Quốc kỳ Vương quốc Ô-man
Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp biển A-rập, vịnh Ô-man, Yê-men, A-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất. Có vị trí chiển lược trên bán đảo Mu-san-đam cạnh eo biển Hormuz, điểm trung chuyển dầu thô quan trọng của thế giới. Tọa độ: 21000 vĩ bắc, 57000 kinh đông.
Diện tích: 212.460 km2
Khí hậu: Sa mạc, khô; nóng, ẩm dọc theo bờ biển; nóng, khô trong nội địa. Nhiệt độ trung bình tháng 1:210C, tháng 7: 320C. Lượng mưa trung bình: 125 mm ở vùng đồng bằng và 500 mm ở vùng núi.
Địa hình: Sa mạc ở vùng trung tâm, núi cao ở miền Bắc và miền Nam.
Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, đồng, đá cẩm thạch, crôm, thạch cao, khí tự nhiên.
Dân số: khoảng 3.632.400 người (2013)
Các dân tộc: Người A-rập, Ba-lu-chi, Nam Á (Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Xri Lan-ca, Băng-la-đét), người châu Phi.
Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; tiếng Anh, tiếng Ba-lu-chi, Urdu và các thổ ngữ Ấn Độ cũng được sử dụng.
Lịch sử: Ô-man là vùng đất có lịch sử lâu đời, là nơi cư trú của nhiều bộ tộc A-rập. Cuối thế kỷ XVII, vùng đất này bị chia làm hai: Ô-man và Max-cát. Năm 1955, Max-cát được Anh giúp sức chiếm đóng Ô-man. Người Ô-man đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh và tiểu vương Max-cát. Tháng 8-1970, Ô-man đổi tên là Tiểu vương quốc Ô-man. Quốc vương Ô-man đã đề ra chương trình hiện đại hoá đất nước, mở cửa ra thế giới và duy trì các mối quan hệ quân sự, chính trị đã có với nước Anh.
Tôn giáo: Đạo Hồi và đạo Hin-đu.
Tổ chức nhà nước:
Chính thể: Quân chủ.
Các khu vực hành chính: 6 vùng và 2 biệt khu*: Ad Dakhiliyah, Al Batinah, Al Wusta, Ash Shrqiyah, Az Zahirah, Masqat, Musandam*, Zufar*.
Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Quốc vương.
Ô-man theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (41 ghế, do Quốc vương chỉ định, chỉ có chức năng tư vấn) và Hạ viện (82 ghế, được bầu theo chế độ cử tri hạn chế, tuy vậy Quốc vương lại là người quyết định bất chấp kết quả bầu cử; cơ quan này chỉ có chức năng tư vấn và hạn chế về quyền lập pháp).
Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao.
Chế độ bầu cử: Chỉ một số lượng hạn chế các cử tri được lựa chọn đi bầu cử.
Kinh tế: Nền kinh tế của Ô-man chủ yếu dựa vào dầu mỏ chiếm khoảng 80% thu nhập quốc dân. Người nước ngoài lao động ở Ô-man khá đông. Nông nghiệp ít phát triển.
Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm dầu khí, khí tự nhiên, xi măng, đồng.
Sản phẩm nông nghiệp: Chà là, chuối, rau xanh; lạc đà, gia súc, cá.
Văn hóa: Mặc dù tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của Oman, có người bản ngữ của các thổ ngữ khác nhau, cũng như Balochi (ngôn ngữ của Balochi từ phía Tây-Nam, phía đông Iran), và miền nam Afghanistan hay nhánh của miền Nam Ả Rập, và một số con cháu của các thủy thủ Sindhi.
Khanjar là dao găm truyền thống của Oman, xuất hiện khoảng năm 1924.
Oman nổi tiếng với con dao Khanjar. Đó là những con dao găm đeo trong ngày lễ như là một phần của trang phục nghi lễ, trong kỷ nguyên Trung Cổ các Khanjar trở nên rất phổ biến nó tượng trưng cho Hồi giáo thủy thủ, sau đó các loại Khanjar của đã được thực hiện đại diện cho các quốc gia đi biển khác nhau trong thế giới Hồi giáo. Ngày nay quần áo truyền thống của hầu hết đàn ông Omani. Họ đeo một mắt cá chân dài, áo choàng collarless gọi là dishdasha rằng nút ở cổ bằng một tua treo xuống.
Phụ nữ mặc hijabs và abayas. Một số phụ nữ che mặt và bàn tay của họ. Abaya là một trang phục truyền thống và hiện đang có trong phong cách khác nhau. Phụ nữ Ô-man đều phải dùng mạng để che mặt vì bị cấm hở khuôn mặt tại những nơi công cộng. Vào những ngày lễ, như Eid, người phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống, mà thường là rất sáng màu…
Giáo dục: Giáo dục ở Ôman miễn phí không bắt buộc. Các trung tâm giáo dục người lớn đã giải quyết được vấn đề mù chữ và chính phủ đã dành những khoản chi đáng kể cho giáo dục.
Thủ đô: Max-cát (Muscat)
Các thành phố lớn: Ma-tra, Ni-dơ-ca...
Đơn vị tiền tệ: rial Oman (RO); 1 RO = 100 baiza
Quốc khánh: Ngày sinh Quốc vương đương quyền, 18/11
Danh lam thắng cảnh: Cung điện của các tiểu vương Ô-man từ thế kỷ XV, các pháo đài ở bờ biển Max-cát từ thế kỷ XVI - XVII, các ốc đảo ở sa mạc phía bắc, v.v..
Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..
Quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 09/6/1992
Địa chỉ Đại sứ quán hai nước
Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-oét kiêm nhiệm Ô-man:
Địa chỉ: Block 10, Street 19, Villa96- Jabriya –Kuwait.
Điện thoại: (965) 531 1450, 535 1593
Fax: (965) 535 1592
Email: vnembassy.ku@mofa.gov.vn
Đại sứ quán Ô-man tại Việt Nam:
Địa chỉ: Số 74, đường Ven Hồ Tây, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-37592700/37592701
Fax: 04-37536666
Email: oman.embassy.vn@gmail.com