Thái Lan (Thailand)

Vương Quốc Thái Lan (Kingdom of Thailand)

Mã vùng điện thoại: 66     Tên miền Internet: .th

 

Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan

Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Nam Á, giáp Lào, Cam-pu-chia, vịnh Thái Lan, Ma-lai-xi-a, biển A-đa-man và Mi-an-ma. Tọa độ: 15o00 vĩ bắc, 100o00 kinh đông.

Diện tích: 514.000 km2

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa; mùa mưa có gió mùa tây nam, ấm, nhiều mây (từ giữa tháng 5 đến tháng 9); mùa khô có gió mùa đông bắc, lạnh (từ tháng 11 đến giữa tháng 3); dải đất phía nam luôn nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình: 24 – 29oC. Lượng mưa trung bình: 1.000 - 2.000 mm, vùng núi 5.000 mm.

Địa hình: Đồng bằng ở vùng trung tâm; cao nguyên Khorat ở phía đông, các nơi khác là đồi núi.

Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, vonfram, gỗ, chì, cá, thạch cao.

Dân số: : 67.976.400 người (2015)

Các dân tộc: Người Thái (75%), Hoa (14%), dân tộc khác (11%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Thái; tiếng Anh và các thổ ngữ cũng được sử dụng.

Lịch sử: Năm 1238, người Thái thành lập vương quốc tại Su-khô-thai sau đó mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, lập kinh đô ở Ayuthaya. Hơn 400 năm chiến tranh với Mi-an-ma, kinh đô Ayuthaya bị hủy diệt. Đến đời vua Rama I, năm 1782, Băng Cốc trở thành thủ đô. Đầu thế kỷ XIX, Thái Lan trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc, chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ. Cuộc cách mạng năm 1932 đã xóa bỏ chế độ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, thông qua bản hiến pháp đầu tiên. Hơn 60 năm qua, Thái Lan đã 16 lần thay đổi Hiến pháp nhưng vẫn dựa trên cơ sở Hiến pháp 1932.

Tôn giáo: Đạo Phật (95%); đạo Hồi (3,8%); tôn giáo khác (1,2%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 76 tỉnh.

Hiến pháp: Thông qua ngày 11-10-1997.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Vua.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Thái Lan theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối; người đứng đầu của đảng có thể thành lập được liên minh đa số thường trở thành Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (200 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (500 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và bắt buộc.

Các đảng phái chính: Đảng Dân tộc Thái (TNP), Đảng Dân chủ (DP), Đảng Nguyện vọng mới (NAP), Đảng Phát triển dân tộc (NDP), Đảng Hành động xã hội (SAP), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Đảng Đoàn kết (SP), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Thái Lan là nước nông nghiệp truyền thống. Sau 9 kế hoạch 5 năm (1960 - 2006) phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách hướng vào xuất khẩu, ngành công nghiệp và dịch vụ dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Từ 1988 đến 1995, kinh tế có tốc độ tăng trưởng 8% đến 10%, sau thời kỳ khủng hoảng tiền tệ (1997 - 1998) cho đến nay, kinh tế tiếp tục phục hồi và phát triển ổn định, dự trữ ngoại tệ đạt mức cao.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt, đồ uống, thuốc lá, xi măng, hàng công nghiệp nhẹ, dụng cụ điện và phụ tùng, máy tính và linh kiện, mạch tích hợp, đồ gỗ, đồ nhựa.

Thái Lan là nước sản xuất tungsten đứng thứ hai thế giới và thiếc đứng thứ ba thế giới.

Sản phẩm nông nghiệp: Gạo, sắn, cao su, ngô, mía, dừa, đậu.

Văn hoá: Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính Hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả.

Nhà người Thái Đen gần giống với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Còn những người Thái khác thì nhà cửa có hoa văn trang trí kiểu cung đình hoặc giống phương Tây…

Giáo dục: Chính phủ luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông miễn phí và bắt buộc kéo dài trong 6 năm. Những người muốn vào đại học phải trải qua các cuộc thi cử rất khó khăn.

Thủ đô: Băng Cốc (Bangkok).

Các thành phố lớn: Chiang Mai, Hat Yai, Nakhon Ratchasima...

Đơn vị tiền tệ: Bạt (baht - B); 1 B - 100 satang.

Quốc khánh: 5/12 (1927) (ngày sinh của vua đương quyền).

Quan hệ quốc tế: Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 06/8/1976. Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, AsDB, ASEAN, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Băng Cốc, cố đô Chiềng Mai, bãi biển, các đền thờ Phật, thành phố nghỉ mát Páttaya, v.v..

Địa chỉ đại sứ quán:

Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam:

Địa chỉ: 63-65 Hoàng Diệu, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84-024-38235092/4

Fax: 84-024-38235088

Email: thaiemhn@netnam.org.vn

Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Ho Chi Minh City, 77 Tran Quoc Thao Str., Dist.3

Điện thoại: 08-39327637/8

Fax: 08-39326002

Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan:

Địa chỉ: 83/1 Wireless Road, Lumpini, Pathumwan, Bangkok10330

Điện thoại: +66-2-515836/7/8; +66-2-2517202; +66-2-2513552

Fax : +66-2-2517203

Email : vnemb.th@mofa.gov.vn

Website : http://www.vietnamembassy-thailand.org

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khòn Khèn (Thái Lan):

Địa chỉ: 65/6 Chatapadung Road, Muang Ditrict, Khon Kaen 40000

Điện thoại: +66-43-242190/+66-43-336049

Fax: +66-43-241154

Email: konkaen.th@mofa.gov.vn

Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: + 0 giờ

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

(ĐCSVN) - Ngày 10/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Quyết định số 190-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW ngày 08/10/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tập trung tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu thông tin chính xác, kịp thời với nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phong phú, sinh động gắn với tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2024, 2025.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website