, chiến thắng mọi kẻ thù. Để đạt mục tiêu đó phải biết kết hợp nhiệt tình cách mạng với trình độ khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa đức với tài. Hiện nay, chúng ta gọi đó là sự kết hợp phẩm chất đạo đức với nǎng lực trí tuệ. 

Trong khi cho rằng để chiến thắng mọi kẻ thù trước tiên phải có đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát kẻ địch gồm ba loại: 

- Chủ nghĩa tư bản và đế quốc thực dân; 

- Thói quen và truyền thống lạc hậu; 

- Chủ nghĩa cá nhân. 

Ba kẻ địch nêu trên liên quan chặt chẽ với nhau, muốn chiến thắng chúng không chỉ biết dùng gươm, dùng súng, dũng cảm xông lên, mà còn phải biết cải tạo, bao gồm cải tạo bản thân mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, "một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài". 

Cần nói thêm là, cùng với sự phát triển của cách mạng, nhất là khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng chú ý nhiều hơn tới việc chống kẻ thù thứ ba: chủ nghĩa cá nhân. Thật có ý nghĩa khi chúng ta biết đúng vào dịp kỷ niệm 39 nǎm Ngày thành lập Đảng, báo Nhân dân số 5409, ngày 3-2-1969 đǎng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với những người "mang một ba-lô chủ nghĩa cá nhân", thì làm việc gì đầu tiên họ cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình, không lo mình vì mọi người mà chỉ đòi hỏi mọi người vì mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa cá nhân "là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư tật xấu,... là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội". 

Từ quan điểm "kẻ địch gồm có ba loại", phù hợp điều kiện mới, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, nǎm 1994, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu lên bốn nguy cơ đối với cách mạng Việt Nam, trong đó nguy cơ thứ ba là nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Nguy cơ này xuất hiện trước hết do một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ, đảng viên cấp cao rơi vào chủ nghĩa cá nhân, xa rời đạo đức cách mạng. Dự thảo các vǎn kiện trình Đại hội IX tiếp tục nói tới sự tồn tại và diễn biến phức tạp của bốn nguy cơ mà Đảng đã cảnh báo từ đầu nǎm 1991, đồng thời nhấn mạnh rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với cách mạng Việt Nam khi bước sang thế kỷ 21 là "trong bộ máy Đảng và Nhà nước tệ quan liêu, tham nhũng và sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi". Nếu nǎm 1991 Đảng mới chỉ nói tới nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu thì hơn sáu nǎm sau nguy cơ đó chưa bị đẩy lùi, lại còn xuất hiện thêm "sự suy thoái về phẩm chất đạo đức". Theo suy nghĩ của chúng tôi, quan liêu, tham nhũng là biểu hiện của sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, nhưng sự suy thoái về phẩm chất đạo đức còn bao gồm cả những biểu hiện xuống cấp về đạo đức như lối sống sa đọa, thực dụng,... Có thể nói rằng nguy cơ đối với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam xuất hiện từ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể không chỉ đơn thuần là tệ quan liêu, nạn tham nhũng mà là một loạt những vấn đề hết sức phức tạp. Nếu gọi sự vật theo đúng tên của nó thì đó chính là chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mẹ đẻ ra mọi thói hư tật xấu, mọi lỗi lầm đều nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân. Đó là kẻ thù trước tiên cần phải chống trong mỗi con người, trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Dự thảo đã quán triệt tư tưởng đó. Dự thảo đã trực tiếp đề cập việc phải kiên quyết đấu tranh với những cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân, mang nặng tư tưởng cá nhân. Dự thảo biểu thị quyết tâm của toàn Đảng: "Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực dụng, tham vọng cá nhân, lối sống vị kỷ, sa đọa". Nếu không khắc phục được những tệ nạn nêu trên thì Đảng, Nhà nước không thể làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải siêng nǎng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn được lòng dân thì cũng như bắc dây leo trời. Điều đáng quan tâm là, nếu tháng 2-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới chỉ viết, có "một số ít cán bộ, đảng viên mà đạo đức, phẩm chất còn thấp kém" thì hiện nay số đó hình như đã tǎng lên. Dự thảo nhiều lần sử dụng các cụm từ "một bộ phận cán bộ, đảng viên", "một bộ phận cán bộ, công chức" và "không ít cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, mang nặng tư tưởng cá nhân, tham vọng quyền lực, danh lợi, cục bộ, bản vị, chưa gương mẫu rèn luyện bản thân". 

Thực trạng trên đây cho thấy tính cấp thiết, ý nghĩa thời sự của việc học tập và thực hiện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chỉ xuất phát từ "sự thoái hóa về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên" và toàn xã hội chúng ta, mới hiểu hết quan điểm về học tập và thực hiện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được trình bày trong Dự thảo. 

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng trung thành, đạo đức cách mạng không bao giờ là một khái niệm trừu tượng mà phải được chứng minh qua những việc làm hằng ngày. Cách đây hơn 50 nǎm, đúng ngày 2-9-1950, báo Sự Thật số 140 đǎng bài "Phải tẩy sạch bệnh quan liêu". Trong bài báo này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Đã phụng sự nhân dân thì, phải phụng sự cho ra trò. Nghĩa là việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho nhân dân dù nhỏ cũng phải hết sức tránh. Ngay từ nǎm 1926, Hồ Chí Minh chỉ rõ tiêu chuẩn số một của "người cách mạng mẫu mực" là: "Đêm ngày nghĩ đến sự nghiệp cách mạng và cứu độ nhân loại". 

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực trong việc thực hiện trọn vẹn những chuẩn mực đạo đức do mình khởi xướng. Cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn tâm niệm và hành động vì đạo lý: Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi, những quan điểm, chủ trương, đường lối đúng đắn phải mang lại hiệu quả thiết thực: làm lợi cho dân, trừ hại cho dân. Do đó, cùng với coi trọng việc đề ra chủ trương, đường lối, Người đặc biệt chú ý giải pháp và quyết tâm thực hiện chủ trương, đường lối đã đề ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đường lối chủ trương có rồi, phải có biện pháp thực hiện cho tốt... Kế hoạch một phần, biện pháp phải hai phần và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Có thể nói toàn bộ Dự thảo, trong đó có phần về đạo đức đã quán triệt quan điểm trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cùng với việc nêu lên quan điểm, chủ trương đã đề ra biện pháp và quyết tâm thực hiện. Do đó, chúng ta có cơ sở để tin rằng, với Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên sẽ từng bước thực hiện được bốn chữ "thật" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn trong Di chúc: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".

Báo Nhân dân, ngày 2/11/2000

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website