Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền

PTS. Nguyễn Vǎn Sáu

... Trong tư tưởng Hồ Chí Minh sức mạnh trí tuệ, chiều sâu về vǎn hoá thuộc về nhân dân, đó là quần chúng lao động. Vì vậy dựa vào dân, phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhân dân sẽ thắng lợi trong mọi lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực y tế. 

Vào giữa thế kỷ XX, khi mà y học hiện đại đang chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, đối với y học dân tộc cổ truyền, khi mà những kinh nghiệm chữa chạy bằng đông y, bằng thuốc Nam đang bị đi vào lãng quên thì lại chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhắc nhở chúng ta: Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Bác nhắc nhở chúng ta khi chữa bệnh cho người dựa vào những cǎn cứ khoa học nhưng đồng thời phải biết nghiên cứu kinh nghiệm của dân tộc và phải biết mình đang chữa chạy cho con người Việt Nam, sống trên mảnh đất Việt Nam. Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh mà mấy chục nǎm qua chúng ta đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới y tế từ Trung ương đến địa phương với sự kết hợp y học hiện đại và y học dân tộc cổ truyền. Bên cạnh những bệnh viện Tây y chúng ta cũng đã hình thành một mạng lưới các Viện các Trường y học dân tộc như: Viện y học dân tộc, Trung y học dân tộc Tuệ Tĩnh, Viện y học dân tộc quân đội... Ngay cả trong các bệnh viện lớn cũng có khoa Đông y. 

Chúng ta thấy rằng mặc dù có rất nhiều cố gắng để tiếp thu kiến thức y học hiện đại, chúng ta đã không quên câu nói nổi tiếng của nhà đại danh y của đất nước là Tuệ Tĩnh: "Nam dược trị Nam nhân", tức là, thuốc Nam chữa cho người nước Nam, Bác Hồ là người rất quan tâm đến kinh nghiệm của dân trong việc giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra. Không có thời dại nào mà tư tưởng lấy dân làm gốc được phát huy cao độ như trong thời đại Hồ Chí Minh. Bác nói "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc". Ngày nay điều đó đã gần như một chân lý. Song vào giữa thế kỷ 20 này đã có không ít học giả, những bác học đã coi nhẹ kinh nghiệm chữa bệnh bằng y học dân tộc cổ truyền. Trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế đến nǎm 1965 Bác đã dành một phần quan trọng và phần cuối cùng đó nhấn mạnh việc khai thác những kinh nghiệm quý báu của dân tộc trong việc khám, điều trị và phòng bệnh cho nhân dân. Vì có những huấn thị rất cặn kẽ của Bác mà mấy chục nǎm qua, cùng với sự phát triển của nền y học nước nhà, y học cổ truyền dân tộc đã có những bước phát triển rất đáng kể. Chúng ta đã đào tạo được hàng ngàn Bác sĩ đông y và xây dựng được hàng chục cơ sở chuyên chữa chạy bằng thuốc Nam, thuốc Bắc. 

Điều làm cho thế giới ngạc nhiên là trong khi chúng ta khiêm tốn học hỏi những tri thức, kinh nghiệm hiện đại thì nền y học dân tộc lại được giữ gìn và phát triển đến tầm cao của nhân loại. 

Đó là vào những nǎm đầu của thập kỷ 80, chúng ta đã làm nức lòng thế giới y học bằng những ca châm cứu gây mê bằng châm cứu và bấm huyệt. Đó là điều kỳ diệu của Việt Nam. Chúng ta học tập những tinh hoa y học hiện đại nhưng chúng ta cũng biết trân trọng giữ gìn và nâng cao những kinh nghiệm phòng, khám và điều trị bằng y học dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh rằng có nhiều vấn đề về y học mà Tây y chịu bó tay thì Đông y giải quyết một cách hết sức nhẹ nhàng. Chúng ta khâm phục về thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ bận trǎm công nghìn việc mà vẫn chú ý đến việc xây dựng nền y học dân tộc theo hướng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. 

Dưới ánh sáng của Tư tưởng Hồ Chí Minh dân tộc Việt Nam không chỉ giành được nhiều thắng lợi trong lĩnh vực quân sự, chính trị, vǎn hoá, mà ngay cả trong lĩnh vực y học cũng đã trưởng thành cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Ngày nay Việt Nam đã có thói quen chữa bệnh theo Tây y hoặc Đông y tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình và tuỳ theo thể trạng sức khoẻ và bệnh tật của mỗi người. Nền y học dân tộc Việt Nam không những không bị những tri thức tiên tiến của y học hiện đại bác bỏ mà còn được bổ sung bằng ánh sáng của khoa học y học hiện đại. Ngày nay nhiều lương y dân tộc đã kết hợp việc khám bệnh bằng các phương tiện khoa học hiện đại và chữa bệnh bằng các vị thuốc Nam hay thuốc Bắc. Thậm chí nhiều danh y đã kết hợp điều trị bằng cả thuốc Nam và thuốc Tây. Trong nhiều bệnh viện lớn bệnh nhân được điều trị theo Tây y hoặc Đông y tuỳ theo tình trạng của bệnh tật. Nhiều trường hợp Tây y gặp khó khǎn thì Đông y lại giải quyết tốt như suy thận, viên thận nhiễm mỡ, sơ gai cột sống, khối u... các thầy thuốc Việt Nam cũng đã sử dụng kinh nghiệm y học cổ truyền trong châm cứu, day bấm huyệt, xoa bóp... để chữa nhiều bệnh nan y. 

Bác Hồ đã dạy: "Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây". Ngày nay tư tưởng đó đang trở thành kim chỉ nam cho các bác sĩ, lương y làm công tác y tế. Nếu như không có sự định hướng đúng đắn đó thì trong mấy chục nǎm qua y học dân tộc đã mai một đi khá nhiều, khó có thể khôi phục lại. Vì như chúng ta đã biết y học dân tộc thường duy trì trong phạm vi kinh nghiệm gia truyền. Việc khôi phục và phát huy những giá trị y học dân tộc thường gặp khó khǎn lớn hơn so với y học hiện đại. Chúng ta không bỏ lỡ những điều kiện thuận lợi để kết hợp Đông - Tây y. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực y học còn thể hiện đạo đức, tác phong của nền y học phương đông. Bác luôn luôn cǎn dặn: "lương y như từ mẫu". 

Người bác sĩ dù là bác sĩ đông y hay bác sĩ tây y phải chǎm sóc bệnh nhân với tất cả trách nhiệm cao quý của người mẹ hiền. Thầy thuốc chữa bệnh cho dân không phải chỉ để lấy tiền công, ǎn lương mà phải xuất phát từ quan niệm cao quý "cứu một người phúc đẳng hà xa". 

Mặc dù ngày nay trong nền y học của ta, trong ngành y cũng còn tồn tại một số hạn chế, tiêu cực cần phải khắc phục. Song chúng ta cũng không thể vì thế mà phủ nhận những thành tựu đáng kể của nó trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân. Những thành tựu và đặc biệt là việc chúng ta đã ý thức sớm được tính hiện đại, tính dân tộc và tính đại chúng trong phòng, chữa bệnh cho nhân dân. 

Hiện nay nhiều kinh nghiệm y học dân tộc cổ truyền đã được khai thác và đưa vào ứng dụng điều trị ở các bệnh viện và trong dân gian. Bên cạnh đó nhiều kinh nghiệm quý báu đang bị mai một đi. Thực hiện lời di huấn quỹ báu của Bác Hồ chúng ta cần thực hiện tốt một số điều sau đây. 

- Phải nhanh chóng mở rộng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy và điều trị bằng y học dân tộc cổ truyền. Viện y học dân tộc, Trường y học dân tộc Tuệ Tĩnh, Viện y học dân tộc quân đội từng bước phải nâng cấp thành các trường Đại học và các trung tâm nghiên cứu y học lớn. 

- Nhà nước cần có chính sách đầu tư và khuyến khích việc khai thác kinh nghiệm phòng và chữa bệnh trong nhân dân. 

- Cần phải có cơ chế khuyến khích kết hợp việc kết hợp chữa bệnh bằng Đông - Tây y kết hợp. 

- Cần tổ chức hoạt động tổng kết các kinh nghiệm phòng và chữa bệnh trong dân gian và nghiên cứu các kinh nghiệm để dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. 

- Trong đào tạo cán bộ ngành y tế cần phải kết hợp đào tạo y học hiện đại với phổ cập kiến thức y học dân tộc và y học phương Đông. 

Sự nghiệp y tế của ta đang từng bước phát triển cùng với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Chỉ có thể đưa nền y học dân tộc lên đỉnh cao nếu chúng ta biết kết hợp học hỏi về giá trị y học hiện đại với y học cổ truyền theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website