Nhật Bản (Japan)

Nhật Bản (State of Japan)

Mã vùng điện thoại: 81    Tên miền Internet: .jp

 

Quốc kỳ Nhật Bản

Vị trí địa lý: Ở Đông Bắc Á, bao gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-xiu, Xi-cô-cu, Ky-u-siu) và nhiều đảo nhỏ. Có vị trí chiến lược ở Đông Bắc Á. Tọa độ: 36000 vĩ bắc, 138000 kinh đông.

Diện tích: 377.835 km2

Khí hậu: Ôn đới, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền Bắc: -100C, ở miền Nam: 170C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở hầu hết lãnh thổ: 23 - 250C. Lượng mưa trung bình: 1.000 - 3.000 mm.

Địa hình: Phần lớn là núi.

Tài nguyên thiên nhiên: Cá, tài nguyên khoáng sản không đáng kể.

Dân số: khoảng 127.338.600 người (2013)

Các dân tộc: Người Nhật (99,4%), các nhóm khác (phần lớn là Triều Tiên) (0,6%)

Ngôn ngữ chính: Tiếng Nhật.

Lịch sử: Nhật Bản được thống nhất từ thế kỷ III. Từ thế kỷ XII-XIX, các vị tướng nối tiếp nhau cai trị đất nước Nhật phong kiến theo chế độ Sa-mu-rai. Cuộc cách mạng tư sản năm 1867 và chính sách canh tân của Minh Trị đã mở đường cho nước Nhật phát triển. Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản Nhật phát triển nhanh chóng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật liên minh với phát xít Đức, I-ta-li-a, gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Tháng 9/1945, Nhật ký hiệp ước đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Sau đó Nhật và Mỹ ký hiệp ước an ninh và nhiều hiệp ước khác cho phép Mỹ có căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật.

Tôn giáo: Thần đạo và đạo Phật (84%), các tôn giáo khác (16%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến

Các khu vực hành chính: 47 vùng: Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui, Fukuoka, Fukushima, Gifu, Gumma, Hiroshima, Hokkaido, Hyogo, Ibaraki, Ishikawa, Iwate, Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, Kochi, Kumamoto, Kyoto, Mie, Miyagi, Miyazaki, Nagano, Nagasaki, Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, Saga, Saitama, Shiga, Shimane, Shizuoka, Tochigi, Tokushima, Tokyo, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata, Yamaguchi, Yamanashi.

Hiến pháp: Thông qua ngày 3/5/1947.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Hoàng Đế.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Nhật Bản theo chế độ cha truyền con nối; Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng, Hiến pháp quy định Thủ tướng phải giành được sự ủng hộ của đa số trong Quốc hội, vì vậy sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng đa số hay lãnh đạo của liên minh đa số trong Hạ viện thường trở thành Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (252 ghế, một nửa số ghế được bầu 3 năm một lần; các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (500 ghế, 200 ghế được bầu từ 11 nhóm vùng trên cơ sở tỷ lệ đại diện và 300 ghế được bầu từ 300 quận; các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao. Chánh án do Hoàng đế bổ nhiệm sau khi được Chính phủ lựa chọn, các thẩm phán khác do Chính phủ bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 20 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Dân chủ tự do (LDP), Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), Komeito, Đảng Tự do, Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP), Đảng Dân chủ xã hội (SDP), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Trong ba thập kỷ từ 1960 đế 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản rất cao. Mức tăng trưởng đã chậm lại trong những năm 1992 - 1995 chủ yếu là do ảnh hưởng của sự đầu tư quá nhiều trong những năm 1980. Tăng trưởng phục hồi lên 3,9% năm 1996. Nhưng trong những năm 1997 - 1998, Nhật Bản lại vấp phải khó khăn lớn, tập trung vào các bê bối trong hệ thống ngân hàng và thị trường địa ốc. Từ năm 1999 đến nay, tình hình kinh tế dần dần ổn định khi các khoản chi hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ có hiệu lực. Hai vấn đề dài hạn chính cần được giải quyết sớm là mật độ dân cư quá cao và xu thế lão hoá của dân cư đang tăng lên. Hiện nay, Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới (tính theo GDP), sau Mỹ và Trung Quốc; đồng thời là nước có vị trí quan trọng trong nhóm G8 (những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới).

Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.

Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới.

Sản phẩm công nghiệp: Là một trong những nước sản xuất thép và kim loại màu lớn nhất thế giới với công nghệ cao, thiết bị điện, thiết bị xây dựng và khai mỏ, phương tiện vận tải và phụ tùng, thiết bị điện tử và viễn thông, máy móc, các hệ thống sản xuất tự động, đầu xe lửa và các thiết bị đường sắt, tàu biển, hóa chất, dệt, thực phẩm đã chế biến. Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1%. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất...

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, củ cải đường, rau, hoa quả, thịt lợn, gia cầm, các sản phẩm sữa, trứng, cá.

Khoa học công nghệ: Nhật Bản thuộc nhóm các quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Hiện nay, Nhật Bản có hơn 800.000 nhà nghiên cứu chia sẻ gần 140 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho sản xuất công nghiệp…

Văn hóaVăn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới. Văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.

Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980

Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch Nō từ thế kỷ 14 và âm nhạc dân gian đại chúng, với những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ 16. Âm nhạc phương Tây, được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

Giáo dục: Giáo dục bắt buộc và miễn phí đối với trẻ em từ 6 đến 15 tuổi. Hệ thống giáo dục gồm bậc tiểu học 6 năm, trung học cơ sở 3 năm và trung học 3 năm với 90% học sinh tốt nghiệp bậc học này. Các kỳ thi có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục và mang tính cạnh tranh cao, khắc nghiệt. Áp lực đối với trẻ em rất căng thẳng. Hơn 1/3 số học sinh hoàn thành cấp trung học vào học đại học. Tốt nghiệp từ một trường đại học uy tín bảo đảm có cơ hội tìm một việc làm thuận lợi.

Thủ đô: Tô-ky-ô (Tokyo)

Các thành phố lớn: Yakohama, Osaka, Kyoto, Hirroshima, Kobe...

Đơn vị tiền tệ: Yên

Quốc khánh: Ngày sinh của Hoàng đế đương quyền (23/11/1933)

Danh lam thắng cảnh: Tô-ky-ô, cố đô Ky-ô-tô, núi Phú Sĩ, đảo Ô-ki-na-oa, cảng Sa-ka, nhà hát Ka-bu-ki và các đền chùa, v.v..-

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, APEC, AsDB, BIS, EBRD, ESCAP, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, ISO, ITU, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WtrO, v.v..

Quan hệ đối ngoại với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 21/9/1973

Đại sứ quán

Địa chỉ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam:

Địa chỉ: Số 27 đường Liễu Giai – Hà Nội - Việt Nam

Điện thoại: 84-04 - 3846 3000

Fax: 84-04 - 3846 3043

E-mail: soumuhan@vnn.vn

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh:

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 13-17 Nguyen Hue, Dist.1

Điện thoại: 08-38225314

Fax: 08-38225316

Email: ryoujikan@vietnam-japan.net

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản:

Địa chỉ: Tokyo 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho 50-11

Điện thoại: +81-3-34663311/13

Fax: +81-3-34667652/12

Email: vnembasy@blue.ocn.ne.jp

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại FUKUOKA-Nhật Bản:

Địa chỉ: 4th Floor, AQUA HAKATA, 5-3-8 Nakasu,

Hakata-ku, Fukuoka, JAPAN 810-08

Điện thoại: +81-922637668/ +81-922637669/+81-8033759789

Fax: +81-922637676

Email: tlsqvn-fukuoka@shirt.ocn.ne.jp

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ô-xa-ca (Nhật Bản):

Địa chỉ: 4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku,

Sakai-shi, Osaka 590-0952, JAPAN

Điện thoại: +81-72-2216666 ; +81-72-2216603

Fax: : +81-72-2246887 ;: +81-72-2216667; +81-72-2216608

Email: tlsqvn.osaka@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Liên kết website