Ma-lai-xi-a (Malaysia)

Liên bang Ma-lai-xi-a (Federation of Malaysia)

Mã vùng điện thoại: 60    Tên miền Internet: .my

c

Quốc kỳ Liên bang Ma-lai-xi-a

Vị trí địa lý: Ở Đông Nam Á, gồm một bộ phận trên bán đảo Mã Lai và một bộ phận ở phía bắc đảo Calimantan. Ma-lai-xi-a giáp Thái Lan, biển Đông, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, eo Ma-lac-ca và biển A-đa-man. Tọa độ: 2o30 vĩ bắc, 112o30 kinh đông.

Diện tích: 329.750 km2

Khí hậu: Nhiệt đới; hằng năm từ tháng 4 đến tháng 10 có gió mùa tây nam và từ tháng 10 đến tháng 2 có gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25 - 28oC. Lượng mưa trung bình: 2.000 - 2.500 mm.

Địa hình: Có đồng bằng ở ven biển tiếp giáp các dải núi phía trong.

Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, dầu mỏ, gỗ, đồng, quặng sắt, khí tự nhiên, bôxit.

Dân số: khoảng 29.717.000 người (2013)

Các dân tộc: Người Mã Lai và người bản xứ khác (58%), người Hoa (26%), người Ấn Độ (7%), các dân tộc khác (9%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Bahasa Melayu; tiếng Anh và các thổ ngữ Trung Quốc, Malalalam, Panjabi cũng được sử dụng.

Lịch sử: Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo đã ra đời trên bản đảo Malacca. Năm 1511, Bồ Đào Nha chiếm Vương quốc Malacca. Đầu thế kỷ XX, toàn bộ vùng này trở thành thuộc địa của Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai bị Nhật Bản chiếm đóng. Tháng 11-1945, Anh phục hồi lại chính quyền của mình ở Mã Lai. Hội nghị Luân Đôn 1956 quyết định trao trả độc lập cho Ma-lai-xi-a. Ngày 31/8/1957, Mã Lai được độc lập. Ngày 16/9/1963, Mã Lai, Xinhgapo, Sabah và Sarawak ký hiệp ước thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a. Ngày 9/8/1965, Xinhgapo tuyên bố tách khỏi Liên bang Ma-lai-xi-a, trở thành quốc gia độc lập.

Tôn giáo: Đạo Hồi (53%), đạo Phật (17%), đạo Hindu (7%); ngoài ra còn có đạo Thiên chúa, đạo Sikh, v.v..

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 13 bang và 2 vùng liên bang*: Johor, Kedah, Kelantan, Labuan*, Melaka, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Pulau Pinang, Sabah, Sarawak, Selangor, Terengganu, Wilayah Persekutuan*. Thành phố Cuala Lăm-pơ nằm trong vùng liên bang Wilayah Persekutuan.

Hiến pháp: Thông qua ngày 31/8/1957, sửa đổi ngày 16/9/1963.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Người cầm quyền tối cao (Quốc vương).

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Quốc vương theo chế độ cha truyền con nối được bầu ra trong số Vua của các Bang, có nhiệm kỳ 5 năm; sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng giành được đa số ghế trong Hạ viện sẽ trở thành Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Thượng viện (70 ghế, 44 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 26 ghế do cơ quan lập pháp nhà nước bổ nhiệm) và Hạ viện (219 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu theo tỷ lệ số dân ở nông thôn, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng.

Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Mặt trận Dân tộc; Hiệp hội người Hoa ở Ma-lai-xi-a; Đại hội người Ấn Độ ở Ma-lai-xi-a; Đảng Hồi giáo Ma-lai-xi-a; Đảng Hành động dân chủ; Đảng Tiến bộ Sabah, Đảng Dân chủ Sabah; Đảng Nhân dân thống nhất Sarawak; Đảng Hành động dân chủ.

Kinh tế:

Tổng quan: Sau khi giành độc lập (1957), Ma-lai-xi-a là nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế phụ thuộc, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cao su và thiếc. Từ 1970 đến nay, kinh tế Ma-lai-xi-a phát triển nhanh chóng qua 8 kế hoạch 5 năm, ngoại trừ hai năm 1997 - 1998, khủng hoảng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á. Hiện nay thu nhập bình quân của Ma-lai-xi-a đạt trên 4.000 USD trên đầu người.

Sản phẩm công nghiệp: Cao su và dầu cọ, hàng công nghiệp nhẹ, hàng điện tử, thiếc, sản phẩm gỗ; dầu mỏ.

Sản phẩm nông nghiệp: Cao su, dầu cọ, gạo, gỗ, dừa.

Văn hóa; Ma-lai-xi-a là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã Lai nhập cư sau đó. Văn hóa Ma-lai-xi-a tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ, bắt nguồn từ khi xuất hiện giao thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội, có sự đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số.

Giáo dục: Chế độ giáo dục bắt buộc kéo dài trong 11 năm: 6 năm tiểu học, 3 năm trung học, sau đó học sinh có thể học tiếp hai năm tại một trường trung học hay một trường dạy nghề. Hầu hết học sinh được giảng dạy bằng tiếng Mã Lai và biết tiếng Anh. Các sinh viên người gốc Hoa và Ấn Độ có thể học tại các trường giảng dạy bằng tiếng của riêng họ. Những học sinh tốt nghiệp trung học có thể học hai năm tại các khóa dự bị đại học.

Thủ đô: Cua-la Lăm-pơ (Kualar Lumpua)

Các thành phố lớn: Ipoh, Johor, Baharu, George, Town...

Đơn vị tiền tệ: Ringgit (M$); 1 M$ - 100 sen

Quốc khánh: 31/8 (1957)

Danh lam thắng cảnh: Cua-la Lăm-pơ, hang Batu, các khu lâu đài cổ ở Pê-nang, Malacca, đảo Lang-ka-vi, đồi Cameron, Cao nguyên Genting, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế OPEC, AsDB, ASEAN, ASCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 30/3/1973

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Ma-lai-xi-a tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 43 - 45 Điện Biên Phủ, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-04) 37343836/37343849

Fax: (84-04) 37343832

E-mail: malhanoi@kln.gov.my

Tổng Lãnh sự quán Ma-lai-xi-a tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 1208, Me Linh Point Tower, 2 Ngo Duc Ke Str., Dist 1.

Điện thoại: 08-38299023, 08-38293132

Fax: 08-38299027

E-mail: malhcminh@kln.gov.my

Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-lai-xi-a:

Địa chỉ: No. 4 Persiaran Stonor, Kuala Lumpur 50450

Điện thoại: +60-3-21484858/21484534/21484036/21641909

Fax: +60-3-21483270/21636334

Email: vnemb-my@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website