Triều Tiên (Korea d.p.r)

Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Democratic People's Republic of Korea)

Mã vùng điện thoại: 850            Tên miền Internet: .kp

 

Quốc kỳ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc Á, nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên, giáp Nga, biển Nhật Bản, Hàn Quốc, vịnh Hoàng Hải và Trung Quốc. Tọa độ: 40000 vĩ bắc, 127000 kinh đông.

Diện tích: 120.540 km2

Khí hậu: Ôn hòa, mưa vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -50C, tháng 7: 240C. Lượng mưa trung bình: 900 - 1.500 mm.

Địa hình: Chủ yếu là đồi và núi, đồng bằng ven biển ở phía tây và phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, chì, vonfram, kẽm, than chì, manhê, sắt, đồng, vàng, pyrit, muối ăn, tiềm năng thủy điện.

Dân số: khoảng 24.983.200 người (2015).

Các dân tộc: Người Triều Tiên; chỉ có một số ít cộng đồng người Hoa và người Nhật Bản.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Triều Tiên.

Lịch sử: Từ năm 918 - 1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo. Từ 1312 - 1910, vua Ly Sơng Kie lập ra nước Cho Son (Triều Tiên) thủ đô là Seoul. Bán đảo Triều Tiên được biết đến từ triều đại Koryo (Cao Ly), phiên âm quốc tế là Korea.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên chia thành hai miền bằng vĩ tuyến 38 dưới quyền kiểm soát của Liên Xô và Mỹ. Năm 1948, ở khu vực quân đội Mỹ chiếm đóng thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc). Cùng năm đó, ở miền Bắc, tại kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao vào ngày 9/9/1948 đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Tôn giáo: Đạo Phật và Đạo Khổng, một số ít người theo Đạo Thiên chúa.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Dân chủ nhân dân.

Các khu vực hành chính: 9 tỉnh và 3 thành phố: Chagang, Hamgyong bắc, Hamgyong nam, Hwanghae bắc, Hwanghae nam, thành phố Kaesong, Kangwon, thành phố Nampo, Pyongan bắc, Pyongan nam, thành phố Bình Nhưỡng, Yanggang.

Hiến pháp: Thông qua năm 1948, được sửa đổi một số lần vào tháng 12-1972, 4-1992 và tháng 9-1998.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội (Hội đồng nhân dân tối cao), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan tư pháp: Tòa án Trung ương, các thẩm phán do Quốc hội bầu chọn.

Chế độ bầu cử: Từ 17 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Đảng Lao động Triều Tiên (KWP), Đảng Dân chủ xã hội, Đảng Chondoist Chongu.

Kinh tế:

Tổng quan: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên rất giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Đất nông nghiệp được tập thể hóa, các ngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước. Công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng.

Tuy nhiên, do vẫn trong tình trạng đình chiến với Hàn Quốc, nên Triều Tiên phải tập trung nhiều nguồn lực cho quốc phòng, trong khi tình trạng kinh tế gặp khó khăn vì bị nhiều thế lực bên ngoài bao vây, cấm vận..., dẫn đến việc Triều Tiên gặp nhiều khó khăn trong giao lưu với thế giới bên ngoài và bên ngoài cũng khó tiếp cập được với những thông tin đầy đủ về Triều Tiên.

Sản phẩm công nghiệp: Thiết bị quân sự; máy xây dựng, điện hóa chất; khoáng sản; hàng dệt may và thực phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp: Lúa, ngô, khoai tây, đậu đỗ; trâu, bò, lợn, trứng.

Văn hóa: Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Triều Tiên – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Giống như Hàn Quốc, Triều Tiên cũng có món Kim Chi đặc sản. Đây là một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Giáo dục: Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có hơn 200 trường đại học và cao đẳng, hơn 4.000 trường trung học và gần 5.000 trường tiểu học. Chương trình giáo dục 10 năm là bắt buộc và miễn phí. Tình trạng mù chữ gần như đã được xóa bỏ. Các kỳ thi vào trường Đại học tổng hợp Kim Nhật Thành và các trường đại học khác tổ chức nghiêm ngặt và có chất lượng cao.

Thủ đô: Bình Nhưỡng (Pyongyang)

Các thành phố lớn: Chongjin, Nampo, Sinuiju...

Đơn vị tiền tệ: Won Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Wn); 1 Wn - 100 chon

Quốc khánh: 09/9 (1948)

Danh lam thắng cảnh: Bình Nhưỡng, công viên Moranbong, núi Kim Cương, vịnh Triều Tiên, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế ARF, FAO, G-77, ICAO, IHO, IMO, IOC, IPU, ISO, ITSO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 31/01/1950

Địa chỉ đại sứ quán

Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam

Địa chỉ: Số 25 Cao Bá Quát – Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-38453008

Fax: 04-3823 1221

E-mail: emb.dprk@hn.vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên:

Địa chỉ: 7 Munsu Str. Pyongyang

Điện thoại: +850-2-3817358/+850-2-3817357

Fax: +850-2-3817649/3817632

Email: vnembassydprk@mofa.gov.vn 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website