Lào (Laos)

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Lao People's Democratic Republic) 

Mã vùng điện thoại: 856             Tên miền Internet: .la

c

Quốc kỳ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Vị trí địa lý: Nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và Trung Quốc. Tọa độ: 18000 vĩ bắc, 105000 kinh đông.

Diện tích: 236.800 km2

Thủ đô: Viêng Chăn (Vientiane)

Lịch sử: Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào, thành vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi). Năm 1893, thực dân Pháp đô hộ Lào. Ngày 12/10/1945, nước Lào độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay lại xâm lược Lào. Tháng 7-1954, Pháp ký hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập của Lào. Từ năm 1955, Mỹ gây chiến tranh chống lại nhân dân Lào. Ngày 21/2/1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn. Ngày 2/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân Lào họp ở Viêng Chăn tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Quốc Khánh: 02-12 (1975)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Nhà nước dân chủ nhân dân.

Các khu vực hành chính: 16 tỉnh, 1 thành phố* và 1 vùng đặc biệt**: Attapu, Bokeo, Bolikhamxai, Champasak, Houaphan, Khammouan, Louangnamtha, Louangphabang, Oudomxai, Phongsali, Salavan, Savannakhet, Viangchan*, Viang-chan, Xâignbouli, Xaisomboun**, Xekong, Xiangkhoang.

Hiến pháp: Thông qua ngày 14/8/1991.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch nước.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Thủ tướng do Chủ tịch nước bổ nhiệm với sự phê duyệt của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (99 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu dựa trên đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Phó chánh Tòa án nhân dân tối cao và các thẩm phán do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Chính đảng: Đảng Nhân dân cách mạng Lào (LPRP), đứng đầu là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa; mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11); mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình ở miền Bắc tháng 1: 15oC, tháng 7: 28oC , ở miền Nam và miền Trung tháng 1: 25oC , tháng 7: 30oC. Lượng mưa trung bình ở vùng núi 3.500 mm, ở đồng bằng 1.000 - 2.000 mm.

Địa hình: Phần lớn là đồi núi, có một số vùng đồng bằng và cao nguyên.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, thủy điện, thạch cao, thiếc, vàng, đá quý.

Dân số: khoảng 6.769.700 người (2013)

Các dân tộc: Lào Loum (đồng bằng) (68%), Lào Theung (vùng cao) (22%), Lào Soung (vùng núi) (9%), một số dân tộc khác (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Lào; tiếng Pháp, Anh và một số thổ ngữ khác cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Phật (60%), tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo khác (40%).

Kinh tế:

Tổng quan: Lào là một nước không có biển, với cơ sở hạ tầng còn thô sơ, không có đường sắt, hệ thống đường sá mới hình thành, hệ thống truyền thông còn hạn chế. Điện chủ yếu chỉ có ở khu vực đô thị. Kinh tế nông nghiệp chiếm 1/2 GDP và sử dụng 80% lực lượng lao động. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp và khai thác gỗ mới là ngành cho thu nhập chính đối với nền kinh tế của Lào. Cây lương thực chủ yếu là lúa nếp. Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng và chế biến lâm sản, khai thác thủy điện. Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều tiến bộ, các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm đều đạt kết quả tốt. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6%/năm thu nhập bình quân đầu người tăng dần.

Sản phẩm công nghiệp: Thiếc, thạch cao, gỗ, điện, hàng may mặc.

Sản phẩm nông nghiệp: Khoai lang, rau xanh, ngô, cà phê, mía, thuốc lá, bông, chè, lạc, lúa gạo, gia súc, gia cầm. 

Văn hóa: 

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào. Lễ hội ở Lào được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12). Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.

Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre). Một dàn nhạc (mor lam) điển hình bao gồm người thổi khèn (mor khaen) cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác, trong đó, điệu Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing.

Giáo dục: Miễn phí và bắt buộc trong 8 năm (từ 7 tới 15 tuổi). Mặc dù học miễn phí nhưng ở nông thôn, sau bậc tiểu học thì số người đi học giảm dần. Ở Lào có học viện kỹ thuật và trường Đại học Y khoa, các trường đào tạo giáo viên ở Viêng Chăn.

Các thành phố lớn: Savanakhet, Louangphrabang...

Đơn vị tiền tệ: kíp mới (NK), 1 NK = 100 at.

Danh lam thắng cảnh: Viêng Chăn, Thạt Luông, Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng, sông Mê Công, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: AsDB, ASEAN, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v.. 

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 05/9/1962. 

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Lào tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 22 Trần Bình Trọng, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-39424576

Fax: 04-38228414

E-mail: laoembassy_hanoi@yahoo.com

Website: www.embalaohanoi.gov.la


Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 93 Pasteur Str.

Điện thoại: 08-38297667

Fax: 08-38299272

Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Da Nang City 16 Tran Quy Cap Str.

Điện thoại: 0511-3821208/3886874

Fax: 0511-3822628

Email: laoconsulat@vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Lào:

Địa chỉ: Số 85 đường 23 Sinha, Bản Phonsay, Quận Saysettha, Viêng Chăn.

Điện thoại: +856-21-990 985

Fax: +856-21-413 379

Email: vnemb.la@mofa.gov.vn

Website: http://www.mofa.gov.vn/vnemb.la


Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang (Lào):

Địa chỉ: No. 427-428, Ban That Bosot, Luang Prabang, Lao PDR

Điện thoại: +856-71-254748; +856-71-254748

Fax: +856-071-254746

Email: tlsqlpb@yahoo.com


Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pắc-xê (Lào):

Địa chỉ: 31 bản Phà Bạt, thị xã Pakse, tỉnh Champasak, CHDCND Lào

Điện thoại: Tổng đài nội bộ: 031-212827

Fax: 031- 212058

Email: vnemb.la@mofa.gov.vn


Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Xa-va-na-khét (Lào):

Địa chỉ: 118 đường Si sa vang vong, huyện Cay son phom vi han, tỉnh Sa-va-na-khét.

Điện thoại: +856-41-212418

Fax: +856-41-212182

Email: lanhsusavan@mofa.gov.vn 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website