Mi-an-ma (Myanmar)

Liên bang Mi-an-ma (Union of Myanmar)

 Mã vùng điện thoại: 95   Tên miền Internet: .mm

c

Quốc kỳ Liên bang Mi-an-ma

Vị trí địa lý: Mi-an-ma nằm ở Đông Nam Á, giáp Trung Quốc, Lào, Thái Lan, biển A-da-man, vịnh Ben-gan, Băng-la-đét, Ấn Độ. Tọa độ: 22o00 vĩ bắc, 98o00 kinh đông. Có biên giới chung với Trung Quốc (2.185 Km), Lào (235 Km), Thái Lan (1.800 Km), Ấn Độ (1.463 Km), Băng-la-đét (193 Km) và bờ biển dài 2.276 Km (gồm biển A-da-man và Vịnh Ben-gan);

Diện tích: 678.500 km2.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 có mưa, nóng, ẩm; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 4 ít mây, ít mưa, dịu mát. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 13oC ở phía bắc, 20 - 25oC ở phía nam; tháng 4 (tháng nóng nhất): 30 - 32oC. Lượng mưa trung bình: Ở vùng đồng bằng 500 mm, ở miền núi 3500 mm.

Địa hình: Vùng đất thấp ở trung tâm, bao quanh là núi hiểm trở.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, gỗ, thiếc, ăng-ti-moan, kẽm, đồng, chì, than đá, đá cẩm thạch, đá vôi, đá quý, khí thiên nhiên.

Dân số: 54,6 triệu người (2012)

Các dân tộc: Gồm 135 dân tộc và bộ tộc, bao gồm: người Miến (68%), Shan (9%), Karen (7%), Rakhine (4%), các dân tộc khác (12%).

Lịch sử: Mi-an-ma là quốc gia lâu đời ở Đông Nam Á. Thế kỷ XIX, Anh đã tiến hành ba cuộc chiến tranh chống Mi-an-ma, biến Mi-an-ma thành thuộc địa. Ngày 4/1/1948, Mi-an-ma tuyên bố độc lập. Cuộc đảo chính ngày 2/3/1962 đã dẫn đến việc thành lập Hội đồng cách mạng, G. Nê Uyn làm chủ tịch. Ngày 18/9/1988, tướng Xô Moong làm đảo chính, giải tán Quốc hội, nội các lập ra Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp nhà nước. Ngày 24/9/1988, Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa (Đảng cầm quyền ở Mi-an-ma) đổi tên thành Đảng Thống nhất quốc gia. Tháng 6/1989, Mi-an-ma lấy tên gọi như hiện nay. Tháng 11/1997, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia đổi tên thành Hội đồng hoà bình và phát triển quốc gia. Đầu tháng 2/2011, Quốc Hội Mi-an-ma đã bầu Thủ tướng Thêm Xên làm Tổng thống.

Các tên gọi của Mi-an-ma từ khi giành được độc lập: Liên bang Mi-an-ma: 1948 - 1974; Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Mi-an-ma: 1974 - 1988; Liên bang Mi-an-ma: 1988 - 2010 (từ năm 1989, quốc hiệu tiếng Anh là Mi-an-ma được dùng thay cho Bu-ma); Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma: từ năm 2010 cho đến nay.

Tôn giáo: Đạo Phật (89%), đạo Thiên Chúa (4%), đạo Hồi (4%), các tôn giáo khác (2%)

Tổ chức nhà nước:

Thể chế: Mi-an-ma theo thể chế Liên bang

Các khu vực hành chính: 7 bang: bang Chin, bang Kachin, bang Kayin, bang Kayah, bang Mon, bang Rakhine, bang Shan; 7 khu hành chính (tương đương bang): Ayeyarwady, Bago, Magway, Mandalay, Sagaing, Tanintharyi, Yangon.

Hiến pháp: Thông qua ngày 9/1/1993.

Cơ quan hành pháp: Nhà nước và Chính phủ. Tuy nhiên, đa số các Bộ và các vị trí Chính phủ hiện nay đều do các sỹ quan cấp cao của Quân đội nắm giữ.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội nhân dân (Đại biểu Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Quyền hạn hạn chế; còn chịu ảnh hưởng của hệ thống luật pháp Anh; tư pháp không độc lập với hành pháp.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Thống nhất quốc gia (NUP); Liên đoàn Dân tộc dân chủ (NLD); Liên hiệp Hiệp hội phát triển và đoàn kết (USDA), v.v..

Kinh tế: Mi-an-ma có một nền kinh tế hỗn hợp trong đó kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và giao thông vận tải, còn Nhà nước kiểm soát phần lớn các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp nặng và buôn bán gạo. Trong vài năm gần đây, Mi-an-ma đã tiến hành cải cách, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, kích thích khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng, khuyến khích, đầu tư nước ngoài.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt và giày dép, gỗ và đồ gỗ, đồng thiếc, tung-sten, sắt, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân hoá học,nông sản chế biến.

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, ngô, hạt có dầu, mía, đậu, gỗ cứng...

Văn hoá: Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Mi-an-ma, nhưng nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ nền văn hóa các nước xung quanh. Điều này được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến Điện. Trong các làng Mi-an-ma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Văn hóa Mi-an-ma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Mi-an-ma có quy ước, các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.

Giáo dục: Xã hội Mi-an-ma truyền thống rất nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Bên trong các ngôi làng, giáo dục do các giáo sĩ truyền dạy thường diễn ra trong các ngôi chùa. Giáo dục trung học và giáo dục cao đẳng, đại học thuộc các trường của chính phủ. Giáo dục là miễn phí và bắt buộc với cấp tiểu học. Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Miến; tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở nhiều trường trung học. Các trường đại học chính của Mi-an-ma là Trường đại học Yangun và Trường Đại học Man-đa-lay. Các cơ sở giáo dục bậc cao khác bao gồm các trường nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu cấp quốc gia và Học viện võ bị quân sự ở Maymyo.

Thủ đô: Yangun

Các thành phố lớn: Mandalay, Moulmein, Sittwe...

Đơn vị tiền tệ: kyat (K); 1 K = 100 pyas

Quốc khánh: 4/1/1948

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 28/5/1975. Tham gia các tổ chức quốc tế: AsDB, ASEAN, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, IDA, IFAD, ILO, IMF, IMU, Interpol, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Các cung điện, đền thờ, chùa, lăng tẩm ở thủ đô Yangun; hồ Inlơ, hang động ở Pindaya, các di tích của nền văn minh cổ đại thuộc Vương triều Pê-gan (thành phố Pê-gan), v.v..

Địa chỉ Đại sứ quán hai nước:

Đại sứ quán Mi-an-ma tại Việt Nam:

Địa chỉ: 298A, đường Kim Mã, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-04) 38453369/38232056

Fax: (84-04) 38452404

Email: mevhan@fpt.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Mi-an-ma

Địa chỉ: 70-72, Thanlwin Road, Bahan Township, Yangon.

Điện thoại: +95-1-511305/+95-1-501992/501993/501994

Fax : +95-1-514897

Email: vnembmyr@cybertech.net.mm

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website