Hồ Chủ tịch với báo Vui sống

GS. Từ Giấy

Tháng 6 nǎm 1946, số báo đầu tiên của tờ báo Vui sống, cơ quan truyền bá vệ sinh của Cục Quân y, Bộ Quốc phòng ra đời. Tờ báo đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân và quân đội nên chiếm được cảm tình và sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc, cả quân và dân. 

Mỗi kỳ báo ra, toà soạn đều gửi báo lên Bác Hồ. Bác đọc và nếu có nhận xét gì Bác ghi ở bên lề rồi gửi báo lại. Những nhận xét của Bác đều là những bài học vô cùng bổ ích cho toà soạn. Qua góp ý của Bác, báo Vui sống không thể dừng lại ở việc phổ biến kiến thức mà phải thu thập được nhiều kinh nghiệm thực tế để hướng dẫn mọi người làm theo, đưa những kiến thức phổ biến vào đời sống. Muốn làm được như vậy phải có tổ chức. Bộ Tổng tham mưu quân đội đã có chỉ thị xây dựng ở mỗi tiểu đội 10 người có một chiến sĩ vệ sinh. Chiến sĩ vệ sinh này vẫn tập luyện, chiến đấu như các chiến sĩ khác nhưng được học thêm về vệ sinh phòng bệnh, cách phòng chống sốt rét. Chiến sĩ vệ sinh có nhiệm vụ gương mẫu thực hiện các điều đã học, ví dụ: muốn phòng chống sốt rét phải ngủ màn, phải mặc quần áo dài buổi tối, nhắc nhở anh em trong tiểu đội cùng làm theo. Bộ đội thường đóng quân ở nhà dân cho nên bộ đội đóng quân ở nhà nào đều có nhiệm vụ vận động nhân dân cùng thực hiện. Với tổ chức này, những điều kỷ luật vệ sinh như rửa tay trước khi ǎn, cắt ngắn móng tay, không để ruồi bâu vào thức ǎn, không uống nước lã, ǎn đũa hai đầu, không làm bẩn các nguồn nước, lấp kín hố phân mỗi khi phóng uế, tập đều thể dục buổi sáng đã dần dần thực hiện trong quân đội và lan rộng ra đồng bào trong vùng đóng quân. Kết quả thật đáng mừng, một nếp sống mới được hình thành ở vùng tự do, sự hoành hành của bệnh sốt rét cũng bắt đầu giảm. 

Từ sau nǎm 1950, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, yêu cầu chuẩn bị đánh lớn, đánh tập trung, đánh ở các nơi xa cǎn cứ, đòi hỏi bộ đội phải có sức khoẻ, sức bền bỉ dẻo dai, hành quân xa, chiến đấu liên tục dài ngày trong khi bệnh sốt rét tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất phổ biến và vẫn còn để lại những hậu quả dai dẳng. Tình hình ǎn uống có khá hơn nhưng nói chung vẫn còn ở trong tình trạng thiếu thốn. 

Cuối nǎm 1951, tôi được triệu lên gặp đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đồng chí cho biết: Theo gợi ý của Hồ Chủ tịch, để chuẩn bị đánh lớn, phải phát động trong quân đội một cuộc vận động rộng rãi chống cǎn bệnh sốt rét, nâng cao sức khoẻ và sức chống bệnh phải tìm mọi cách cải thiện tình hình ǎn uống của quân đội. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã gợi ý một số việc cụ thể cần làm và giao cho tôi chuẩn bị nghiên cứu đề xuất những hoạt động cụ thể ở đơn vị. Mặc dầu công tác rất bận nhưng đồng chí đã dành trọn ba ngày ngồi thảo luận từng điểm cụ thể của bản dự thảo kế hoạch phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ǎn. Sau ba lần thông qua và góp ý, đồng chí Nguyễn Chí Thanh giao cho tôi hoàn tất bản dự thảo kế hoạch thành một bản chỉ thị của Tổng cục Chính trị gửi cho các cấp uỷ trong toàn quân để tiến hành cuộc vận động theo gợi ý của Hồ Chủ tịch. 

Chỉ thị phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ǎn không phải chỉ đóng khung trong vấn đề phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ǎn mà còn cả các hoạt động chung toàn diện để bảo vệ sức khoẻ như ngành hậu cần, quân nhu phải lo đảm bảo giấc ngủ tốt để cán bộ và chiến sĩ lấy lại sức sau một ngày luyện tập, lao dộng hoặc hành quân, chiến đấu, đảm bảo có đôi chân tốt để đi được xa, cho nên phải đảm bảo cung cấp đủ chǎn màn, áo ấm, giầy tất, ni lông cho bộ đội. Ngành chính trị lo giáo dục động viên các ngành phối hợp chǎm sóc sức khoẻ bộ đội và đặc biệt là giáo dục cho cán bộ chiến sĩ biết cách tự chǎm sóc bảo vệ mình, tích cực tǎng gia, kiếm hái thêm thực phẩm góp phần cải thiện bữa ǎn. 

Chỉ thị phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ǎn và việc thực hiện nó là một cuộc vận động lớn làm tǎng khả nǎng chiến đấu của quân đội ta, chuẩn bị cho cuộc hành quân đường dài 500 km từ cǎn cứ địa lên Điện Biên Phủ. 

Cuộc truy kích địch đến tận gần Luông Phrabǎng nhằm cô lập địch ở Điện Biên Phủ, phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến đấu liên tục 55 ngày đêm đi đến toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Ngay ở trận địa Điện Biên, tư tưởng tạm bợ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ bộ đội. Chỉ thị bình thường hoá sinh hoạt của bộ đội và mệnh lệnh bảo vệ sức khoẻ gồm 11 điều của Đại tướng tổng chỉ huy chiến dịch, cụ thể hoá chỉ thị phòng chống sốt rét và cải thiện bữa ǎn trong hoàn cảnh chiến đấu đã quy định rất cụ thể: không được đào hầm chỉ đủ để ngủ theo kiểu con tôm mà hầm phải đủ dài để duỗi được thẳng chân, đủ cao để có thể mắc được màn; không được ǎn thịt ôi thiu, không được uống nước lã, v.v. đã góp phần không nhỏ vào việc giữ vững sức khoẻ để phòng các bệnh dịch, sốt rét, chấy rận, lỏng lỵ, đảm bảo quân số chiến đấu của bộ đội và của dân công... 

Tôi đã được đọc nhiều bài báo, nhiều cuốn sách ca ngợi công lao của Hồ Chủ tịch với những quyết định chiến lược ở những thời điểm gay go, quyết liệt nhất để giữ vững chủ quyền dân tộc, đoàn kết toàn dân chiến đấu nhằm đạt mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhưng điều kỳ lạ nhất là trong hoàn cảnh bộn bề các công việc trọng đại như vậy mà Hồ Chủ tịch vẫn thu xếp được thời gian để quan tâm gần như tất cả mọi ngành, tất cả mọi người và đặc biệt là một ngành nhỏ bé và non trẻ như ngành vệ sinh phòng bệnh, một tờ báo hoạt động ở một lĩnh vực khiêm tốn là tờ Vui sống làm nhiệm vụ quá đời thường là truyền bá vệ sinh. 

Điều kỳ diệu đó người ta chỉ có thể làm được khi hướng hoàn toàn suy nghĩ và hành động của mình vì hạnh phúc của con người, vì cái quý nhất của con người là sức khoẻ. 

Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website