I-xra-en (Israel)

Nhà nước I-xra-en (State of Israel)

Mã vùng điện thoại: 972   Tên miền Internet: .il 

c

Quốc kỳ Nhà nước I-xra-en

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp Li-băng, Xy-ri, Biển Chết, Gioóc-đa-ni, Ai Cập, Địa Trung Hải. Tọa độ: 31030 vĩ bắc, 34045 kinh đông.

Diện tích: 20.770 km2.

Khí hậu: Ôn hoà, nóng và khô trong các vùng sa mạc ở phía nam và phía đông. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 6-180C, tháng 8: 24 - 360C. Lượng mưa trung bình: 100 - 800 mm.

Địa hình: Sa mạc ở miền Nam; có đồng bằng ở ven biển, các dãy núi ở miền Trung.

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng, phốt phát, brô-mit, bồ tạt, đất sét, cát, nhựa đường, mangan; khí tự nhiên.

Dân số: khoảng 8.059.400 người (2013)

Các dân tộc: Do Thái (80,1%), người A-rập (19,9%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Do Thái (Hebrew); tiếng A-rập và tiếng Anh cũng được sử dụng.

Lịch sử: Ngày 29/11/1947, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết xóa bỏ quyền uỷ trị của Anh ở Pa-le-xtin và chia Pa-le-xtin thành 2 quốc gia độc lập, một của người A-rập (Pa-le-xtin) và một của người Do Thái. Ngày 14/5/1948, Nhà nước Do Thái được thành lập trên phần đất được chia cho người Do Thái, lấy tên là Ix-ra-en. Từ đó tới nay, I-xra-en và các nước A-rập (chủ yếu là Palextin, Xy-ri, Ai Cập,v..v..) đã nổ ra 4 cuộc chiến tranh lớn vào các năm 1948, 1956, 1957, 1973 (không kể cuộc chiến tranh dai dẳng với Li-băng và nhiều vụ xung đột khác). Ngày 10/9/1993, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), Chủ tịch Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin (PLO) Y. A-ra-phát và Thủ tướng I-xra-en I.Ra-bin ký văn kiện công nhận lẫn nhau và thoả thuận giải quyết vấn đề lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình; ngày 28/9/1995, hai bên ký tiếp Hiệp định về việc mở rộng quyền tự trị của người Pa-le-xtin ở bờ tây sông Gioóc-đan. Trong mấy năm gần đây, nhóm bộ tứ (Mỹ, Nga, EU và Liên hợp quốc) đang thúc đẩy "Lộ trình hòa bình" nhằm tiến tới thành lập một nhà nước Pa-le-xtin chung sống hòa bình bên cạnh nhà nước I-xra-en, tuy nhiên tiến trình hòa bình Trung Đông gặp nhiều khó khăn, bế tắc và chưa thể giải quyết.

Tôn giáo: Đạo Do Thái (80,1%), Đạo Hồi (14,6%), Đạo Thiên chúa (2,1%), các tôn giáo khác (3,2%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nghị viện.

Các khu vực hành chính: 6 quận gồm: Trung tâm, Haifa, Jerusalem, miền Bắc, miền Nam, Tel Aviv.

Hiến pháp: Không có hiến pháp chính thức; một số chức năng của hiến pháp được thể hiện trong tuyên bố thành lập nước (1948), trong các bộ luật cơ bản về Quốc Hội và luật công dân của I-xra-en.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 7 năm; Thủ tướng được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (120 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Likud; Tzomet; Đảng Tôn giáo quốc gia; Yisra el Ba Aliya; Torah Do Thái thống nhất; Đảng Lao động; MERETZ; Moledet; Gesher...

Kinh tế:

Tổng quan: Nền kinh tế thị trường của I-xra-en phát triển ở trình độ cao phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ, ngũ cốc, nguyên liệu thô. Mặc dù nguồn tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế, nhưng khu vực nông nghiệp và công nghiệp phát triển mạnh mẽ. I-xra-en đang dẫn đầu về xuất khẩu kim cương, thiết bị công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp (hoa quả và rau xanh). Khi chiến tranh lạnh kết thúc, sự hồi hương của các nhà khoa học và chuyên môn có trình độ cao người gốc Do Thái kết hợp với việc mở ra các thị trường mới đã giúp nền kinh tế I-xra-en tăng trưởng nhanh.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt và thêu ren, hóa chất, các sản phẩm kim loại, thiết bị quân sự, thiết bị giao thông, thiết bị điện, bồ tạt, hàng điện tử công nghệ cao, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Cam quýt, rau xanh, bông, thịt bò, gia cầm, sản phẩm sữa.

Giáo dục: Người dân có quyền tự chọn lựa giữa trường sử dụng tiếng Hebrew và trường sử dụng tiếng A-rập. Học tập là bắt buộc và được miễn phí trong 11 năm. Bậc tiểu học kéo dài 6 năm; trung học 3 năm và bậc tiếp theo trong 2 năm. Bằng tốt nghiệp trung học là cơ sở tiếp tục cho học đại học hoặc tìm việc làm.

Thủ đô: I-xra-en coi Giê-ru-xa-lem (Jerusalem) là thủ đô.

Các thành phố lớn: Haifa, Holon, Ramat Gan, Tel Aviv...

Đơn vị tiền tệ: shekel Israel mới (NIS); 1 NIS = 100 agorot mới.

Quốc khánh: 14-5 (1948)

Danh lam thắng cảnh: Thành phố cổ Giê-ru-xa-lem, núi Zilon, Taxffa Haifa, Biển Chết, Tel Aviv, núi Bea-ti-ru-dơ, Bethlem, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: EBRD, ECE, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNC-TAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 12/7/1993

Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại I-xra-en:

Địa chỉ: 4th floor, Beit Asia No. 4 Weizman street, Tel Aviv, Israel.

Điện thoại: +972-3-6966304/6966311; +972-5-44828688; 773010428

Fax: +972-3-6966243

Email: vnembassy.il@mofa.gov.vn

Website: http://vietnamembassy-israel.org

Đại sứ quán I-xra-en tại Việt Nam:

Địa chỉ: 68 Nguyễn Thái Học - Hà Nội - Việt Nam

Điện thoại: (84-04) 38433140

Fax: (84-04) 38435760

Email: info@hanoi.mfa.gov.il 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website