Pa-le-xtin (Palestine)

Nhà nước Pa-le-xtin

Mã vùng điện thoại: 970            Tên miền Internet: .ps

 

Quốc kỳ Nhà nước Pa-le-xtin

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp I-xra-en, Li-băng, Xy-ri, Gioóc-đa-ni, Ai Cập và Địa Trung Hải. Tọa độ: 32000 vĩ bắc, 35015 kinh đông.

Diện tích: 6.240 km2

Khí hậu: Ôn hoà; nóng vào mùa hè, mát đến lạnh vào mùa đông. Lượng mưa trung bình vùng Thượng Ga-li-lây-a: 1.000 mm, vùng Ten A-vít: 550 mm, vùng Giê-ru-xa-lem: 500 mm, vùng ven biển Đỏ: 25 - 30 mm.

Địa hình: Phần lớn là những vùng đất cao bị chia cắt

Dân số: khoảng 4.169.500 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập Pa-le-xtin và dân tộc khác (83%), người Do Thái (17%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập, tiếng Hebrew; tiếng Anh được nhiều người sử dụng.

Lịch sử: Từ năm 1516 đến năm 1919, Pa-le-xtin bị đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ bại trận, Pa-le-xtin bị Anh đô hộ dưới hình thức uỷ trị. Ngày 29/11/1947, Liên hợp quốc ra nghị quyết 181 (II) chấm dứt quyền uỷ trị của Anh và chia Pa-le-xtin thành hai quốc gia: một của người A-rập và một của người Do Thái. Tháng 5-1948, Nhà nước I-xra-en được thành lập trên phần đất của người Do Thái. Trong các cuộc chiến tranh với các nước A-rập, I-xra-en đã chiếm toàn bộ lãnh thổ dành cho người Pa-le-xtin, bán đảo Xích-nai của Ai Cập, cao nguyên Gô-lan của Xy-ri và miền Nam Li-băng. Ngày 28/5/1964, tại Giê-ru-xa-lem, Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin (PLO) được thành lập trên phần đất được chia của người A-rập. Năm 1974, Liên hợp quốc công nhận PLO là quan sát viên thường trực. Một năm sau đó, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết công nhận quyền tự quyết bất khả xâm phạm của nhân dân Pa-le-xtin. Ngày 15/11/1988, Hội đồng dân tộc Pa-le-xtin (PNC) đã thông qua quyết định thành lập Nhà nước Pa-le-xtin và chấp nhận Nghị quyết 242 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong đó ngầm thừa nhận sự tồn tại của I-xra-en. Tháng 3-1989, Y. A-ra-phat làm Tổng thống đầu tiên của Nhà nước Pa-le-xtin độc lập. Tháng 6-1992, ông Y. Ra-bin lên làm thủ tướng I-xra-en và hứa trao quyền tự trị cho người Pa-le-xtin tại dải Gada và thành phố Giê-ri-cô ở khu vực bờ Tây sông Gióc-đan (Thoả thuận "Gada và Giê-ri-cô"). Ngày 10/9/1993, tại Giê-ru-xa-lem, Thủ tướng I-xra-en Y. Ra-bin ký văn kiện công nhận PLO có tư cách đại diện cho nhân dân Pa-le-xtin. Cùng ngày, tại Tuy-ni (Tuyidi), Chủ tịch PLO Y. A-ra-phát cũng tuyên bố công nhận quyền tồn tại của I-xra-en. Ngày 13/9/1993, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), PLO và I-xra-en ký thoả thuận "Gada và Giê-ri-cô". Sau khi Y. A-ra-phát qua đời, ngày 9/1/2005, ông M. Áp-bát được bầu làm Tổng thống kế nhiệm và tiếp tục sự nghiệp đấu tranh gay go phức tạp giành quyền thành lập nhà nước Pa-le-xtin của người Pa-le-xtin.

Tôn giáo: Đạo Hồi (75%) (chủ yếu là dòng Sunni), đạo Do thái (17%), đạo Thiên chúa và các tôn giáo khác (8%).

Kinh tế:

Tổng quan: Nền kinh tế của Pa-le-xtin phụ thuộc vào sự đóng góp quốc tế và chính sách của I-xra-en. Năm 2004, cộng đồng quốc tế đã trợ giúp khoảng 2 tỷ USD để cải thiện một số hoạt động của Chính phủ Pa-le-xtin. Tuy nhiên, nội bộ chính quyền Pa-le-xtin cũng có nhiều bất đồng, điển hình là sự bất đồng giữa phái Ha-mát do Thủ tướng nắm giữ và phái ôn hòa do Tổng thống nắm giữ. Sau khi phái Ha-mát nắm quyền điều hành Chính phủ, Mỹ, EU và I-xra-en đã cắt viện trợ khiến ngân sách của Pa-le-xtin cạn kiệt, mâu thuẫn ngày càng gia tăng gây nên sự chống đối lẫn nhau giữa phe ôn hòa của Tổng thống Áp-bát với Chính phủ do phe Ha-mát kiểm soát. Đến nay, Pa-le-xtin vẫn phải thường xuyên nhận viện trợ nhân đạo.

Sản phẩm công nghiệp: Xi măng, hàng dệt, xà phòng, đồ lưu niệm bằng ngọc trai, gỗ chế biến.

Sản phẩm nông nghiệp: Dầu ôliu, cam quýt, rau; thịt bò, các sản phẩm sữa.

Đơn vị tiền tệ: shekel I-xra-en mới (NIS), dinar Jordani (JD)

1 NIS = 100 agorot; 1 JD = 1000 fil

Quốc khánh: 01-01 (1965)

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/11/1988

Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước

Đại sứ quán Pa-le-xtin tại Việt Nam

Địa chỉ: E4b - Trung Tự, số 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38524013

Fax: 84-04-35739149/39349696

Email: vnemb@mofa-gov.pspalembvn@gmail.com

Website: www.palestineembassy.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Pa-le-xtin:

Địa chỉ: 110 Sudan Street, quận Mohandesseen, Cairo, Ai Cập.

Điện thoại: +20237623841, fax: +20233368612

Email: vnemb.eg@mofa.gov.vn hoặc vnembcairoeg@yahoo.com

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website