Trung Quốc (China)

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)

Mã vùng điện thoại: 86     Tên miền Internet: .cn

c

Quốc kỳ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Á, giáp Mông Cổ, Nga, Triều Tiên, Thái Bình Dương, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu-tan, Nê-pan, Ấn Độ, Pakixtan, Áp-ga-ni-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Có diện tích lớn thứ ba thế giới (sau Nga, Canada). Tọa độ: 35o00 vĩ bắc, 105o00 kinh đông.

Diện tích: 9.596.960 km2

Khí hậu: Đa dạng, nhiệt đới ở phía nam ôn đới ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -28oC (ở phía bắc), 18oC (ở phía nam); tháng 7: 20 - 28oC. Lượng mưa trung bình: 2.000 mm (ở phía đông), 250 mm (ở phía tây).

Địa hình: Phần lớn là đồi núi, cao nguyên và sa mạc ở phía tây, thoai thoải về phía đông là đồi và đồng bằng.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, thủy ngân, thiếc, vônfram, ăngtimoan, mangan, môlypđen, vanadi, magiê, nhôm, chì, kẽm, uranium, tiềm năng thủy điện, v.v..

Dân số: khoảng 1.367.820.000 người (2015).

Các dân tộc: Người Hán (91,9%); Choang, Uygur, Hồi, Yi, Tây Tạng, Miêu, Mãn Châu, Mông Cổ, Buyi, Triều Tiên và các dân tộc khác (8,1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hán, tiếng Quảng Đông và nhiều thổ ngữ khác cũng được sử dụng.

Lịch sử: Nền văn minh Trung Hoa cổ đại - là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới - phát triển rực rỡ trên lưu vực sông Hoàng Hà chảy qua Đồng bằng Hoa Bắc. Trong hơn 4000 năm, hệ thống chính trị Trung Quốc dựa trên chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế cha truyền con nối. Triều đại đầu tiên là Nhà Hạ (khoảng năm 2000 trước CN) và sau đó xuất hiện nhiều triều đại phong kiến cùng tồn tại song song trên vùng đất của Trung Quốc ngày nay. Các triều đại phong kiến này đấu tranh với nhau, thôn tính lẫn nhau hoặc liên kết với nhau… Đến năm 221 trước CN, Nhà Tần mới thôn tính toàn bộ các nước khác và thống nhất được Trung Quốc. Từ đó, các triều đại phong vẫn duy trì cho đến tận đầu thế kỷ XX.

Đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức, v.v… Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế hàng nghìn năm, thành lập Trung Hoa Dân quốc. Năm 1937, phátxít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 8-1945, quân đội Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, giải phóng Mãn Châu, buộc Nhật phải đầu hàng Đồng minh. Ngay sau đó, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Năm 1949, Quốc dân đảng thất bại, phải chạy ra Đài Loan. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Tuy nhiên, bên cạnh tên gọi chính thức là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thì một tên gọi ngắn gọn khác là Trung Quốc thường được sử dụng nhiều hơn.

Tôn giáo: Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Hồi, Đạo Thiên chúa…

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Các khu vực hành chính: 22 tỉnh, 5 khu tự trị*, và 4 thành phố trực thuộc** gồm: An Huy, Bắc Kinh**, Trùng Khánh**, Phúc Kiên, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây*, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, Tế Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông*, Ninh Hạ*, Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Đông, Thượng Hải**, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thiên Tân**, Tân Cương*, Tây Tạng*, Vân Nam, Triết Giang.

Riêng với đảo Đài Loan. Mặc dù từ năm 1949 cho đến nay, Đài Loan đã tách ra và tự xác lập là vùng lãnh thổ có chủ quyền, chính quyền và thể chế riêng, nhưng Trung Quốc vẫn coi Đài Loan như là vùng đất thuộc chủ quyền của mình…

Hiến pháp: Được công bố ngày 4/12/1982 (Hiến pháp mới nhất)

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng

Bầu cử: Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Chủ tịch đề cử, được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua.

Cơ quan lập pháp: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (2.979 ghế; các đại biểu do Đại hội đại biểu nhân dân các tỉnh, thành phố, khu vực bầu, nhiệm kỳ 5 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Nhân dân tối cao, các thẩm phán do Hội nghị nhân dân toàn quốc bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Chính trị: Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Tổng Bí thư (kiêm Chủ tịch nước). Tuy nhiên, tại Trung Quốc hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù các đảng này thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.

Kinh tế:

Tổng quan: Từ cuối năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm hiện đại hóa. Trung Quốc đã thành công tránh được tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao liên tục trong nhiều thập niên. Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đề ra mục tiêu trong 10 năm đầu tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân so với năm 2000, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ (xét về tổng sản phẩn quốc nội GDP)

Sản phẩm công nghiệp: Sắt và thép, than, máy móc thiết bị, vũ khí, hàng dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân hóa học, giày dép, đồ chơi, thực phẩm, ô tô, hàng điện tử, phương tiện truyền thông.

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, lúa mì, khoai tây, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông, dầu thực vật; thịt lợn; cá.

Giáo dục: Chính phủ đặt giáo dục lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển. Nhà nước tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phổ cập giáo dục bắt buộc 9 năm, xóa nạn mù chữ trong thanh niên; nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục.

Thủ đô: Bắc Kinh (Beijing)

Các thành phố lớn: Thượng Hải, Thiên Tân, Thẩm Dương, Vũ Hán, Quảng Châu...

Đơn vị tiền tệ: Đồng nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (nguyên); 1 Y = 10 jiao (hào) = 100 fen (xu).

Quốc khánh: 1/10 (1949)

Danh lam thắng cảnh: Cấm thành, Cố cung, Điếu Ngư Đài... ở Bắc Kinh; Vạn lý Trường thành, Thượng Hải, Tây An, Hàng Châu, Nam Kinh, Tây Tạng, Côn Minh, Quảng Châu, v.v..

Văn hóa: Các giá trị truyền thống của Trung Quốc đa phần bắt nguồn từ các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ phong kiến. Hệ tư tưởng đã từng đạt đến đỉnh cao vào thời Trung Quốc phong kiến nhà Thanh, khi đó những vấn đề như ý thức quyền lợi cá nhân, góp ý với chính quyền, và đòi hỏi những thay đổi cho cuộc sống đồng nghĩa với sự quy phục và ổn định chính trị…

Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa do Hồng vệ binh tiến hành, nhiều khía cạnh của văn hóa truyền thống Trung Quốc như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, bị chế độ mới coi là "tàn dư của chế độ phong kiến", là độc hại và đi lùi so với thời đại nên đã bị xóa bỏ khá nhiều. Trung Quốc đã cải cách nhiều loại hình nghệ thuật, theo kiểu như "biến đổi" Kinh kịch để phù hợp với các khẩu hiệu tuyên truyền hiện thực xã hội chủ nghĩa. Theo thời gian, phần lớn văn hóa truyền thống Trung Quốc được người dân và chế độ chấp nhận là một phần của của xã hội Trung Quốc; thực tế là chính sách quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thường tán dương đây là những thành tựu quan trọng của nền văn minh Trung Quốc, và nhấn mạnh chúng là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bản sắc quốc gia Trung Quốc.

Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc):

Vị trí: Gồm hai bộ phận: đảo Hồng Công và một phần bán đảo Cửu Long, nằm ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc.

Diện tích: 1.104 km2.

Số dân: 7.141.106 (ước tính tháng 2015).

Lịch sử: Năm 1842, Anh chiếm Hồng Công. Năm 1898, Anh mua Hồng Công của Trung Quốc với thời hạn 99 năm. Năm 1941, Nhật Bản chiếm Hồng Công. Theo hiệp ước được ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm 1984, ngày 1/7/1997, Anh trao trả Hồng Công cho Trung Quốc. Hồng Công được coi là khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc.

Kinh tế: Nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại quốc tế, xuất khẩu (bao gồm tái xuất khẩu) đóng góp 50% GDP.

Khu hành chính đặc biệt Ma Cao (Trung Quốc):

Vị trí: Lãnh thổ nằm ven biển miền Nam Trung Quốc.

Diện tích: 16 km2.

Số dân: 592.731 người ( tháng 7-2015).

Lịch sử: Năm 1553, người Bồ Đào Nha đến Ma Cao và thuê mảnh đất này của Trung Quốc. Năm 1557, Bồ Đào Nha lập cơ quan hành chính ở đây. Năm 1850, Ma Cao trở thành đất tô nhượng của Bồ Đào Nha. Năm 1887, theo hiệp định ký với Trung Quốc thì Bồ Đào Nha được cai quản "vĩnh viễn" Ma Cao.

Thực hiện Hiệp định ký ngày 13/4/1987 giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha, Ma Cao trở thành Khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc từ ngày 20/12/1999.

Kinh tế: Chủ yếu dựa vào du lịch (chiếm 1/4 GDP) và ngành dệt (chiếm 3/4 số thu từ xuất khẩu), công nghiệp được đa dạng hóa với các ngành sản xuất đồ chơi, điện tử và hoa giả.

 

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, ADB, APEC, ARF, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IADB, IBRD, ICAO, ICC, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WTO v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 18/01/1950

Địa chỉ Đại sứ quán hai nước:

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam:

Địa chỉ: 46 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024-38453736

Fax: 024-38232826

Email: ossc@hn.vnn.vn

Website: vn.china-embassy.org

Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City 39 Nguyen Thi Minh Khai Str., Dist.1.

Điện thoại: 08-38292457

Fax: 08-38295009

Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc:

Địa chỉ: No 32 Guanghua Rd, Chaoyang Dist, Beijing, PC:100600

Điện thoại: + 86-10-65321155

Fax: + 86-10-65325720

Email: suquanbk@yahoo.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc):

Địa chỉ: Room 507, Hong Ta Mansion, No 155, Beijing Road, Kunming, China.

Điện thoại: +86-871-3522669; +868713515889

Fax: +86-871-3516667

Email: tlsqcm@yahoo.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc)

Địa chỉ: 15/F, 230 Wan Chai Road, Wan Chai, Hong Kong

Điện thoại: +852-25914510; 28359358

Fax: +852-25914524; 25914539

Email: tlsqhk@mofa.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc):

Địa chỉ: 109 Minzu Anvenue, Nanning. PC: 530022

Điện thoại: +86-771-5510560/5510561/5510562

Fax: +86-771-5534738

Emai: tlsq@rediffmail.com

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc):

Địa chỉ: 2F, B Building, Hotel Landmark Canton, Haizhu Square, Guangzhou, 510115.

Điện thoại: +86-20-83305911; 83305910

Fax: +86-20-83305915

Email: Tlsq.quangchou@mofa.gov.vn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website