Xây dựng ngành quân y theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Phạm Vǎn Hựu

Ngoài di sản tinh thần của tư tưởng Hồ Chí Minh mà hiện nay đang được thừa kế, vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành quân y còn có một số di sản quý báu của Hồ Chí Minh viết về ngành y tế nói chung, trong đó có ngành y tế quân đội. 

Việc tiếp cận được càng nhiều giá trị khách quan của những di cảo này đã trở thành một nội dung khoa học cần nghiên cứu có hệ thống, trong đó, tiếp cận được hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu vừa cách mạng vừa khoa học cho bất cứ người cán bộ y tế nào thật sự muốn hoàn thiện mình theo tinh thần đổi mới của Đảng ngày nay. 

Trong bài viết này chúng tôi chỉ tiếp cận hai vấn đề: 

- Tư tưởng nhân vǎn Hồ Chí Minh với y đức. 

- Con đường tự hoàn thiện của cán bộ y tế để tiếp cận được chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh. 

Thông qua di cảo, chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh trên bình diện y tế đã được biểu hiện bằng những lời lẽ dễ hiểu, thiết thực, trực tiếp đi vào lòng người, có sức thuyết phục cao. 

Đó là lòng thương yêu đằm thắm đối với chiến sĩ và thương binh, bệnh binh qua các thư gửi cho thương binh bệnh binh nǎm 1947, 1948, 1950, 1951, 1952, 1953, 1954, 1956, 1957, 1958, 1959. 

Hồ Chí Minh nhấn mạnh sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận thức tiến bộ của y học ngày nay coi con người là một chỉnh thể vừa sinh học vừa vǎn hoá, đồng thời có tính nhân vǎn, tính xã hội rõ rệt. Sức khoẻ của con người vừa là sức lao động, là trí tuệ sáng tạo, vừa là nǎng lực cảm giác yêu thương, hạnh phúc. Về phương diện kinh tế - xã hội, sức khoẻ là nền tảng của sức lao động, yếu tố quan trọng cấu thành nǎng suất xã hội. 

Hồ Chí Minh yêu cầu ngành y tế quân đội và y tế nhân dân phải rèn luyện tự hoàn thiện mình để xứng đáng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải như là người mẹ hiền, lương y kiêm từ mẫu. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tiến bộ ngày nay do Tổ chức Y tế thế giới của Liên hợp quốc đề xuất: người chữa bệnh phải là người thầy thuốc tổng quát, là người nắm kỹ thuật chǎm sóc nhiều mặt, cả sinh học, bệnh học, trí tuệ, tình cảm, ý chí, giải toả các yếu tố độc hại từ môi trường, khuyến khích sự tích cực chủ động; xây dựng, dự trữ sức khoẻ của từng người, từng cộng đồng. 

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. Hồ Chí Minh khuyên nhủ cặn kẽ nhân viên quân y: phải nhận thấy vì sự kích thích trong chiến trận, vì sự sinh hoạt khắc khổ trong quân đội, vì sự tu dưỡng chưa đầy đủ hoặc vì những điều kiện thiếu thốn, một số anh em quân nhân không được trấn tĩnh, đối với thầy thuốc không được nhã nhặn. Gặp những trường hợp như vậy, chúng ta nên lấy tinh thần nhân ái mà cảm hoá họ. Người ta có câu: lương y kiêm từ mẫu, nghĩa là người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền. 

Hồ Chí Minh cǎn dặn nhân viên y tế thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt..., tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, lương y phải kiêm từ mẫu. Hồ Chí Minh tin cậy và giao phó trách nhiệm cho nhân viên y tế: "người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ vẻ vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu chǎm sóc người bệnh như anh em ruột của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. 

"Lương y phải như từ mẫu". Câu nói ấy rất đúng. 

Hồ Chí Minh nhẹ nhàng nhắc nhở nhân viên quân y phải có những tổ chức bám sát bộ đội phục vụ chiến đấu: cần phải có những cơ quan quân y lưu động..., có kế hoạch để lập thành những cơ quan lưu động..., cơ quan ấy thì khó nhọc hơn, anh em sẽ xung phong phụ trách những cơ quan đó. 

Hồ Chí Minh còn nhìn thấy trách nhiệm của nhân viên y tế trong phần bảo vệ sức khoẻ giống nòi: việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh vác một phần quan trọng. Vì vậy y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi. 

Để thực hiện y đức mang tính nhân vǎn Hồ Chí Minh, ngành y tế quân đội và y tế nhân dân phải không ngừng phấn đấu tự hoàn thiện mình. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết là phải thật thà đoàn kết. Đoàn kết giữa cán bộ cũ với cán bộ mới, đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng đến các bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Với nhân viên quân y là phải đoàn kết chặt chẽ nêu cao tinh thần tập thể, phải đoàn kết, kỷ luật, hǎng hái, bác ái, hy sinh. 

Đoàn kết trong ngành y vì sức khoẻ của con người là lẽ sống, còn quá trình bảo vệ sức khoẻ cứu chữa thương binh, bệnh binh là một quá trình hành động tập thể sâu rộng, có nhiều chuyên ngành khoa học, nhiều cấp cùng tham gia, nhất là trong tình hình có chiến tranh thì yêu cầu này càng trở thành cấp bách. Phải đoàn kết thì mới thể hiện được y đức đối với người bệnh, mới đạt được hiệu quả cao nhất sao cho nhiều người, nhiều cấp cùng có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ. Đoàn kết không chưa đủ lại phải có kỷ luật rất nghiêm, rất chặt chẽ vì quá trình bảo vệ sức khoẻ và cứu chữa người bệnh cũng là quá trình phải tuân thủ một loạt những quy trình kỹ thuật đã trở thành điều lệ, chế độ động tác trong ngành y. Nó cũng có ý nghĩa sống còn với sức mạnh chiến đấu của quân đội như các điều lệnh quân sự. 

Người thầy thuốc có được tấm lòng nhân ái như chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh là một yêu cầu hàng đầu trong việc thực hành y nghiệp. Ngành y tế phải được xây dựng như thế nào để phục vụ có hiệu quả cao nhất, để người thầy thuốc phát huy được cái tâm của người mẹ hiền, không chỉ dừng lại ở tấm lòng bác ái chung chung, không có khả nǎng đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân và cứu chữa bệnh. 

Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng cơ bản cho ngành y tế tự hoàn thiện mình ngang tầm yêu cầu của xã hội phát triển. Hồ Chí Minh kêu gọi ngành y tế phải thi đua ái quốc, thi đua tìm ra những thứ thuốc mà nước ta sẵn có nguyên liệu..., thi đua tìm cách chữa chóng khỏi mà tốn ít thuốc..., thi đua tìm những thuốc dễ sắm nhất và hiệu nghiệm nhất..., chữa những bệnh phổ thông nhất. Ngoài ra cách tổ chức làm việc, tuyên truyền vệ sinh số bệnh nhân được chữa khỏi, giúp đỡ dân chúng, v.v. đều là những điểm cần đưa vào cuộc thi đua..., cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học càng phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng... Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây"... 

Tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước và con người Việt Nam, biết tận dụng khai thác tiềm nǎng cây thuốc, con thuốc sẵn có trong nước với tinh thần rất tiến bộ và khoa học của Tuệ Tĩnh về nam dược trị nam nhân, kế thừa kinh nghiệm lịch sử về bảo vệ sức khoẻ của tổ tiên, khai thác những yếu tố phòng bệnh và chữa bệnh đã được phát hiện hoặc có tiềm ẩn trong nhân dân, phải xuất phát từ cơ cấu bệnh tật của nhân dân ta, đặc biệt là những bệnh phổ biến, có ảnh hưởng to lớn đến sức khoẻ và sức lao động của con người, phải biết tìm những thứ thuốc dễ kiếm, dễ tìm, có hiệu quả cao nhất. Đó là những nội dung cơ bản thể hiện tính khoa học, dân tộc và đại chúng trong ngành y tế. 

Hồ Chí Minh nhấn mạnh kinh nghiệm chữa bệnh, phòng bệnh của tổ tiên ta bằng thuốc ta, thuốc Bắc, biết tận dụng dược liệu sẵn có tại chỗ, lại yêu cầu chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc đông và thuốc tây trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và cứu chữa người bệnh. 

Đây là một định hướng khoa học cực kỳ quan trọng, được nêu ra từ rất sớm, chẳng những đúng đắn, khách quan trong hoàn cảnh kháng chiến thiếu thầy, thiếu thuốc mà còn khoa học ngay khi lực lượng và phương tiện y tế đã tǎng trưởng khá hơn. 

Hồ Chí Minh thực hiện việc tự rèn luyện, thực hiện một chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học là điều phù hợp với quan niệm hiện đại, tiến bộ trong bảo vệ sức khoẻ của mỗi cá thể trong cộng đồng, phản ánh tư tưởng dự phòng trong y học. Những nhà lâm sàng học có kinh nghiệm đều thừa nhận người thầy thuốc vĩ đại nhất là người ít dùng thuốc chữa bệnh nhất và ý thức rằng mình chỉ là người trợ lý đắc lực cho tự nhiên trong quá trình tự điều chỉnh. 

Ngày nay, trong điều kiện công nghiệp dược phẩm phát triển rất nhanh chóng và cũng thu được lợi nhuận khổng lồ, việc tung ra thị trường nhiều thuốc mới làm khổ cho cả người kê đơn thuốc và người dùng thuốc (không kể những trường hợp như ở nước ta, người bệnh tự mua thuốc ở bất cứ đâu, tự chọn lựa thuốc cho mình và cũng sẵn sàng chỉ dẫn cho những người khác làm như kinh nghiệm của mình). Không ít thuốc được tuyên truyền rộng rãi là tiến bộ của khoa học dược phẩm, là thuốc đặc trị, là biệt dược... và chỉ ít lâu sau lại hoá ra là nó có hại hoặc thực chất chẳng có lợi gì cho người bệnh. Người thầy thuốc đã phải tra cứu những quyển dược điển dầy hơn danh bạ điện thoại, ghi tên hàng ngàn thứ thuốc để kê một đơn thuốc cho bệnh nhân, nhiều thứ thuốc cho đơn chỉ vì người bệnh muốn dùng chứ trong đám rừng tên thương mại của thuốc ấy, người thầy thuốc không thể chắc chắn thuốc nào trị được bệnh nào. Phương pháp chữa bệnh khá phổ biến hiện nay là trước tiên cho bệnh nhân dùng một số liều thuốc thǎm dò xem cái nào có hiệu quả đối với cơ thể và bệnh tật; bước thứ hai là dùng những liều thuốc hoá giải các độc hại do đợt thuốc trước gây ra; bước thứ ba là ngǎn chặn tác hại (hay tác dụng phụ) của hai đợt thuốc trước bằng một loạt thuốc khác, mạnh hơn và đương nhiên độc hơn. Cứ như vậy mà hao mòn sức khoẻ và tiền bạc của người bệnh, và người thu lợi không có ai khác là nhà kinh doanh chế thuốc và người kê đơn thuốc. Người thầy thuốc có kinh nghiệm là người nhận thức được hơn ở lĩnh vực nào hết, trong lĩnh vực chữa bệnh, con người rất dễ tác động mù quáng vào tự nhiên. Tự nhiên luôn luôn tự điều tiết, tự hoàn chỉnh, tự cân đối và tự bảo vệ, duy trì sự lành mạnh của nó. Vấn đề là để tự nhiên có thời gian làm việc và đừng vô tình hay cố ý tiến hành những biện pháp chống lại tự nhiên. 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trên tổng thể cũng như trên cụ thể y học và y nghiệp, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương và các cấp uỷ Đảng trong quân đội, ngành quân y đã lấy xây dựng về chính trị, tư tưởng là cơ sở; lấy tinh thần thầy thuốc mẹ hiền làm trung tâm của xây dựng y đức; lấy bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội làm mục đích hành động; lấy đoàn kết dựa vào quân đội, dựa vào nhân dân, phục vụ quân đội, phục vụ nhân dân làm sức mạnh; lấy hoạt động của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường làm cǎn cứ nghiên cứu, cải tiến, phát triển mọi mặt công tác bảo đảm và lấy nâng cao trình độ, làm chủ khoa học kỹ thuật làm nội dung yêu cầu hành động của từng người, từng bộ phận...

Kỷ yếu hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác bảo vệ sức khoẻ
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website