Pa-kít-xtan (Pakistan)

Cộng hòa Hồi giáo Pa-kít-xtan (Islamic Republic of Pakistan)

Mã vùng điện thoại: 92      Tên miền Internet: .pk

Quốc kỳ Cộng hòa Hồi giáo Pa-kít-xtan

Vị trí địa lý: Ở Nam Á, giáp Ấn Độ, biển A-rập, Iran, Áp-ga-ni-xtan và Trung Quốc. Kiểm soát đèo Khyber và Bolan, tuyến đường giao lưu giữa Trung Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Tọa độ 30000 vĩ bắc, 70000 kinh đông.

Diện tích: 803.940 km2

Khí hậu: Chủ yếu là khí hậu sa mạc, nóng và khô; ôn hòa ở Tây Bắc, lạnh ở miền Bắc. Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng tháng 1: 12 - 160C, tháng 7: 30 - 350C. Lượng mưa trung bình: 250 mm (vùng núi: 1.500 mm).

Địa hình: Đồng bằng Indus bằng phẳng ở phía đông, núi ở phía bắc và tây bắc, cao nguyên Balochistan ở phía tây.

Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn khí tự nhiên với trữ lượng lớn, dầu mỏ, than, sắt, đồng, muối, đá vôi.

Dân số: khoảng 182.142.600 người (2013)

Các dân tộc: Người Punjab, Sindh, Pashtun, (Pathan), Baloch, Muhajir.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Urdu và tiếng Balochi, Hindko, v.v..

Lịch sử: Trước đây Pa-ki-xtan thuộc tiểu lục địa Ấn Độ, nằm dưới sự kiểm soát của Anh. Tháng 8-1947, thực dân Anh lấy lý do tôn giáo đã tách vùng đất này thành hai nước là Ấn Độ và nước Hồi giáo Pa-ki-xtan. Trước tháng 12-1971, lãnh thổ Pa-ki-xtan gồm hai phần Đông và Tây ngăn cách bởi lãnh thổ Ấn Độ. Từ tháng 3-1971, miền Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Băng-la-đét và từ tháng 12-1971 tách khỏi Pa-ki-xtan.

Tôn giáo: Đạo Hồi chiếm 97% (dòng Sunni - 77%, dòng Shia - 20%), Đạo Thiên chúa, Đạo Hin-đu và các tôn giáo khác (3%).

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Cộng hòa liên bang.

Các khu vực hành chính: Balochistan, North-West Frontier, Punijab, Sindh; 1 khu dành cho các bộ lạc và thủ đô I-xla-ma-bát.

Hiến pháp: Thông qua ngày 10/4/1973, sửa đổi theo Sắc lệnh Khuôn khổ pháp luật có hiệu lực từ ngày 31/12/2003.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm; sau cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, người lãnh đạo của đảng chiếm đa số hay người đứng đầu liên minh cầm quyền chiếm đa số thường được Hạ viện bầu làm Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện: Thượng viện (100 ghế, được bầu gián tiếp từ các hội đồng địa phương, nhiệm kỳ 6 năm; 1/3 các thành viên này sẽ được bầu lại hai năm một lần) và Hạ viện (342 ghế; các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm; Tòa án Hồi giáo liên bang.

Chế độ bầu cử: Từ 21 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Liên đoàn Hồi giáo Pa-ki-xtan (PML/N); Phong trào quốc gia Ba-lo-chi-xtan (BNM/M); Đảng Dân tộc Pa-ki-xtan (PPP/SB); Đảng Nhân dân Pa-ki-xtan (PPP); Đảng Nhân dân quốc gia (NPP), v.v..

Kinh tế:

Tổng quan: Mấy năm gần đây kinh tế Pa-ki-xtan có sự hồi phục và phát triển, đạt mức tăng khá cao. Nông nghiệp chiếm hơn 25%, công nghiệp khoảng 23%, dịch vụ khoảng 52%. Hàng năm sản xuất trên 16 triệu thùng dầu thô và 12 tỷ mét khối khí đốt, các ngành công nghiệp dệt may, sản xuất đường, chế biến nông sản, thuỷ sản, hải sản phát triển tốt.

Sản phẩm công nghiệp: Hàng dệt, thực phẩm, đồ uống, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, các sản phẩm về giấy.

Sản phẩm nông nghiệp: Bông, lúa mì, gạo, mía, hoa quả, rau; sữa, thịt bò, trứng, thịt cừu.

Văn hóa

Sự đa dạng của âm nhạc Pa-ki-xtan từ các loại âm nhạc dân gian của các tỉnh tới các thể loại âm nhạc truyền thống như Qawwali và Ghazal Gayaki tới các hình thức âm nhạc hiện đại dựa trên âm nhạc truyền thống và phương tây. Cùng với đó, văn học gồm văn học của các ngôn ngữ đã từng tồn tại ở quốc gia này (gồm UrduSindhiPunjabiPushtoBaluchi cũng như tiếng Anh trong các thời kỳ gần đây) và trong quá khứ gồm cả văn học Ba Tư. Trước thế kỷ XIX, văn học chủ yếu gồm yếu tố thơ trữ tình và tôn giáothần bí và đại chúng. Trong thời kỳ thuộc địa, các nhân vật văn học bản xứ, dưới ảnh hưởng của văn học phương Tây thuộc chủ nghĩa hiện thực, đã ngày càng tiếp cận với các chủ đề và các hình thức diễn tả khác nhau. Ngày nay, truyện ngắn được dân chúng rất ưa chuộng.

Giáo dục: Giáo dục tiểu học được miễn phí. Giáo dục trung học, chuyên nghiệp đã chú trọng đào tạo các chuyên gia kỹ thuật. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Thủ đô: Ix-la-ma-bát (Islamabad)

Các thành phố lớn: Karachi, Lahore, Faisalabad, Peshawar, Multan...

Đơn vị tiền tệ: Ru-pi Pa-ki-xtan; 1 rupi Pakixtan = 100 paisa.

Quốc khánh: 23-3 (1956)

Danh lam thắng cảnh: Đường mòn Khai-bơ, các di tích lịch sử, thung lũng So-át, dãy Himalaya, các đền thờ Hồi giáo ở Ix-la-ma-bát, Karasi, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AsDB, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpl, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 8/11/1972

Đại chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Pa-ki-xtan tại Việt Nam:

Địa chỉ: 44/2 phố Vạn Bảo - Hà Nội - Việt Nam

Điện thoại: 84-04 37262251/52

Fax: 84-04 37262253

Email: parepvietnam@yahoo.comparephanoi@vnn.vn

Đại sứ quán Việt Nam tại Pa-ki-xtan

Địa chỉ: House 117, Street 11, Sector E-7, Islamabad

Điện thoại: +92-51-2655785/2655787/ext: 107

Fax +92-51-2655783

Email: dsqvn.pakistan@yahoo.com

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Ngày 19/3/2024, đồng chí Trương Thị Mai ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website