Xây dựng khu kinh tế quốc phòng (KTQP) ở nước ta hiện nay có sự kế thừa, phát triển một kế sách, một truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Kế sách này ra đời từ rất sớm, luôn được duy trì, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, khu KTQP tồn tại dưới các hình thức và tên gọi khác nhau, nhưng cùng mục đích nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng làm cho đất nước v?ng mạnh. Dưới các triều đại phong kiến, các khu KTQP dó khai thác nguồn lực đất đai, lao động của binh lính để sản xuất xây dựng kinh tế b?ng cỏch tập trung khai khẩn đất hoang hoá ở các vùng biên ải kết hợp với sức lao động của binh lính đồn trú làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu nhằm mục đích thực túc binh cường. Về góc độ quốc phòng, xây dựng khu KTQP là giải pháp tối ưu để đảm bảo có lực lượng tại chỗ sẵn sàng chiến đấu, là phương pháp quản lý binh lính hiệu quả nhất bởi họ có công ăn việc làm, gắn bó với vùng đất mới và trở thành chủ nhân bảo vệ chính quê hương của mình. Đồng thời, xây dựng khu KTQP còn tạo ra thế trận liên hoàn bảo vệ Tổ quốc, Lê Quý Đôn viết: "Từ xưa muốn cho quân lương được đầy đủ, quân dụng được dồi dào thì không gì bằng đồn điền. Lính tráng đều là thổ dân, có công ăn việc làm thì không đảo ngũ là một; chỗ nào cũng đóng đồn cày bừa, để trồng trọt, đội ngũ liên lạc với nhau để đảm bảo các chỗ trọng yếu chẳng lo ngại gì ấy là hai…". Vì vậy, xây dựng khu KTQP trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay cần được kế thừa và phát triển phù hợp.
Xây dựng khu KTQP không chỉ là phát triển nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc, mà phải gắn với phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Các khu KTQP của quân đội ta hiện nay, cũng giống như truyền thống của ông, cha là triển khai tại các địa bàn xung yếu, nơi biên giới hải đảo, khai khẩn đất hoang hoá phát triển kinh tế. Sự phát triển sản xuất trước đây theo hướng tự cấp tự túc, tích trữ lương thảo đầy đủ để sẵn sàng sử dụng trong chiến tranh. Nhưng ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì sản xuất ở các khu KTQP phải theo hướng sản xuất hàng hoá để tạo ra sự h?p tỏc kinh tế, tranh thủ được các yếu tố ngoại lực về khoa học - công nghệ, bổ sung sự thiếu hụt các yếu tố đầu vào của sản xuất, mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá… Đồng thời phát huy được yếu tố nội lực của các khu KTQP về tài nguyên, các sản phẩm hàng hoá đặc sản cú lợi thế so sánh để phát triển sản xuất.
Các đoàn kinh tế quốc phòng không trực tiếp sản xuất tập trung đã giúp dân phát triển sản xuất ở các vùng dự án bằng các hình thức: giúp dân khai hoang làm ruộng lúa nước, phối hợp với địa phương làm mẫu mô hình sản xuất cho nhân dân triển khai. Cùng với địa phương mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kinh tế, định hướng cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán và thế mạnh của địa phương nhằm phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Kết quả sản xuất của các khu KTQP ở địa bàn Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây Bắc trong những năm qua đã chứng minh chỉ có phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá thì mục tiêu kinh tế - quốc phòng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội mới thực hiện được. Đồng thời cũng là giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh các cây đặc sản, con giống có năng xuất cao, dần xoá bỏ nếp nghĩ và lối canh tác lạc hậu của kinh tế tự nhiên, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các trung tâm kinh tế của đất nước. Khác với khu KTQP trong lịch sử là phát triển sản xuất do người lính đảm nhiệm, hoặc giao cho dân đến lập nghiệp. Ngày nay, ngoài nhiệm vụ trực tiếp lao động sản xuất, quân đội còn phải giúp đỡ dân phát triển sản xuất hàng hoá bằng việc đảm bảo đầu vào, đầu ra hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để đồng bào các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa từng bước làm quen với các quan hệ hàng hoá - tiền tệ của nền kinh tế thị trường, thay đổi tập quán canh tác hoà nhập với sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Xây dựng khu KTQP ngày nay không chỉ góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược từ biên giới, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà còn bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh chính trị - xã hội, chống lại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù.
Ngày nay, lợi dụng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch tỡm cỏch tiến hành xâm lược toàn diện cả về kinh tế, chính trị - tư tưởng, văn hoá với chiến lược "diễn biến hoà bình" kết hợp bạo loạn lật đổ và sẵn sàng sức mạnh quân sự khi c?n. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ sử dụng kinh tế như là một thứ vũ khí lợi hại nhất để khuất phục các nước, như bao vây cấm vận để ngăn cản sự hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế của các nước bị tấn công tách khỏi quá trình phát triển chung của nhân loại, bị tụt hậu và lâm vào khủng hoảng. Xây dựng các khu KTQP giúp dân phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo làm cho kinh tế của đất nước mạnh lên là giải pháp bảo vệ tốt nhất trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế. Đồng thời là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác dân vận giúp đỡ các địa phương xây dựng hệ thống chính trị và chính quyền cơ sở vững mạnh đủ sức tổ chức, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất và xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh chính trị tr?t t? an toàn xã hội tại địa bàn. Các đoàn kinh tế quốc phòng còn là lực lượng tại chỗ ngăn đe, phát hiện các hoạt động ngầm chống phá của các phần tử phản động và các hoạt động truyền đạo trái phép bảo vệ an ninh chính trị xã hội ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "diễn biến hoà bình" của kẻ thù. Về mặt xã hội, các đoàn kinh tế quốc phòng đã cùng với chính quyền quy hoạch lại dân cư, bản làng biên giới, tham gia xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Những thành tựu về kinh tế, quốc phòng - an ninh của các khu KTQP trong 5 năm triển khai xây dựng cho thấy, kế sách giữ nước của dân tộc đã được kế thừa và phát triển phù hợp với tình hình mới của đất nước, thiết thực đem lại lợi ích kinh tế - xã hội và quốc phòng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo Th.S Trần Văn Lý, tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự tháng 12/2004