Mông Cổ (Mogolia)

Cộng hòa Mông Cổ (Mongolian Republic)

Mã vùng điện thoại: 976     Tên miền Internet: .mn

c

Quốc kỳ Cộng hòa Mông Cổ

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Á, giáp Trung Quốc và Nga. Tọa độ: 46000 vĩ bắc, 105000 kinh đông.

Diện tích: 1.565.000 km2

Khí hậu: Sa mạc, lục địa. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -350C đến -100C, tháng 7: 18 - 200C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 60 - 300 mm, ở vùng núi 500 mm.

Địa hình: Nhiều sa mạc và bán sa mạc bằng phẳng; rộng lớn; núi ở phía tây và tây nam; sa mạc Gobi ở phía đông nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, than đá, đồng, mô-líp đen, phốt-phát, thiếc, niken, kẽm, vonfram, vàng.

Dân số: khoảng 2.839.100 người (2013)

Các dân tộc: Mông Cổ (90%), Ca-dắc (4%), Trung Quốc (2%), Nga (2%), v.v..

Ngôn ngữ chính: Tiếng Mông Cổ (90%); tiếng Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng được sử dụng.

Lịch sử: Mông Cổ xuất hiện từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, phát triển cực thịnh dưới thời Chingis Khan vào thế kỷ XIII. Khi đó Mông Cổ thống trị một vùng suốt từ Trung Quốc đến Tây Âu lập nên triều đại của Đế chế Nguyên Mông. Cuối thế kỷ XIV, nhà Nguyên dần suy yếu, năm 1691, Mông Cổ bị Mãn Thanh xâm chiếm và biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Ngày 11/7/1921, Cách mạng dân chủ nhân dân ở Mông Cổ tuyên bố là nước Cộng hòa nhân dân. Năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc ký hiệp ước bảo đảm nền độc lập cho Mông Cổ. Từ năm 1990, Mông Cổ thực hiện đa nguyên, đa đảng với 18 chính đảng chính thức hoạt động.

Tôn giáo: Nhiều người Mông Cổ theo đạo Phật, có một số người theo đạo Hồi (4%)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa.

Các khu vực hành chính: 18 tỉnh và 3 thành phố*; Arhàngay, Bayanhongor, Bayan-Olgiy, Bulgan, Darhan*, Dornod, Dorngovi, Dundgovi, Dzavhan, Erdenet*, Govi-Altay, Hentiy, Hovd, Hovsgol, Omnogovi, Ovofhàngay, Selenge, Suhbaatar, Tov, Ulaanbaatar*, Uvs.

Hiến pháp: Thông qua ngày 12/2/1992.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do các đảng trong Quốc hội đề cử và bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm; trong Quốc hội, lãnh đạo của đảng đa số hay của liên minh đa số thường được Quốc hội bầu làm Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (76 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Hội đồng các Tòa án đề cử và Quốc hội phê duyệt.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Cách mạng nhân dân Mông Cổ (MPRP); Liên minh Dân chủ (DUC), bao gồm Đảng Dân chủ dân tộc Mông Cổ (MNDP), Đảng Dân chủ xã hội Mông Cổ (MSDP); Đảng Bảo thủ Mông Cổ (MCP); Đảng Đoàn kết dân tộc Mông Cổ (MNSP); Đảng Cộng hòa Mông Cổ (MRP), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Ngành chủ đạo là chăn nuôi đại gia súc, với khoảng 30 triệu con và chế biến sản phẩm chăn nuôi. Chính phủ đã chuyển nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường tự do, kinh tế tư nhân chiếm trên 70% GDP, nới lỏng kiểm soát giá cả, tự do hoá nội thương và ngoại thương. Tuy nhiên do khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt đã cản trở sự phát triển kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp: Vật liệu xây dựng, sản phẩm khai mỏ (đặc biệt là than đá và đồng). Mỗi năm khai thác trên 35.000 tấn đồng, trên 10 tấn vàng, 13.000 tấn dầu mỏ.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, thức ăn gia súc; cừu, dê, lạc đà, ngựa.

Văn hóa: Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ: bắn cung, đấu vật, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây). Hiện nay, các hoạt động này thường được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành. Tại Mông Cổ khá thịnh hành khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.

Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hoá từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.

Giáo dục: Mông Cổ có hệ thống giáo dục miễn phí trong 8 năm, bắt đầu từ 8 tuổi. Sau đó học sinh sẽ học thêm hai năm ở hệ thống giáo dục chung hoặc đào tạo hướng nghiệp. Giáo dục được mở rộng đến cả những vùng xa xôi.

Thủ đô: U-lan-ba-to (Ulaanbaatar)

Các thành phố lớn: Dzavhan, Erdenet, Choylalsan...

Đơn vị tiền tệ: tughrik (Tug); 1 Tug = 100 mongo

Quốc khánh: 11-7 (1921)

Danh lam thắng cảnh: Sa mạc Gobi, thủ đô U-lan-ba-to, núi Hân-gy, sông Sê-len-gơ, v.v..

Tham gia các tổ chức quốc tế: AsDB, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 17/11/1954

Đại chỉ Đại sứ quán

Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam:

Địa chỉ: Khu Ngoại giao đoàn số 6, Vạn Phúc, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-328453009

Fax: 04-38454954

Email: mongembhanoi@vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ:

Địa chỉ: Enkhtaivny Urgun Chuluu 47 – C.P.O Box 670 Ulaanbaator.

Điện thoại: +976-11-458917

Fax: +976-11-458923

Email: vinaemba@magicnet.mn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website