Hồ Chí Minh với vấn đề chăm sóc sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta

PTS. Lâm Bá Nam

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác y tế, quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ cho nhân dân trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số. 

Đối với vùng miền núi - dân tộc, việc chǎm sóc sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân được Người đề cập từ rất sớm và đặt trong bối cảnh đặc thù dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi cǎn cứ địa đóng ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh qua kinh nghiệm và thực tiễn đã nêu "sáu điều không nên và sáu điều nên làm" như là cẩm nang công tác dân vận của cán bộ và chiến sĩ ta, trong đó Điều 4, 5 Bác viết: Dạy dân chữ quốc ngữ và những điều vệ sinh thường thức; Nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây cảm tình và sau để dần dần giải thích cho dân bớt mê tín. 

Xuất phát từ những đặc điểm riêng của vùng miền núi - dân tộc, không bao giờ Người tách vấn đề chǎm sóc sức khoẻ hay y tế ra khỏi vấn đề xã hội nói chung, mà đặt nó trong bức tranh tổng thể gắn liền quá trình vận động cách mạng lâu dài, nhằm cải tạo dần từng bước các yếu tố lạc hậu trong phong tục tập quán, nâng cao dân trí của đồng bào. Đầu những nǎm 60, khi trở lại Cao Bằng, Người vui mừng nhận thấy những đổi thay to lớn trên vùng đất chiến khu xưa: "Đồng bào các dân tộc đều ǎn mặc lành lặn (...) Bệnh tật ốm đau đã giảm nhiều. Như thế tức là đời sống tiến bộ. Tuy vậy, Người cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những thành tựu trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng hợp tác xã, phát triển vǎn hoá giáo dục còn có mặt chưa tốt như: vệ sinh còn kém, lấy vợ lấy chồng quá sớm. Bây giờ cũng đang còn như thế. Những hủ tục khác như cúng bái, ma chay còn nhiều. Có nơi nuôi gà, nuôi lợn được bao nhiêu giết để cúng gần hết. Trong kháng chiến, ở những vùng có bộ đội, có cơ quan của ta ở, thì ta giúp đỡ nhân dân chữa bệnh để họ đỡ cúng bái (...), nhưng chưa phải là đã hết cúng bái, mê tín. 

Chính vì vậy, khi xem xét đánh giá các khía cạnh xã hội ở vùng miền núi dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: 

Cái gì phải xoá? 

- Mê tín hủ tục. 

Cái gì cần phát triển? 

- Vǎn hoá giáo dục, vệ sinh phòng bệnh. 

Để tǎng cường công tác chǎm sóc sức khoẻ của đồng bào các dân tộc thiểu số, Hồ Chí Minh đã chỉ ra các biện pháp thiết thực nhằm không ngừng nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc, về kinh tế cũng như vǎn hoá. Người nói, nhiệm vụ của chúng ta bao gồm: "Một mặt là làm sao mưu lợi ích cho đồng bào. Một mặt nữa là làm sao tránh được tệ hại cho đồng bào". Muốn làm được điều đó, vấn đề quan trọng trước hết là đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - vǎn hoá vùng miền núi dân tộc. Đối với các cơ quan trung ương phải coi đây là trách nhiệm , phải nhận trách nhiệm " tuyên truyền", "huấn luyện " đồng bào miền núi. Người đặt vấn đề đối với các ngành y tế, giao thông, mậu dịch phải chịu trách nhiệm gì? 

Người cũng đòi hỏi công tác tuyên truyền huấn luyện phải cụ thể, thiết thực với tinh thần hết lòng phục vụ đồng bào các dân tộc. 

Nhưng một mặt khác, để góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, chǎm sóc sức khoẻ của đồng bào, việc xoá bỏ các hủ tục trở thành một trong những nhiệm vụ cấp bách. Tuy vậy, các hủ tục này nó đã từng ǎn sâu trong phong tục tập quán không dễ gì xoá bỏ. Để thực hiện chủ trương đó, Người đã chỉ rõ: "Phải làm bền bỉ liên tục, làm dần dần, chứ không thể chủ quan nóng vội, muốn làm hết ngay một lúc". Người cũng lưu ý chúng ta về tính đặc thù trong từng dân tộc (tức tộc người) trong quá trình vận động xây dựng đời sống vǎn hoá mới, nếp sống mới, không thể áp đặt một cách chủ quan. Người dạy chúng ta: Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có lợi cho đời sống vật chất và vǎn hoá của các dân tộc. Ra sức làm cho tốt, cho khéo để xoá bỏ những cái có hại như hủ tục, mê tín dị đoan, thiếu vệ sinh, tảo hôn... 

Người cũng đã nhiều lần phê phán nghiêm khắc những thiếu sót trong công tác chǎm sóc sức khoẻ đồng bào. Trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện ba tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn nǎm 1948, Người viết: "Về y tế: thì không tích cực chủng đậu cho dân, các trạm phát thuốc thì không kiểm soát chặt chẽ, không cố gắng tuyên truyền vệ sinh". Khi nói đến miền núi trên lĩnh vực vǎn hoá xã hội có hai yếu tố Người đặc biệt quan tâm: đó là việc học tập nâng cao dân trí và chǎm sóc sức khoẻ. Trong Thư gửi Đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du nǎm 1964, Người vui mừng nhận thấy: "Về vǎn hoá, xã hội thì nhiều người đã biết chữ (...). Công việc vệ sinh, phòng bệnh, chữa bệnh ngày càng khá, các thói quen cũ lạc hậu đã được bỏ bớt dần". 

Nhìn chung lại, việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân như Hồ Chí Minh nói là nhiệm vụ rất vẻ vang. Đối với các dân tộc thiểu số, Người đặc biệt lưu ý đến thái độ, trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, của Nhà nước ta đối với đồng bào, trong đó đáng chú ý là lĩnh vực y tế. Người cũng nhắc nhở chúng ta khi giải quyết vấn đề y tế miền núi không thể tách rời khỏi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì nó là một trong những bộ phận hợp thành trong chiến lược phát triển đó. Người cũng xác định vị trí, trách nhiệm của các cơ quan trung ương trong lĩnh vực này. Tuy nhiên đây không phải là công việc giản đơn và nó chỉ có thể làm tốt nếu như "xuất phát từ nhiệt tình cách mạng", từ tình "thương yêu đồng bào" mà Hồ Chí Minh đã dạy.

Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website