Đảng Cộng sản Na Uy

Tuy là một đảng nhỏ, hoạt động tại một nước Bắc Âu có dân số không đông (hơn 4 triệu), song Đảng Cộng sản (ĐCS) Na Uy lại có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên định, vượt qua những thử thách trong lịch sử hơn 80 năm tồn tại, trụ vững trên lập trường của một chính đảng mácxít - lêninnit, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sâu sắc của phong trào cộng sản quốc tế (PTCSQT) sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô.

 Ngay từ khi thành lập, ĐCS Na Uy đã đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân (GCCN) và những người lao động. Trong thập niên 30 của thế kỷ XX, hoạt động của Đảng được thể hiện nổi bật thông qua cuộc đấu tranh nhằm đoàn kết các lực lượng tiến bộ của đất nước chống lại chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới. Tinh thần chiến đấu, hy sinh của những người cộng sản Na Uy trong phong trào kháng chiến dân tộc thời kỳ đất nước bị phát xít Đức chiếm đóng đã góp phần nâng cao ảnh hưởng và uy tín của Đảng trong đời sống xã hội, số lượng đảng viên cũng tăng nhanh. Sau khi đất nước giải phóng, ĐCS Na Uy tham gia thành lập Chính phủ liên hiệp và tại các cuộc bầu cử Nghị viện, Đảng đã liên tiếp giành thắng lợi lớn.

 Vào cuối thập niên 40 - đầu thập niên 50 thế kỷ XX, trong điều kiện "chiến tranh lạnh" và sự tấn công của chủ nghĩa chống cộng điên cuồng, ảnh hưởng của ĐCS Na Uy tuy có bị giảm sút đáng kể, nhưng Đảng vẫn, tích cực tham gia phong trào nhân dân rộng khắp đấu tranh chống việc Na Uy gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Theo sáng kiến của Đảng, Liên minh bầu cử XHCN được thành lập năm 1973, bao gồm: ĐCS Na Uy, Đảng Nhân dân XHCN và các lực lượng cánh tả khác. Với một cương lĩnh tranh cử, nhấn mạnh việc thực hiện chương trình đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, chống độc quyền, Liên minh đã chiếm tới 11,2% số phiếu bầu tại cuộc bầu cử Quốc hội và giành được 16 ghế nghị sĩ. 

 Sau Đại hội XIV (11-1973), ĐCS Na Uy bước vào một giai đoạn hoạt động phức tạp, mâu thuẫn nội bộ về chính trị và tổ chức diễn ra gay gắt. Do không nhận thức đúng đắn vấn đề liên minh với các lực lượng cánh tả, một số người trong Ban lãnh đạo Đảng đã đưa ra quan điểm đòi thành lập một chính đảng mới trên cơ sở Liên minh bầu cử XHCN và giải tán ĐCS Na Uy. Đỉnh điểm của những bất đồng này nổ ra tại diễn đàn Đại hội XV của Đảng (31-10 – 2-11-1975), khi phần lớn các đại biểu dự đại hội lên tiếng chống lại ý đồ giải tán Đảng để thành lập đảng mới, khẳng định kiên quyết duy trì Đảng trên lập trường macxit - lêninnit, đề ra các biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về tổ chức, chính trị và tư tưởng. 

 Sự thống nhất của Đảng tiếp tục được củng cố trong thời kỳ từ Đại hội XVI (4-1978) đến Đại hội XVIII (1984). Tại các kỳ đại hội này, ĐCS Na Uy đã thông qua một loạt văn kiện chỉ đạo hoạt động của Đảng trong tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Đại hội XVI đưa ra hai bản tuyên ngôn có ý nghĩa quan trọng là: "Vì một chính sách hoà bình tích cực của Na Uy" và "Sự thống nhất của phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh chống cuộc khủng hoảng tư bản chủ nghĩa". Đại hội XVIII thông qua nghị quyết "Giảm căng thẳng quốc tế, giải trừ quân bị và hoà bình" và nhiều nghị quyết về các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của đất nước. Để tăng cường sức mạnh của mình, Đảng chú trọng tổng kết thực tiễn, xác định nhiệm vụ then chốt là đẩy mạnh công tác xây dựng các tổ chức cơ sở đảng với mục đích củng cố lập trường chính trị, nâng cao ảnh hưởng trong quần chúng. Những người cộng sản Na Uy đã cùng với các lực lượng cánh tả, tiến bộ khác dấy lên phong trào đấu tranh đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chống chạy đua vũ trang, trước hết là vũ khí nguyên tử, đòi thiết lập các khu vực phi hạt nhân ở Bắc Âu, đưa Na Uy ra khỏi khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), v.v... 

 Cũng như nhiều ĐCS khác trên thế giới, biến động chính trị dữ dội do đổ vỡ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đã ảnh hưởng nặng nề, đối với ĐCS Na Uy. Vào thời điểm đó, không ít đảng viên của Đảng dao động lập trường chính trị, thậm chí cả các lãnh đạo cấp cao mà điển hình là việc Chủ tịch Đảng từ bỏ Đảng để gia nhập Đảng Xã hội. Trong tình hình tư tưởng có biểu hiện hỗn loạn, thì tổ chức của Đảng cũng đứng trước nguy cơ bị chia rẽ, tài sản thất thoát, cơ quan ngôn luận Trung ương là tờ "Tự do" gặp nhiều khó khăn trong xuất bản, số lượng đảng viên giảm sút rất mạnh, các thế lực chống cộng tấn công vào Đảng từ nhiều phía. Tuy nhiên, trong thời khắc nghiệt ngã nhất đối với vận mệnh của Đảng, những người cộng sản Na Uy trung kiên vẫn vững vàng lập trường cách mạng, kiên trì đấu tranh, cùng những người cảm tình với Đảng trụ lại, duy trì hoạt động, xuất bản báo chí. 

 Do có những biện pháp củng cố về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nên ĐCS Na Uy đã từng bước hồi phục, vượt qua được thời kỳ thử thách lớn lao chưa từng thấy của những năm đầu thập niên 90. Đảng đã khắc phục một bước "làn sóng" giảm sút đảng viên, bắt đầu kết nạp thêm đảng viên mới chủ yếu từ tầng lớp thanh niên. Đảng viên của Đảng từ chưa đầy 500 người thời kỳ sau năm 1991, đã tăng lên hơn 1 nghìn với 1/3 là đảng viên trẻ. Cơ cở xã hội của Đảng có xu hướng phục hồi. Trước đây, ĐCS chỉ có đại diện ở một số hội đồng huyện tại vùng Viễn Bắc của Na Uy, nhưng sau cuộc bầu cử Quốc hội (9-1997), Đảng đã có đại diện ở tất cả các địa phương. 

 Tháng 4-2001, ĐCS Na Uy tiến hành Đại hội lần thứ XXIV, tiếp tục khẳng định lại sự kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt đảng; coi việc cố gắng xây dựng lại lực lượng là nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra trước Đảng. Đồng thời, Đảng cũng xác định mục tiêu chiến lược là đấu tranh nhằm xoá bỏ CNTB, xây dựng thành công CNXH và CNCS. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm bảy ủy viên chính thức, ba uỷ viên dự khuyết, đồng chí Da-phen Giô-det, được bầu làm Chủ tịch Đảng.

 Những người cộng sản Na Uy luôn đánh giá cao và trân trọng dành những tình cảm đồng chí chân tình đối với ĐCS Việt Nam. Trước đây, ĐCS Na Uy đã tích cực đi đầu trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam. Sau này, ĐCS Na Uy vẫn tiếp tục ủng hộ Đảng ta trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới. Từ thực tiễn lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, ĐCS Na Uy coi trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, vận dụng nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các lớp huấn luyện đảng viên và quần chúng. 

 

Theo Tạp chí Xây dựng Đảng

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website