Li-băng (Lebanon)

Cộng hòa Li-băng (Republic of Lebanon)

Mã vùng điện thoại: 961   Tên miền Internet: .ib

 

Quốc kỳ Cộng hòa Li-băng

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp Xy-ri, Ix-ra-en và Địa Trung Hải. Tọa độ: 33o50 vĩ bắc, 35o50 kinh đông.

Diện tích: 10.400 km2

Khí hậu: Địa Trung Hải; ẩm ướt, ôn hòa, lạnh vào mùa đông; nóng khô vào mùa hè; vùng núi có tuyết vào mùa đông. Nhiệt độ tháng 1: 13oC, tháng 7: 28oC. Lượng mưa trung bình: 400 - 1.000 mm.

Địa hình: Đồng bằng ven biển hẹp; thung lũng Bekaa chạy dọc biên giới Li-băng với Xy-ri.

Tài nguyên thiên nhiên: Đá vôi, quặng sắt, muối.

Dân số: khoảng 4.467.400 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập (95%), người Ác-mê-ni (4%), các dân tộc khác (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; các tiếng Pháp, Anh và Ác-mê-ni được sử dụng.

Lịch sử: Li-băng có lịch sử rất lâu đời, từng bị các đế quốc Ai Cập, Ba Tư Assyria xâm lược. Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Từ năm 1920 là đất uỷ trị của Pháp. Ngày 22/11/1943, Li-băng chính thức tuyên bố nền độc lập, nhưng đến hết năm 1946, Pháp mới rút quân khỏi Li-băng. Tháng 3-1978, I-xra-en tiến hành chiến tranh xâm lược Li-băng và chiếm một số đất đai của nước này. Kể từ đó Li-băng lâm vào những cuộc chiến tranh liên miên với I-xra-en và những cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của các phe phái; Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực giải quyết những vấn đề chính trị xã hội của nước này. Ngày 25/5/2008, Quốc hội Li-băng đã bầu Tổng tư lệnh quân đội Michel Suleiman làm Tổng thống Li-băng, từ đó đến nay đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sunni và Shia (70%), Đạo Thiên chúa (30%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa

Các khu vực hành chính: 5 vùng: Al Biqa', Al Janub, Ash Shamal, Beyrouth, Jabal Lubnan.

Hiến pháp: Thông qua ngày 23/5/1926, được sửa đổi một số lần.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 6 năm; Thủ tướng và các Phó Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm có sự tham khảo ý kiến của Quốc hội.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (128 ghế được bầu theo phổ thông đầu phiếu trên cơ sở đại diện tỷ lệ các phe phái, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: 4 Tòa phá án Hội đồng Hiến pháp xem xét tính hợp hiến của các bộ luật; Hội đồng Tối cao.

Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, bắt buộc đối với tất cả nam giới, đối với phụ nữ phải thêm điều kiện là có trình độ tiểu học.

Kinh tế:

Tổng quan: Cuộc chiến trong những năm 1975 - 1991 đã phá hủy nghiêm trọng hạ tầng kinh tế của Li-băng, làm giảm một nửa tổng sản lượng quốc dân và làm mất vị thế của Li-băng vốn được coi là trung tâm ngân hàng của Trung Đông.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, đồ trang sức, xi măng, hàng dệt, các sản phẩm khoáng chất và hóa chất, các sản phẩm gỗ, dầu tinh lọc, sản phẩm kim loại.

Sản phẩm nông nghiệp: Cam, quýt, nho, cà chua, táo, rau xanh, khoai tây, ô liu, thuốc lá, cây gai dầu, cừu, dê.

Văn hóa: Li-băng từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Li-băng khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở thủ đô Bây-rút phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng.

Giáo dục: Các trường học của Chính phủ chất lượng đào tạo còn hạn chế. Những nhà có điều kiện thì gửi con đến trường tư. Trẻ em được khuyến khích đến trường.

Thủ đô: Bây-rút (Beirut)

Các thành phố lớn: Tripoli, Sayda...

Đơn vị tiền tệ: Bảng Li-băng; 1 bảng Li-băng = 100 piaster

Quốc khánh: 22/11 (1943)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Bây-rút, các bãi biển, sân trượt tuyết, các di tích của Být-lốt, Baalbek (một trong những thành phố cổ nhất trên thế giới), thung lũng Be-ka, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 12/02/1981

Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Li-băng:

Địa chỉ: No 8 Madina El Monawara St.Dokki, Cairo, Egypt.

Điện thoại: (202) 761 7309

Fax: (202) 336 8612

Email: vinaemb@intouch.com

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website