Quốc kỳ Cộng hòa Phi-líp-pin
Vị trí địa lý: Ở Đông Nam Á, là quần đảo gồm hơn 7.100 đảo. Tọa độ: 13000 vĩ bắc, 122000 kinh đông.
Diện tích: 300.000 km2
Khí hậu: Nhiệt đới biển; gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4; gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình: 270C. Lượng mưa trung bình: 1.000 - 4.000 mm.
Địa hình: Phần lớn là núi, có các vùng đất thấp, hẹp ven biển.
Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, dầu mỏ, niken, cô ban, bạc, vàng, muối, đồng.
Dân số: 100.998.400 người (2015).
Các dân tộc: Người Mã Lai (95,5%); người Hoa (1,5%); người dân tộc khác (3%).
Ngôn ngữ chính: Tiếng Phi-líp-pin và tiếng Anh.
Lịch sử: Từ thế kỷ XIV - XVI, trên quần đảo Phi-líp-pin đã hình thành chế độ phong kiến. Năm 1521, Ma-gen-lăng người Tây Ba Nha đã tới Phi-líp-pin. Năm 1565 - 1571, Tây Ban Nha thiết lập ách thống trị ở Phi-líp-pin. Năm 1898, đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha nhằm giành quyền thống trị Phi-líp-pin. Ngày 12/6/1898, nước Cộng hòa Phi-líp-pin tuyên bố thành lập, nhưng trên thực tế Mỹ vẫn kiểm soát nước này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phi-líp-pin bị Nhật Bản chiếm. Năm 1946, Phi-líp-pin phục hồi chế độ cộng hòa, tuyên bố là nước độc lập.
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (83%), đạo Tin lành (9%), đạo Hồi (5%), đạo Phật và tôn giáo khác (3%).
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Cộng hòa.
Các khu vực hành chính: 80 tỉnh và 39 thành phố.
Hiến pháp: Thông qua ngày 2/2/1987, có hiệu lực từ ngày 11/2/1987.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.
Bầu cử: Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu riêng rẽ theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (24 ghế, một nửa số ghế được bầu 3 năm một lần; các thành viên được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (gồm từ 200 đến 250 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 3 năm).
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Hội đồng quan tòa và luật sư, nhiệm kỳ 4 năm.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
Các đảng phái chính: Phong trào đấu tranh vì nền dân chủ Philippin, Lakas, Đảng Tự do (LP), Đảng Cải cách nhân dân (PRP), Đảng Hành động dân chủ.
Kinh tế: Phi-líp-pin là nước khá giàu tài nguyên thiên nhiên nhiều như vàng, đồng, sắt, crôm, than đá, dầu khí... ước tính trữ lượng rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay nước này mới chỉ xuất khẩu khoáng sản với một tỷ lệ khá khiên tốn. Nền kinh tế của Phi-líp-pin là kết hợp giữa nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và dịch vụ nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt, dược phẩm, hóa chất, đồ gỗ, thực phẩm, hàng điện tử, dầu tinh lọc.
Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, dừa, ngô, mía, chuối, dứa, xoài; thịt lợn, trứng, thịt bò, cá.
Văn hoá: Vốn nhiều năm là thuộc địa của Tây Ba Nha, nên văn hóa Phi-líp-pin là một sự kết hợp của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Với một di sản Mã Lai, Phi-líp-pin có những diện mạo tương đồng với các quốc gia châu Á khác, tuy thế nền văn hóa của Phi-líp-pin vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Một trong những di sản dễ nhận thấy nhất của văn hóa Tây Ban Nha là tính phổ biến của tên họ Tây Ban Nha trong cộng đồng người Phi-líp-pin. Đây là kết quả của một sắc lệnh có từ thời thực dân Tây Ba Nha đô hộ Phi-líp-pin. Cho đến tận ngày nay, nhiều kiến trúc của Phi-líp-pin vẫn còn ảnh hưởng của phong cách Tây Ban Nha.
Việc sử dụng tiếng Anh một cách phổ biến là ví dụ về ảnh hưởng của văn hoá phương Taya nói chung đối với xã hội Phi-líp-pin…
Giáo dục: Hầu như trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường. Ở các vùng đô thị, hầu hết học sinh đều học tiếp bậc trung học. Các trường trung học và đại học quản lý theo những quy tắc của Đạo Thiên chúa. Trường đại học Phi-líp-pin ở Quezon City là trường có uy tín trên thế giới.
Danh lam thắng cảnh: Các bãi biển, các khu phố cổ của Ma-ni-la từ thời Tây Ban Nha, núi lửa Taan, đảo Một trăm, đảo Visaya, rừng nguyên thủy ở Min-da-nao, v.v..
Thủ đô: Ma-ni-la (Manila)
Các thành phố lớn: Quezon City, Davao, Cebu, Zamboanga...
Đơn vị tiền tệ: Peso Philippin (P); 1 P = 100 centavo
Quốc khánh: 12-6 (1898)
Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 12/7/1976. Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, ADB, ARF, ASEAN, EAS, FAO, G-24, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, Interpol, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, UNHCR, WHO, WIPO, WMO, WTO, v.v..
Địa chỉ đại sứ quán
Đại sứ quán Phi-líp-pin tại Việt Nam:
Địa chỉ: 27B - Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-024) 39437873/39434493/39437948/39439826/39433849
Fax: (84-024) 39435760
Email: hanoi.pe@dfa.gov.ph; hnpe2000@gmail.com.
Website: hanoipe.org
Đại sứ quán Việt Nam tại Phi-líp-pin:
Địa chỉ: 670 Pablo Ocampo St, Malate, Manila, Philippines
Điện thoại: +63-2-5216843
Fax: +63-2-5260472
Email: vnemb.ph@mofa.gov.vn/ vnembph@yahoo.com
Giờ địa phương so với Việt Nam: +1giờ.