Hà Lan (Netherlands)

Vương quốc Hà Lan (The Kingdom of Neitherlands)

Mã vùng điện thoại: 31            Tên miền Internet: .nl


Quốc kỳ Vương quốc Hà Lan


Vị trí địa lý:
 Ở Tây Âu, giáp biển Bắc, Đức, Bỉ. Nằm ở cửa ba con sông chủ yếu của châu Âu là Ranh (Rhine), Ma-xơ (Meuse), và sông Sen (Schelde). Tọa độ: 52030 vĩ bắc, 5045 kinh đông.

Diện tích: 41.528 km2 (26% tương đương 7.700 km2 thấp dưới mực nước biển).

Thủ đô: Am-xtéc-đam (Amsterdam); Hague là nơi Chính phủ đặt trụ sở.

Lịch sử: Thời Trung cổ, Hà Lan được chia thành những vùng tự trị dưới quyền các lãnh chúa phong kiến. Vào thế kỷ XVII, Hà Lan là một trong những cường quốc tiên tiến ở châu Âu. Cuộc cách mạng tư sản cũng nổ ra sớm nhất ở Hà Lan. Đó là thời kỳ Hà Lan thâu tóm nhiều thuộc địa. Nhưng từ nửa sau thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, các cuộc chiến tranh giữa Hà Lan với các nước thực dân đã làm cho Hà Lan suy yếu dần và mất nhiều thuộc địa. Hiện nay, Hà Lan chỉ còn kiểm soát quần đảo Ăng-tin. Hiến pháp 1848 mở đầu thời kỳ quân chủ lập hiến và quy định bầu cử trực tiếp Hạ viện.

Quốc khánh: Ngày sinh của Nữ Hoàng Đương quyền, 30-4.

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ lập hiến.

Các khu vực hành chính: 12 tỉnh gồm: Drenthe, Flevoland, Friesland, Gelderland, Groningen, Limburg, Noord-Brabant, Noord-Holland, Overijssel, Utrecht, Zeeland, Zuid-Holland.

Các lãnh thổ phụ thuộc: Aruba và Ăngtin thuộc Hà Lan.

Hiến pháp: Được ban hành năm 1814; đã được sửa đổi nhiều lần, lần gần đây nhất là vào ngày 17-2-1983.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Hà Lan theo chế độ cha truyền con nối. Người lãnh đạo của đảng phái (hoặc liên minh) chiếm đa số trong Hạ viện thường được Nữ hoàng bổ nhiệm làm Thủ tướng. Nữ hoàng cũng bổ nhiệm các Phó Thủ tướng.

Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (75 ghế, được bầu gián tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm).

Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao; các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Các đảng phái chính: Dân chủ Thiên chúa giáo (CDA), Đảng Lao động (PVDA), Đảng vì quyền tự do dân chủ của nhân dân (VVD), v.v..

Khí hậu: Ôn hòa, đại dương, mùa hè mát và mùa đông ấm. Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ -3 đến -1oC, tháng 7: 17 – 20oC

Địa hình: Chủ yếu là đất thấp ở ven biển và được khai hoang do lấn biển; có một số đồi ở Đông Nam.

Tài nguyên thiên nhiên: Khí tự nhiên, dầu mỏ, đất đai mầu mỡ.

Dân số: 16,733 triệu người (3/2012).

Các dân tộc: Người Hà Lan (91%), Ma-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các dân tộc khác (9%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hà Lan; tiếng Anh và Đức đựợc dùng phổ biến.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (13%), đạo Tin lành (25%), đạo Hồi (25%), v.v..

Kinh tế: Hà Lan là nước hẹp, người đông, ít tài nguyên thiên nhiên nhưng đã phát huy các tiềm năng lợi thế ven biển và của ba con sông lớn; có nền kinh tế mở, phát triển dựa trên các doanh nghiệp tư nhân, có sự điều tiết của chính phủ trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Hà Lan là một nước công nghiệp phát triển và có thế mạnh về các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, lọc và tinh chế dầu mỏ, sản xuất và chế tạo kim loại. Khu vực sản xuất nông nghiệp được cơ khí hoá cao, chỉ chiếm 4% lực lượng lao động nhưng đáp ứng dư thừa khá nhiều các nhu cầu về xuất khẩu và nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Hà Lan đứng thứ ba trên thế giới về tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp và sản phẩm (sau Mỹ và Pháp). Hà Lan là một trong 11 nước thành viên của EU tham gia phát hành đồng tiền chung châu Âu ngày 1/1/1999.

Sản phẩm công nghiệp: Sản phẩm nông – công nghiệp, các sản phẩm kim loại và công nghệ, máy móc và thiết bị điện tử, hóa chất, dầu mỏ, vật liệu xây dựng, hàng vi điện tử; cá.

Sản phẩm nông nghiệp: Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, hoa quả, rau xanh; động vật.

Đơn vị tiền tệ: Euro

Văn hóa: Hà Lan là một xã hội đa văn hóa với rất nhiều quốc tịch khác nhau sống ở cả thành phố và nông thôn. Những mối quan hệ lịch sử của Hà Lan với những vùng khác trên thế giới trong nhiều thập niên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhóm người định cư và sinh sống tại Hà Lan. Điều này tạo cho người Hà Lan nói chung có suy nghĩ cởi mở, yêu thích tự do và thân thiện với người nước ngoài. Sự đa dạng văn hóa giúp Hà Lan trở thành một nơi mà tại đó tri thức, ý tưởng và văn hóa từ khắp nơi trên thế giới hội tụ với nhau. Mặc dù tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức, nhưng đa số người Hà Lan có thể nói tiếng Anh và một ngoại ngữ khác như tiếng Đức hoặc tiếng Pháp. Hà Lan thu hút khách du lịch nhờ vào những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như những lâu đài cổ, nhà thờ, cánh đồng hoa Tuy-líp, cối xay gió, hệ thống đê biển, kênh đào v.v…

Giáo dục: Hệ thống giáo dục 11 năm (từ 5 đến 16 tuổi) ở Hà Lan là bắt buộc và miễn phí. Cũng có thể bắt đầu học từ năm 4 tuổi. Mọi người được tự do lựa chọn trường học (trường tôn giáo hay phi tôn giáo), nhưng chương trình học thì thống nhất. Giáo dục tiểu học kết thúc ở độ tuổi 12 và sau đó học sinh có thể theo học ba loại hình trung học (hai loại trung học phổ thông 4 năm và một loại 5 năm), ba cấp giáo dục dạy nghề và một chương trình đại học dự bị trong 6 năm. Việc thực hành học nghề là phổ biến đối với những học sinh đã học xong chương trình dạy nghề và chương trình trung học. Trường đại học cổ nhất là Lei-o-len (thành lập năm 1575).

Các thành phố lớn: Rotterdam, The Hague, Utrecht...

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AfDB, AsDB, Benelux, BIS, EBRD, ECE, EU, FAO, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ISO, ITU, NATO, OECD, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WtrO, v.v..

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Am-xtéc-đam, Bảo tàng Rit-ko, Cung điện Hoàng gia, Tháp lệ (nước mắt) du lịch bằng thuyền có mái che dọc các kênh, Bảo tàng lịch sử, thung lũng Ip-xen, lâu đài Hit-lâu, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 9/4/1973

Địa chỉ Đại sứ quán:

Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam:

Địa chỉ: Tầng 6 Deaha Office Tower, 360 Kim Mã – Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-38315650

Fax: 84-04-38315655

Email: han@minbuza.nl

Website: www.hollandinvietnam.org

Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan:

Địa chỉ: Nassauplein 12, 2585 EB The Hague.

Điện thoại: +31-70-3648917/+31-70-3644300/+31-64-1779885

Fax: (31-70) 3648656

Email: vnembassy.nl@mofa.gov.vn

Website: http://www.vietnamembassy.nl/

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

(ĐCSVN) - Theo phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu tại Hội nghị toàn quốc sáng 1/12, sẽ tối thiểu giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phương án giảm 4 cơ quan Đảng, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương

(ĐCSVN) - Sáng 1/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã trình bày các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Quy trình kỷ luật đảng viên thuộc thẩm quyền của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký Quyết định số 165-QĐ/TW ngày 6/6/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Liên kết website