TS. Đỗ Hữu Hào
Đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đã nhanh chóng biến thành phong trào cách mạng của quần chúng, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta. Tiếp đó Đại hội VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa và trên cơ sở các luận điểm cơ bản của Cương lĩnh, Đại hội VII đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến nǎm 2000, phấn đấu vượt qua khỏi tình trạng một nước nghèo, kém phát triển, GDP tǎng gấp đôi so với nǎm 1990. Có thể đánh giá chung là trong thời kỳ 1991-1999 chúng ta đã từng bước khắc phục khó khǎn và đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, được tiền đề mới cho phát triển chuyển dần sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá sẽ giúp chúng ta vận dụng sáng tạo vào việc phấn đấu để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào nǎm 2020.
I- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự lực cánh sinh, phát huy nội lực và lợi thế so sánh
Thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá tiến tới hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của Đảng ta, từ nǎm 1995 đến nay, chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC. Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực thực chất là tiến tới tự do hoá thương mại và đầu tư, tham gia phân chia thị trường thế giới, giành lợi thế trong thương mại quốc tế. Nhưng trọng tâm của thị trường là nǎng lực cạnh tranh. Mà nǎng lực cạnh tranh được xác định bởi các yếu tố sau đây:
- Lợi thế so sánh
- Sức cạnh tranh của hàng hoá
Tính sáng tạo, nǎng động, vươn mạnh ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh đương đầu với thách thức và cố gắng liên tục. Nghiên cứu các trước tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy các yếu tố này Người đã vạch ra cho chúng ta từ lâu. Trong bài báo "Đảng ta phấn đấu anh dũng thắng lợi rất vẻ vang" đǎng trên báo Nhân dân ngày 9-12-1959 Bác đã viết "Ta có điều kiện thuận lợi để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nước ta có "rừng vàng, biển bạc". Nhân dân ta cần cù. Ta được các nước anh em giúp đỡ. Nhưng cũng khó khǎn như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, vǎn hoá, kỹ thuật còm kém" 1. Đó chính là những lợi thế so sánh đối với phát triển mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra cho chúng ta, Người coi đó là "ba điều kiện thuận lợi: thiên thời địa lợi và nhân hoà". Trong bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam (Khoá III) Người đã đúc rút thành thơ:
"Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt,
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu,
Nhân dân dũng cảm và cần kiệm,
Các nước anh em giúp đỡ nhiều.
Thế là chúng ta có đủ cả ba điều kiện thuận lợi - thiên thời, địa lợi và nhân hoà - để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tức là xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân ta.
Việc mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải làm là ra sức kết hợp và vận dụng thật khéo ba điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tế của miền Bắc nước ta" 2.
Về sức cạnh tranh của hàng hoá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát trong khẩu hiệu: "nhiều, nhanh, tốt, rẻ" và Bác đã chỉ rõ phải làm gì để thực hiện được khẩu hiệu này: "Tiến nhanh, tiến mạnh là quy luật của chủ nghĩa xã hội. Nước sản xuất được nhiều, nhanh, tốt, rẻ, thì phải có nhiệt tình cách mạng, nhưng lại còn phải hiểu biết và nắm vững khoa học..." 3. Muốn nắm vững khoa học, công nghệ thì: Thợ già hết lòng dạy nghề cho thợ trẻ, già trẻ dốc lòng hǎng hái thi đua. Mọi người phải đoàn kết sản xuất nhanh, nhiều, tốt, rẻ, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 4.
Bác Hồ thường cǎn dặn, nếu làm nhiều, làm nhanh, làm tốt, nhưng lại không rẻ - nghĩa là phải dùng quá nhiều sức người, sức của thì rốt cuộc vẫn không đạt được mục đích tǎng mức sống của nhân dân và tǎng nhanh tích luỹ để xây dựng công nghiệp, mở rộng kinh tế. Cho nên chúng ta phải hết sức tiết kiệm sức người, sức của trong sản xuất và xây dựng. Trên thực tế hiện nay chúng ta sản xuất nhanh, nhiều, tốt, nhưng không rẻ, do đó đại đa số nhân dân không có tiền để mua. Cho nên trong ngành công nghiệp hiện đang có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhưng lại bỏ ngỏ thị trường trong nước cho hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan tràn vào vì giá quá rẻ. Vì thế các doanh nghiệp hiện nay phải phấn đấu tiết kiệm nhiên, nguyên liệu đồng thời tổ chức lại sản xuất cho hợp lý để bảo đảm chất lượng hàng hoá tốt, nhưng rẻ như sản xuất ti vi mầu, đài thu thanh v.v., để phục vụ nông thôn và vùng núi cao phía Bắc và miền Trung. Các loại máy động lực dưới 30 mã lực cũng phải giá rẻ thì nông dân mới có tiền mua.
Phát huy tình thần tự lực cánh sinh là tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả trong kháng chiến chống đế quốc Pháp và lẫn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhưng vẫn tận dụng mọi sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế, dù là nhỏ nhất.
II- Những việc cần làm trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về tự lực cánh sinh, phát huy nội lực và tận dụng lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập chúng ta cần làm ngay một số việc sau:
1. Cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở xây dựng chiến lược và quy hoạch thống nhất trong phạm vi cả nước tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình đàm phán
Kể từ nǎm 1986 đến nay trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới kinh tế Việt Nam đồng thời thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trên thực tế Việt Nam đã có nhiều chính sách cởi mở hơn trong quan hệ thương mại quốc tế để thúc đẩy sản xuất và thương mại phát triển. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng trên phạm vi cả nước, ta chưa tạo được sức mạnh tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế phát triển có quy hoạch và chiến lược phát triển còn rời rạc theo từng ngành, từng địa phương, thiếu tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định rõ đâu là các ngành mũi nhọn, đâu là nguồn lực chính và là động lực cơ bản tạo ra sức mạnh kinh tế thương mại bảo đảm đủ sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực vào việc cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở kết hợp hài hoà các quy hoạch và chiến lược phát triển giữa các ngành các địa phương trong cả nước, tập trung hình thành có tổ chức những ngành mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh, những địa bàn trọng điểm, sử dụng tổng hợp mọi nguồn tài lực, vật lực của đất nước, trên cơ sở áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ tạo ra sức cạnh tranh mới của hàng hoá và dịch vụ.
2. Phát huy vai trò thuế quan trong chính sách hội nhập kinh tế, điều chỉnh các dòng chảy thương mại, đặc biệt coi thuế quan là công cụ bảo hộ chủ yếu cho sản xuất trong nước, trong khi các biện pháp phi thuế quan sẽ dần dần được triệt tiêu về cơ bản
Trong những nǎm gần đây các chương trình cải cách thuế quan đã được đặt ra trên nguyên tắc thay đổi kết cấu nguồn thu chuyển từ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ thuế quan sang thu từ các sắc thuế khác, trước hết là thuế giá trị gia tǎng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế hàng hoá (tương ứng với thuế tiêu thụ đặc biệt). Muốn vậy phải đấu tranh giảm và kiềm chế buôn lậu, hạn chế những thay đổi thường xuyên làm mất tính ổn định của môi trường kinh doanh, bảo đảm tính nhất quán trong thực hành thuế, giảm tới mức tối thiểu các ngoại lệ được miễn giảm thuế. Nhưng yêu cầu chính đặt ra cho chính sách thuế quan trong quá trình hội nhập là:
- Công bố biểu thuế theo danh mục HS * 1996
- Bảo đảm một hệ thống thuế quan ổn định và minh bạch
- Đàm phán cam kết những mức thuế trần với toàn bộ các dòng thuế hàng nông sản và hầu hết các dòng thuế quan hàng công nghiệp có tính đến yếu tố sẽ hình thành và phát triển một số mặt hàng mới sẽ xuất hiện trong tương lai, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của từng ngành.
- Coi hệ thống thuế quan là công cụ đắc lực để bảo hộ và khuyến khích sản xuất và kinh doanh, cũng như tạo ra lợi thế trong đàm phán thương mại đa biên.
3. Hạn chế dần và đi đến xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan
Hiện nay các biện pháp như giấy phép xuất, nhập khẩu, chế độ hạn chế số lượng, hạn ngạch (quota), quản lý các mặt hàng nhạy cảm liên quan đến cân đối trong nền kinh tế quốc dân, phụ thu bình ổn giá v.v. là những biện pháp tình thế, không cơ bản và phải điều chỉnh hàng nǎm, thậm chí từng quý, từng tháng. Nói cách khác còn nặng về áp dụng các biện pháp hành chính, mệnh lệnh của Nhà nước để can thiệp, trợ giúp cho những yếu kém mang tính nội tại, làm mất nhân tố ổn định của môi trường sản xuất kinh doanh, hạn chế sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp để tự vươn lên phát triển vững bền. Trong quá trình hội nhập cần phân loại rõ những mặt hàng nào mang tính thiết yếu đến đời sống kinh tế quốc dân để định ra các cơ chế quản lý cho phù hợp, bảo đảm không gây ra những hàng rào cản trở thương mại, nhưng sẽ gỡ bỏ dần sao cho phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế quốc dân.
Hàng rào phi thuế quan vẫn là một công cụ bảo hộ rất quan trọng, khi Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ cắt giảm hàng rào thuế quan. Do đó việc đề ra lộ trình cắt giảm hàng hào thuế quan cần được xem xét trong mối liên hệ mật thiết với việc cắt giảm hàng rào phi thuế quan.
4. Những cam kết doanh nghiệp nhà nước và quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Trong quá trình chuẩn bị đàm phán và đàm phán, các nước thành viên WTO 6 đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước, mà nổi bật là những quyền ưu tiên, ưu đãi của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp này.
Về vấn đề này Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, chúng ta phải xác định rõ danh mục những lĩnh vực sản xuất các mặt hàng chiến lược thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân cũng như danh mục những mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước dành đặc quyền để các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu. Xác định rõ các chính sách, chế độ tài chính, những quyền lợi nghĩa vụ và ưu đãi cụ thể mà nhà nước dành riêng cho các xí nghiệp, công ty quốc doanh. Tuy nhiên để đáp ứng các quy định luật lệ của WTO, ASEAN và APEC ta cần xác định rõ lộ trình thời gian biểu giảm từng bước các đặc quyền mà Nhà nước hiện còn dành riêng cho các công ty quốc doanh, với mục tiêu để các doanh nghiệp nhà nước phấn đấu bằng chính nội lực của mình, vươn lên và phát triển tiến tới thực hiện môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng vẫn bảo đảm vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước. Liên quan đến vấn đề này ta phải đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
5. Vấn đề điều chỉnh các khoản trợ cấp của Chính phủ đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp
Những quy định của GATT 7 về các khoản trợ cấp của Chính phủ quy định trong Điều XVI đã được làm rõ và soạn thảo trong Hiệp định về các khoản trợ cấp và các biện pháp bù trừ (SCM) và Hiệp định về nông nghiệp. Hiệp định SCM thừa nhận rằng các Chính phủ sử dụng các khoản trợ cấp để đạt được nhiều mục tiêu chính sách khác nhau. Tuy nhiên, Hiệp định này hạn chế quyền trợ cấp của Chính phủ đối với các khoản trợ cấp gây ra những tác hại cho thương mại.
Theo Hiệp định SCM, một ngành công nghiệp được coi là đã nhận một khoản trợ cấp khi ngành công nghiệp này thu được lợi ích do kết quả của:
- Các khoản tiền nhận trực tiếp từ Chính phủ (tiền trợ cấp, các khoản cho vay hoặc các khoản đầu tư cho công ty) hoặc những bảo đảm của Chính phủ về việc thanh toán các khoản nợ.
- Chính phủ bỏ khoản thu nhập mà lẽ ra phải thu.
- Chính phủ cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ, hoặc mua hàng.
Những khoản trợ cấp sau đây bị cấm:
- Các khoản trợ cấp xuất khẩu, tức là những trợ cấp tuỳ thuộc dành cho các hoạt động xuất khẩu.
- Các khoản trợ cấp tuỳ thuộc dành cho việc khuyến khích sử dụng hàng nội địa nhiều hơn hàng nhập khẩu. Trước đây quy định trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp chỉ áp dụng cho các nước phát triển, nhưng hiện nay mở rộng việc áp dụng cho cả nước đang phát triển. Tuy vậy các nước này có thể dần dần bỏ việc sử dụng các khoản trợ cấp trên trong một thời kỳ chuyển tiếp là 8 nǎm. Các nước đang phát triển cũng có thời kỳ chuyển tiếp 5 nǎm để loại trừ các khoản trợ cấp tuỳ thuộc dành cho việc khuyến khích sử dụng hàng nội địa nhiều hơn hàng nhập khẩu.
Về nguyên tắc, các Chính phủ được phép thực hiện các khoản trợ cấp ngoài các khoản cấm đã nói ở trên. Tuy vật, chúng được chia thành hai loại: các khoản trợ cấp có thể bị phản ứng và không bị phản ứng. Do vậy vấn đề đặt ra cho Việt Nam là phải phân biệt rõ các loại trợ cấp bị cấm, hạn chế các trợ cấp có thể bị phản ứng.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những tư tưởng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công nghiệp hoá đất nước cũng trở nên quan trọng, cần thiết.
Việt Nam sẽ cam kết. Hơn bao giờ hết hiện nay chúng ta đang có thiên thời - địa lợi - nhân hoà như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Toàn ngành công nghiệp tưởng nhớ công lao to lớn của Người quyết tâm phấn đấu để đến nǎm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có nền công nghiệp phát triển, hiện đại để đi đều, đi khoẻ trên cả hai chân như Bác đã từng dạy bảo chúng ta.
NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
1. "Đảng ta phấn đấu rất anh dũng, thắng lợi rất vẻ vang". Báo Nhân dân ngày 9-12-1959.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.543.
3. "Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội, Báo Nhân dân, ngày 27-3-1961.
4. Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.298.
5. Hệ thống mô tả và mã số hàng hoá điều hoà (Hanmonised commodity Desetiption and coding System B.T).
6. Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).
7. Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (BT).