Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (mở rộng), tháng 4 năm 1959 về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp

I

TÌNH HÌNH HỢP TÁC HÓA NỒNG NGHIỆP Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY

 

Từ thu - đông năm 1958 đến nay, trong nông thôn miền Bắc nước ta đã có một sự chuyển biến quan trọng. Cùng với cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất đông - xuân (1958-1959), quần chúng nông dân đông đảo đã hăng hái đi vào con đường đổi công hợp tác. Từ tháng 6 đến tháng 12-1958, tỷ lệ nông hộ vào tổ đổi công đã từ 41% lên tới 65%; số hợp tác xã từ 134 cái đã lên tới 4.721 cái, chiếm 5% tổng số nông hộ. Sau vụ mùa năm 1958, các địa phương vẫn tiếp tục phát triển hợp tác xã. Tính đến tháng 4-1959, đã có tên 7.000 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 8% nông hộ toàn miền Bắc Trong số này có 119 hợp tác xã cấp cao. Có những địa phương phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mạnh, tỷ lệ nông hộ vào hợp tác xã khá cao, như Vĩnh Linh 43%, Sơn Tây 25,3%, Hà Tĩnh gần 19%, Thanh Hoá 14%, v.v.. Các tỉnh khác tỷ lệ thấp hơn, nhưng so với trước, số hợp tác xã cũng tăng lên nhiều.

Sự chuyển biến kể trên có một ý nghĩa lớn. Nó biểu hiện một xu thế xã hội chủ nghĩa rõ rệt ở nông thôn miền Bắc nước ta. Một bộ phận quan trọng trong nông dân lao động miền Bắc đã chuyển hướng theo con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp để trở thành một phong trào quần chúng.

Sự chuyển biến đó không phải là ngẫu nhiên. Từ lâu nông dân ta vốn có tập quán giúp nhau sản xuất dưới những hình thức giản đơn. Sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, Đảng ta đã chú ý hướng dẫn nông dân phát triển tổ đổi công để tăng gia sản xuất. Sau khi hoà bình được lập lại gắn liền với cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế, việc xây dựng tổ đổi công được đặt thành một công tác quan trọng để đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời chúng ta đã tổ chức một số hợp tác xã nông nghiệp thí điểm .

Khi phát hiện sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phong trào đổi công bị xẹp xuống. Khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát đã rồi lên và phát triển khá mạnh. Nhưng sau khi hoàn thành tốt công tác sửa sai, từ cuối năm 1957 và trong năm 1958, Đảng đã có những biện pháp để củng cố và phát triển tổ đổi công và hợp tác xã, họp những cuộc hội nghị sơ kết công tác, liên tiếp mở những lớp đào tạo cán bộ vận động đổi công hợp tác và tiến hành hai đợt giáo dục cho cán bộ, đảng viên ở xã về cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Những cuộc vận động chống hạn làm chiêm, quyết tâm làm vụ mùa thắng lợi, cải tiến kỹ thuật đã có tác dụng lớn thúc đẩy phong trào đổi công hợp tác ở nông thôn. Những công tác thu mua nông sản, tổ chức hợp tác xã mua bán, hợp tác xã vay mượn cũng được mở rộng. Do đó, khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát đã bị hạn chế và đẩy lùi dần. Đương nhiên, còn nền kinh tế tiểu nông thì còn cơ sở cho nó phát triển, nhưng ở miền Bắc nước ta hiện nay, cơ sở đó đang bị thu hẹp dần. Nông dân nước ta vốn nghèo khổ và cần cù lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân miền Bắc đã được giải phóng khỏi ách đế quốc và phong kiến, giành lại được tự do và ruộng đất, đời sống đã được cải thiện một phần. Nhưng sau cải cách ruộng đất, nông dân lao động, nhất là bần nông và trung nông lớp dưới, còn gặp nhiều khó khăn. Đảng và Nhà nước giúp đỡ họ và kêu gọi họ tổ chức nhau lại để chống thiên tai, áp dụng kỹ thuật mới và tăng gia sản xuất, họ hăng hái nghe theo. Có một số trung nông, nhất là trung nông lớp trên, vẫn có khuynh hướng làm giàu riêng lẻ, do dự hoài nghi, nhưng nói chung mặt lao động và cách mạng của nông dân lao động nước ta vẫn là chủ yếu. Kinh nghiệm sản xuất từ trước đến nay và đặc biệt là kinh nghiệm của vụ mùa năm 1958 và vụ chiêm 1959 đã chứng tỏ rằng: chỉ có đi vào con đường hợp tác hoá, làm ăn tập thể thì mới giải quyết được những khó khăn trong sản xuất, cải thiện được đời sống.

Thêm vào đó, những thắng lợi vang dội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô, bước tiến nhảy vọt của Trung Quốc về mọi mặt, nhất là về nông nghiệp, và những thành tựu to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác trong năm 1958 đã cổ vũ nông dân ta rất nhiều.

Vì những lý do kể trên, khi Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương phấn đấu cho một vụ sản xuất đông - xuân thắng lợi, kết hợp vận động cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất với đẩy mạnh phong trào đổi công hợp tác thì nông dân đã hăng hái hưởng ứng, tổ chức nhau lại để thực hiện khẩu hiệu của Đảng và Chính phủ.

Tóm lại, từ giữa năm 1958 trở đi, tình hình nông thôn miền Bắc nước ta đã chuyển mạnh theo hợp tác hoá nông nghiệp. Đó là do kết quả của sự lãnh đạo của Đảng do ý thức cách mạng của nông dân ta và do ảnh hưởng những thắng lợi vĩ đại của phe xã hội chủ nghĩa.

Cuộc vận động đổi công hợp tác hiện nay căn bản là tốt. Lúa của tổ đổi công hơn lúa của nông dân cá thể, lúa của hợp tác xã hơn lúa của tổ đổi công, và hợp tác xã thật sự đã có tác dụng dẫn dầu trong phong trào cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mạnh đang ảnh hưởng tốt đến các mặt công tác của Đảng và của Nhà nước ở nông thôn.

Tuy vậy, hiện nay phong trào đang có những nhược điểm và khuyết điểm như sau: khi xây dựng hợp tác xã, nhiều nơi chưa phát động tư tưởng quần chúng một cách sâu sắc và đầy đủ giáo dục chính sách cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nông dân chưa kỹ, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ làm qua loa; nhiều nơi có thiên hướng làm lướt, làm dối; trái lại, cũng có nơi còn rụt rè chậm chạp. Sau khi xây dựng hợp tác xã, tuy có chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác, tăng năng suất, nhưng lại coi nhẹ công tác chính trị và tư tưởng; công tác quản lý hợp tác xã về ba mặt lao động, sản xuất và tài vụ còn lúng túng nhiều. Các ngành và các giới tuy có cố gắng, nhưng chưa phục vụ phong trào hợp tác lồng nghiệp được kịp thời và đúng mức. Công tác củng cố hợp tác xã chưa được chú trọng; nói chung hợp tác xã phát triển nhanh về số lượng nhưng còn yêu về chất lượng, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển không đều. Có nơi khi xây dựng hợp tác xa nên coi nhẹ việc củng cố và phát triển tổ đổi công.

Thái độ các tầng lớp ở nông thôn đối với phong trào hợp tác hoá nông nghiệp chủ yếu như sau: bần nông và trung nông lớp dưới nói chung rất hăng hái, mong muốn được tổ chức vào hợp tác xã. Trung nông nói chung cũng tán thành hợp tác hoá nông nghiệp lúc đầu tuy có do dự nhiều, nhất là trung nông lớp trên, nhưng khi được giáo dục và nhất là khi họ nhận thấy thu nhập của các xã viên cao hơn hẳn thu nhập của nông dân riêng lẻ thì họ cũng sốt sắng xin vào hợp tác xã. Phú nông thì bản chất là đối lập với hợp tác hoá nông nghiệp, một số ít đã có những hành động chống lại, nhưng cũng có một số ít đà được thay đổi thành phần mong muốn được vào hợp tác xã. Địa chủ nói chung có thái độ khinh khỉnh đối với hợp tác hoá nông nghiệp. Một số địa chủ ngoan cố không chịu cải tạo, những phần tử phản cách mạng, tay sai của Mỹ - Diệm, bọn phản động đội lốt tôn giáo, v.v. tìm mọi cách gièm pha, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Chính phủ và ráo riết hoạt động chống lại phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở một số địa phương.

Nhiệm vụ của Đảng ở nông thôn miền Bắc nước ta hiện nay là trên đà chuyển biến mới của tình hình nông thôn, ra sức củng cố những tổ đổi công và hợp tác xã đã có, chuẩn bị về mọi mặt đường lối, chính sách, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kế hoạch để phát triển tổ đổi công và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một cách tích cực và vững chắc chuẩn bị tiến tới cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, phấn đấu để hoàn thành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Bắc nước ta và bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước.

II

VẤN ĐỀ HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN BĂC NƯỚC TA

Ngay từ ngày mới thành lập (1930), trong bản Luận cương chính trị, Đảng ta đã nói rõ, nhân dân Việt Nam làm cách mạng dân chủ tư sản rồi phải tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Đại hội lần thứ II (1951), Đảng ta lại khẳng định rằng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (tức cách mạng dân chủ tư sản ở nước ta) phải tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thật vậy, từ ngày hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta tiến lên làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong khi đó chúng ta vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà.

Hội nghị Trung ương lần thứ 14 đã chỉ rõ:

Lực lượng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc hiện nay đã mạnh hơn hẳn lực lượng tư bản chủ nghĩa; nhưng vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vẫn chưa được giải quyết. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của chúng ta ở miền Bắc là phải đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời, phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọn phản cách mạng".

Hiện nay, quần chúng nông dân yêu cầu tổ chức hợp tác xã nhưng một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của ta hiện nay, chưa đánh giá đúng yêu cầu của nông dân, cho nên vẫn chưa nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Một số nông dân lao động vẫn theo đuổi con đường làm giàu riêng lẻ theo kiểu phú nông, chưa nhận rõ hiện nay hợp tác hoá nông nghiệp là con đường duy nhất mang lại tự do, hạnh phúc thật sự cho mình. Trong các tầng lớp nhân dân khác, nhiều người cũng chưa nhận rõ hợp tác hoá nông nghiệp quan hệ mật thiết đến sự nghiệp củng cố và xây dựng miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà như thế nào: Cho nên cần thống nhất nhận định trong toàn Đảng và toàn dân về sự cần thiết vì tính chất cấp bách của hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc nước ta hiện nay.

Vì sao phải tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp? Vì những lý do có liên quan mật thiết với nhau như dưới đây:

Trước hết là do yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nông dân. Sau cải cách ruộng đất, đời sống của nông dân lao động miền Bắc nước ta đã được cải thiện một bước. Nền nông nghiệp của ta có nhiều thuận lợi: có thể trồng nhiều vụ, có thể vừa phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, làm nghề cá, nghề phụ gia đình, v.v.. Nhưng ở miền Bắc nước ta ruộng ít, người nhiều, do sự thống trị lâu ngày của đế quốc và phong kiến, kỹ thuật canh tác lạc hậu; nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; mùa màng thường bị thiên tai uy hiếp, vì vậy năng suất còn thấp. Trong thời gian vừa qua, ta có vận động cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, nhưng vì lực lượng kinh tế yếu, bần nông và trung nông lớp dưới rất khó thực hiện. Nếu cứ để tình trạng sản xuất riêng lẻ, làm ăn phân tán thì nông dân lao động không thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Vì vậy chỉ có tổ chức nông dân lại, thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể mới đẩy mạnh được sản xuất và cải thiện đời sống hơn nữa.

Mặt khác, nông dân là những người lao động, đồng thời cũng là những người tư hữu. Là người lao động, nông dân có nhiều khả năng cùng giai cấp công nhân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là người tư hữu, nông dân có tính tự phát tư bản chủ nghĩa. Tính chất lao động của nông dân là chủ yếu; nhưng sau cải cách ruộng đất. nếu Đảng ta chậm giáo dục và tổ chức nông dân vào hợp tác xã thì khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát trong nông dân sẽ phát triển. Khi đó một số nông dân tham gia bóc lột làm giàu sẽ xa ta, còn đại đa số nông dân bần cùng, sa sút sẽ oán ta, khối liên minh công nông sẽ bị lỏng lẻo. Cho nên hợp tác hoá nông nghiệp chẳng những cần thiết để phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống cho nông dân mà còn cần thiết để củng cố khối liên minh công nông trên một cơ sở mới.

Nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Hợp tác hoá nông nghiệp sẽ đẩy mạnh nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp phát triển sẽ cung cấp đầy đủ lương thực cho các thành thị và khu công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xuất khẩu Công nghiệp phát triển sẽ thoả mãn yêu cầu của nông dân vệ công nghiệp phẩm cần dùng cho đời sống hằng ngày cũng như về nông cụ cải tiến, phân hoá học và sau này về máy móc nông nghiệp. Nếu chậm hợp tác hoá nông nghiệp thì công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa sẽ gặp khó khăn.

Miền Bắc nước ta phải tiến lên chủ nghĩa xã hội với hai chân vững mạnh: công nghiệp xã hội chủ nghĩa và nông nghiệp hợp tác hoá. Công nghiệp xã hội chủ nghĩa nước ta phát triển mỗi ngày một nhanh, theo nguyên tắc tái sản xuất mở rộng. Còn kinh tế tiểu nông thì phát triển chậm và không phải năm nào cũng tái sản xuất mở rộng và vụ nào cũng tái sản xuất đơn giản được. Công nghiệp xã hội chủ nghĩa sản xuất tập trung và có kế hoạch chặt chẽ; kinh tế tiểu nông phân tán, bấp bênh, thường chịu ảnh hưởng nặng của thị trường và bị phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì vậy phải hợp tác hoá nông nghiệp.

Chế độ tiểu nông hằng ngày hàng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản thành thị lại thượng quan hệ với nông dân riêng lẻ để buôn bán đầu cơ, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường và thực hiện kế hoạch thu mua nông sản phẩm của Nhà nước. Hợp tác hoá nông nghiệp biến chế độ sở hữu cá thể của nông dân thành chế độ sở hữu tập thể và sẽ cắt đứt mối quan hệ giữa tư sản thành thị với nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.

Nông nghiệp hợp tác hoá chẳng những nâng cao đời sống vật chất mà còn nâng cao đời sống văn hoá của nông dân, tạo điều kiện cho cách mạng văn hoá phát triển thuận lợi. Đồng thời nông thôn hợp tác hoá sẽ cổ vũ nông dân hăng hái xây dựng dân quân, du kích và lực lượng hậu bị ở địa phương, góp phần củng cố miền Bắc, củng cố quốc phòng.

Hiện nay, nước nhà đang bị tạm thời chia làm hai miền.

Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung cho cả nước, là cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất Tổ quốc. Hợp tác hoá nông nghiệp thắng lợi sẽ thực hiện được đời sống mới ở nông thôn và cổ vũ mạnh mẽ đồng bào nông dân ở miền Nam ra sức đấu tranh chống Mỹ - Diễm, để đẩy mạnh sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Vì những lý do kể trên, hiện nay hợp tác hoá nông nghiệp là có khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc.

Chúng ta tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp trong những điều kiện như sau:

a) Nông dân nước ta vốn bị đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, cho nên sẵn có tinh thần cách mạng. Do Đảng ta lãnh đạo, nông dân miền Bắc nước ta đã đánh đổ được đế quốc và phong kiến, giành được độc lập dân tộc và thực hiện được khẩu hiệu "Người cày có ruộng", cho nên họ rất tin tưởng ở Đảng. Sau cải cách ruộng đất, nông dân yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống thêm một bước. Kinh nghiệm đổi công hợp tác mấy năm nay đã chỉ cho nông dân thấy rõ tính hơn hẳn của lối làm ăn tập thể. Vì vậy ta có nhiều khả năng thuyết phục và đưa nông dân tiến mau vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp.

b) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp của ta tiến hành trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển mấy và chưa đủ sức cung cấp máy móc cần thiết cho nông nghiệp. Nhưng vì tỷ lệ bình quân chiếm hữu ruộng đất của mỗi nhân khẩu nông hộ tương đối thấp, cho nên nông dân lao động, nhất là bần nông và trung nông lớp dưới, nhận thấy cần phải tổ chức nhau lại để lao động tập thể, cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất trong điều kiện chưa cơ giới hoá nông nghiệp.

c) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp của ta tiến hành trong điều kiện ở miền Bắc nước ta, lực lượng xã hội chủ nghĩa ở thành thị cũng như ở nông thôn đang phát triển mạnh và dần dần chiếm ưu thế, tầng lớp phú nông nhỏ bé. Đó là những thuận lợi. Tuy vậy, vẫn không thể đánh giá thấp những khó khăn, như khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát trong nông dân, bản chất đối lập của phú nông, sự chống đối của những phần tử địa chủ ngoan cố, sự phá hoại của bọn phản cách mạng, tay sai của đế quốc và của Ngô Đình Diệm.

d) Ta đã hoàn thành cải cách ruộng đất ở đồng bằng và trung du từ lâu, nhưng chưa hoàn thành cải cách dân chủ ở miền núi. Vì vậy ở miền núi phải vận động hợp tác hoá nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ.

đ) Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở ta tiến hành trong điều kiện các nước trong phe ta đi trước và đã thu được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và trong công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp nói riêng. Những kinh nghiệm hợp tác hoá và phát triển nông nghiệp ở các nước anh em, nhất là của Trung Quốc, rất bổ ích cho ta; ta cần ra sức học tập một cách có sáng tạo.

Căn cứ vào những điều kiện trên đây, chúng ta có thể kết luận như sau: chúng ta cần và có thể tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp trong điều kiện chưa cơ giới hoá nông nghiệp; cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với vận động cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất. Trong nông thôn miền Bắc nước ta hiện nay có những mâu thuẫn lớn dưới đây:

Trước hết là mâu thuẫn giữa hợp tác hoá nông nghiệp và những thế lực ngăn cản nó. Mâu thuẫn này thể hiện chủ yếu mâu thuẫn giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư ban chủ nghĩa trong nông nghiệp, giữa tập thể và cá thể, giữa lao động và bóc lột, và xét cho cùng cũng là mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất; nó cũng thể hiện mâu thuẫn giữa nông dân lao động đang đi vào con đường hợp tác hoá với bọn phản cách mạng còn lẩn lút ở miền Bắc đang tìm mọi cách phá hoại cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Hai là mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng năng suất cao và trình độ kỹ thuật lạc hậu, vì ở nước ta, nông dân quen dùng những công cụ sản xuất và áp dụng những phương pháp canh tác từ hàng mấy thế kỷ trước để lại. Đó chính là một trở lực lớn nữa cho việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Hợp tác hoá nông nghiệp là một cuộc cách mạng nhằm giải quyết thắng lợi những mâu thuẫn lớn nói trên. Tuy vậy, hiện nay việc cải tạo quan hệ sản xuất cá thể thành quan hệ sản xuất tập thể trong nông nghiệp là quan trọng và cấp bách nhất.

Song nói như thế không có nghĩa là cải tạo quan hệ sản xuất xong xuôi rồi mới cải tiến kỹ thuật. Việc áp dụng kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật của Trung Quốc trong vụ mùa năm 1958 và trong vụ sản xuất đông - xuân vừa qua đã thúc đẩy nông dân miền Bắc nước ta hăng hái đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Những hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã thành lập cần dùng nhiều biện pháp để nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, như mạnh dạn dùng nông cụ cải tiến và cải tiến kỹ thuật canh tác (đủ nước, nhiều phân, cày sâu. bừa kỹ, cấy dài v.v.). Hợp tác xã cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất  và do đó tăng thu nhập của xã viên càng củng cố thêm quan hệ sản xuất mới, đồng thời làm gương tốt để thúc đẩy nông dân riêng lẻ đi vào con đường hợp tác hoá nông nghiệp.

Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải kết hợp nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất với nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật. Về phương hướng và nhiệm vụ lâu dài, phải chuẩn bị tiến tới cung cấp những máy móc nông nghiệp cho các hợp tác xã thực hiện cách mạng kỹ thuật một cách căn bản: cơ giới hoá và điện khí hoá nông nghiệp.

III

NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH CƠ BẢN Để TIẾN HÀNH HỢP TÁC HOÁ NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA

Hợp tác hoá nông nghiệp là một cuộc vận động cách mạng hoà bình nhưng sâu sắc và triệt để nhất ở nông thôn nước ta. Nội dung cuộc cách mạng đó bao gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất. cải tiến kỹ thuật và giáo dục tư tưởng. Ba mặt ấy gắn liền với nhau, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó cải tạo quan hệ sản xuất là nhiệm vụ chủ yếu trước mắt phải giải quyết kết hợp với cải tiến kỹ thuật; khi tiến hành những cuộc vận động ấy, phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nông dân, vì đó là tiền đề bảo đảm thắng lợi cho toàn bộ cuộc vận động.

Để tiến hành tốt cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 quy định những điều cơ bản dưới đây":

1 Mục đích, yêu cầu của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp

Hợp tác hoá nông nghiệp phải đạt mục đích, yêu cầu như sau:

a) Cải tạo quan hệ sản xuất cá thể ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản xuất tập thể, xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, đem chế độ sở hữu tập thể của nông dân lao động thay thế dần cho chế độ sở hữu cá thể về những tư liệu sản xuất chủ yếu, vĩnh viên xoá bỏ giai cấp bóc lột và chế độ người bóc lột người ở nông thôn. Trên cơ sở lao động tập thể và kỹ thuật cải tiến từ thấp đến cao mà đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và mọi mặt sản xuất khác ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nông dân, làm cho nông dân ăn no, mặc ấm, ở tốt, có sức khoẻ, có văn hoá.

b) Tăng cường đoàn kết nông thôn, củng cố khối liên minh công nông, củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất và chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố dân quân và xây dựng lực lượng hậu bị, củng cố nền chuyên chính dân chủ nhân dân.

c) Nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên và đoàn viên, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng nông dân, củng cố và phát triển Đảng và Đoàn Thanh niên lao động, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn.

d) Góp phần vào sự nghiệp củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà.

2. Đường lối giai cấp của Đảng trong cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp

Trong cả quá trình vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phải theo đúng đường lối giai cấp dưới đây:

Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tưởng phú nông, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, tiếp tục mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành con người mới; kiên quyết đưa nông dân vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Phải dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới (cả cũ và mới), vì ở nông thôn họ là những người nghèo khổ nhất, kiên quyết cách mạng nhất và chiếm số đông trong nông dân nông nghiệp. Đó là lực lượng nòng cốt của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp. Muốn dựa vào bần nông và trung nông lớp dưới, trước hết phải chăm lo đến quyền lợi của họ, giải quyết thoả đáng những yêu cầu và nguyện vọng của họ, giúp đỡ họ bằng mọi cách để giải quyết những khó khăn trong sản xuất và trong đời sống, khi mới lập hợp tác xã, trước hết phải tổ chức những phần tử tích cực trong bần nông và trung nông lớp dưới, xây dựng lực lượng nòng cốt của bần nông và trung nông lớp dưới rồi mới kết nạp những trung nông khác tự nguyện xin vào hợp tác xã. Trong Ban quản trị và Ban kiểm soát của hợp tác xã phải bảo đảm tỷ lệ ít nhất là 2 phần 3 bần nông và trung nông lớp dưới. Những chức vụ chính như chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng ban kiểm soát, đội trưởng sản xuất phụ trách kế toán, nói chung phải là những người tích cực nhất trong bần nông và trung nông lớp dưới. Muốn dựa vào bần nông và trung nông lớp dưới, phải tin rằng họ có khả năng đóng vai trò cốt cán của phong trào.

Trên cơ sở dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, phải đoàn kết chặt chế với trung nông, vì trung nông là bạn đồng minh lâu dài của giai cấp công nhân. Trung nông tích cực lao động và hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng từ mấy chục năm nay. Nhưng do cơ sở kinh tế và điều kiện sinh hoạt tương đối khá hơn bần nông, cho nên trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, trừ một số trung nông hăng hái, tự nguyện tham gia hợp tác xã ngay từ đầu còn phần đông trung nông nhất là trung nông lớp trên, có thái độ do dự, chờ đợi. Vì vậy, phải chú trọng giáo dục, thuyết phục trung nông để họ tự giác, tự nguyện gia nhập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Trong khi họ còn đắn đo, suy nghĩ, ta phải kiên nhẫn chờ đợi họ, dùng kết quả về tăng năng suất, tăng thu nhập của hợp tác xã để thuyết phục họ. Khi họ vào hợp tác xã, phải chiếu cố thích đáng quyền lợi của họ, giải quyết hợp lý những ruộng đất trâu bò, nông cụ mà họ đưa vào hợp tác xã. Đối với khuynh hướng tư bản chủ nghĩa tự phát của trung nông lớp trên phải phê bình, nhưng tuyệt đối không dùng biện pháp mệnh lệnh, cưỡng bách hoặc đả kích. Khi mới xây dựng hợp tác xã, nói chung chưa nên kết nạp trung nông lớp trên ngay từ đầu, vì điều kiện sinh hoạt của họ thường làm cho họ chậm nhận rõ lợi ích của lối làm ăn tập thể và tính hơn hẳn của hợp tác xã. Đến khi hợp tác xã đã tương đối được củng cố thì tuỳ theo yêu cầu và thái độ của từng trung nông lớp tin mà kết nạp dần. Trừ trường hợp cá biệt có trung nông lớp trên đã được thử thách, hoạt động tích cực và tha thiết với hợp tác xã thì có thể kết nạp ngay khi mới xây dựng hợp tác xã, nhưng nói chung không nên bầu vào Ban quản trị hợp tác xã.

Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, đó là hai mặt không thể tách rời của đường lối giai cấp của Đảng trong cả quá trình xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

- Đối với phú nông, lúc đầu, không kết nạp họ vào hợp tác xã kếch những phú nông đã thay đổi thành phần. Khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã vững mạnh, hầu hết bần nông và trung nông trong xã hội đã gia nhập hợp tác xã thì đối với những phú nông đã thay đổi thành phần và có thái độ tốt, được các xã viên đồng ý, có thể kết nạp làm xã viên dự bị, sau này tuỳ theo thái độ của họ mà cho chuyển thành xã viên chính thức, nhưng không giao cho họ trách nhiệm lãnh đạo. Đối với phú nông chưa được thay đổi thành phần, nhất thiết không được kết nạp vào hợp tác xã; nhưng đến khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp căn bản hoàn thành ở địa phương, thì có thể cho họ vào lao động cải tạo trong hợp tác xát). Khi nào họ được thay đổi thành phần rồi thì tùy theo thái độ của từng người mà kết nạp vào hợp tác xã, cho làm xã viên dự bị, rồi sau người nào có đủ điều kiện cũng có thể trở thành xã viên chính thức.

Đối với địa chủ đã hoặc chưa được thay đổi thành phần, đều không được kết nạp vào hợp tác xã khi mới xây dựng. Sau này khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển và được củng cố, có thể kết nạp từng địa chủ đã thay đổi thành phần và chịu lao động cải tạo làm xã viên dự bị và người nào tốt cũng sẽ được chuyển thành xã viên chính thức. Những địa chủ chưa được thay đổi thành phần thì nhất thiết không kết nạp, nhưng đến khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đã căn bản hoàn thành ở địa phương thì có thể cho họ vào lao động cải tạo trong hợp tác xã và sau cùng người nào có thái độ tất và đã được thay đổi thành phần cũng có thể được kết nạp vào hợp tác xã như đã nói tên.

Nơi nào hiện nay đã đưa những phú nông địa chủ đã được thay đổi thành phần vào hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì xử lý như sau: người nào vẫn làm đúng nghĩa vụ của xã viên thì cứ để họ trong hợp tác xã và tiếp tục giáo dục cải tạo họ, nhưng tuyệt đối không giao cho họ những trách nhiệm lãnh đạo; người nào tỏ thái độ không tốt, gây khó khăn cho công tác của hợp tác xã thì kiên quyết đưa ra khỏi hợp tác xã.

Nơi nào đã kết nạp nhầm những phú nông, địa chủ chưa được thay đổi thành phần vào hợp tác xã thì phân biệt xử lý như sau: xét ai đáng được thay đổi thành phần thì chính quyền cần tuyên bố cho họ biết và tuỳ theo thái độ của họ mà xử lý như trên; ai không được chiếu cế cho thay đổi thành phần trước thời hạn đã quy định thì phải kiên quyết đưa ra khỏi hợp tác xã.

Đối với con phú nông và con địa chủ chưa tham gia bóc lột còn ở chung với cha mẹ, tuy về chính trị ta không coi họ như cha mẹ họ, nhưng khi mới xây dựng hợp tác xã cũng chưa nên kết nạp họ. Trong trường hợp họ ra ở riêng thành một hộ nông dân lao động và có thái độ tốt, đủ điều kiện làm một xã viên thì có thể kết nạp nếu họ yêu cầu và đại hội xã viên, hoặc đại hội đại biểu xã viên đồng ý.

Đối với những phần tử xấu, lưu manh. những người có nhiều tội ác cũ bị nhân dân oán ghét thì bất kỳ thuộc thành phần nào và mặc dù hiện nay họ không có hành động gì chống đối lại, lúc đầu chưa nên kết nạp vào hợp tác xã. Khi phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã lan rộng và được củng cố thì theo trường hợp cụ thể của từng người, đủ điều kiện làm một xã viên thì có thể kết nạp nếu họ yêu cầu và đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên đồng ý.

Nơi nào hiện nay đã kết nạp họ vào hợp tác xã, nếu họ giữ thái độ tốt, tuân theo kỷ luật của hợp tác xã thì vẫn để làm xã viên nhưng không giao cho trách nhiệm lãnh đạo. Người nào không tuân theo kỷ luật của hợp tác xã và gây khó khăn cho tổ chức thì phải khai trừ.

Đối với những người thuộc thành phần nông dân lao động đã mất quyền công dân, nhất thiết không được kết nạp vào hợp tác xã, nhưng gia đình họ nếu đủ điều kiện vẫn được tham gia hợp tác xã và những người mất quyền công dân cũng được phân công lao động trong hợp tác xã nhưng không được coi là xã viên.

Về thành phần giai cấp ở nông thôn hiện nay, nói chung vẫn dựa theo thành phần đã quy định trong sửa sai, nhưng trong khi lựa chọn người giữ trách nhiệm lãnh đạo hợp tác xã chi uỷ phải căn cứ vào cơ sở kinh tế, điều kiện sinh hoạt và nhất là thái độ chính trị của từng người từ sau cải cách ruộng đất và sửa sai đến nay mà xét và quyết định theo đúng đường lối giai cấp của Đảng, bảo đảm cho hợp tác xã hoạt động tốt.

Đối với miền núi chưa qua phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất và miền biển, sẽ có quy định cụ thể thêm về đường lối giai cấp.

3. Phương châm tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp

Công tác vận động hợp tác hoá nông nghiệp phải theo đúng phương châm dưới đây:

Tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn.

Tích cực lãnh đạo là nắm vững lãnh đạo phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, không buông trôi. thả lỏng để cho phong trào tự phát, cũng như không kìm hãm phong trào; trái lại, phải theo sát phong trào, tạo điều kiện đưa phong trào tiến lên.

Vững bước tiến lên là đưa phong trào lên một cách vững chắc, vừa phát triển vừa củng cố phong trào, vừa coi trọng chất lượng vừa coi trọng số lượng của hợp tác xã.

Quy hoạch về mọi mặt là phải căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương mà định ra kế hoạch phát triển bao gồm phạm vi, mức độ và từng bước tiến hành xây dựng và củng cố hợp tác xã, thích hợp với thời vụ từng năm. Sát với từng vùng là khi quy hoạch phải chú ý đến đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể từng nơi phong trào mạnh hoặc yếu và từng vùng khác nhau như miền xuôi, miền ngược, miền biển, v.v..

Do tất cả những mặt kể trên làm được tốt, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp sẽ được phát triển và củng cố đều; cuộc vận động được tiến hành vừa tốt, vững, lại vừa gọn, tốt và vững là chủ yếu, nhưng không chậm rãi, lề mề.

4. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã

Ba nguyên tắc dưới đây cần được quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh trong suốt quá trình xây dựng và củng cố hợp tác xã:

Tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ

Nhất thiết không được dùng lối cưỡng ép, mệnh lệnh dưới bất cứ một hình thức nào để buộc nông dân vào hợp tác xã khi họ chưa tự giác, tự nguyện. Khi đã tổ chức hợp tác xã, nếu có người muốn ra, ta đã giải thích mà họ cứ xin ra thì để họ ra, không gò ép họ ở lại, nếu sau này họ lại xin vào cũng sẵn sàng kết nạp. Điều cốt yếu là phải quản lý tốt hợp tác xã, làm cho thu nhập của xã viên trội hơn thu nhập của nông dân riêng lẻ và của tổ đổi công, do đó củng cố được phong vào hợp tác xã và phát huy ảnh hưởng đối với những người chưa vào hợp tác xã.

Đối với những tư liệu sản xuất của xã viên đưa vào hợp tác xã cũng như khi sắp xếp công việc, bình công chấm điểm, chia hoa lợi, v.v. phải giải quyết hợp lý quan hệ giữa lợi ích chung của hợp tác xã với lợi ích riêng của từng xã viên theo nguyên tắc lợi cho đoàn kết, lợi cho sản xuất.

Trong việc quản lý về ba mặt lao động, sản xuất và tài vụ cũng như trong các việc khác quan hệ đến lợi ích chung của hợp tác xã, đều phai bàn bạc một cách dân chủ và do tập thể xã viên quyết định. Ban quản trị hợp tác xã phải định kỳ báo cáo công tác cho toàn thể xã viên. Cán bộ hợp tác xã phai chí công vô tư, theo đúng tác phong dân chủ, có việc phải bàn với tập thể, không được độc đoán, mệnh lệnh.

5. Một số chính sách có thể về hợp tác xã sự xã công nghiệp

Để xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cần quy định một số chính sách cụ thể nhằm giải quyết đúng đắn quan hệ giữa xã viên và hợp tác xã, bảo đảm đoàn kết nội bộ hợp tác xã và khuyến khích tăng gia sản xuất. Những chính sách cụ thể đó phải căn cứ vào đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn, kết hợp lợi ích của tập thể với lợi ích của từng xã viên, kết hợp lợi ích hợp tác xã với lợi ích chung của Nhà nước, đồng thời cũng phải thích hợp với từng bước phát triển của phong trào.

a) Đối với ruộng đất của xã viên

Ruộng đất của xã viên, về nguyên tắc phải đưa toàn bộ vào hợp tác xã và thống nhất sử dụng. Nhưng để chiếu cố sinh hoạt riêng của xã viên và để họ sử dụng được sức lao động trong lúc nhàn rỗi, cần để lại cho mỗi xã viên một số đất

không quá 5% diện tích bình quân của mỗi người trong xã để họ trồng rau, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, v.v .

Đối với những loại đất đai như vườn cây ăn quả, ao cá, đồi và vườn trồng cây công nghiệp lưu niên, v.v., trừ những cây cối lẻ tẻ và ao cá nhỏ vẫn để cho xã viên sử dụng riêng, còn những vườn cây ăn quả và đồi hoặc vườn cây công nghiệp cần nhiều sức lao động chăm sóc và những ao cá lớn nên giao cho hợp tác xã thống nhất kinh doanh. Nhưng lúc đầu nếu hợp tác xã chưa có kinh nghiệm săn sóc những thứ cây đặc biệt và chưa tổ chức kinh doanh được tất, hoặc xã viên chưa tự nguyện đưa vào hợp tác xã thì có thể vẫn để xã viên kinh doanh và sử dụng riêng.

Ruộng đất tôn giáo vẫn để cho Nhà chung, Nhà chùa sử dụng như cũ. Trong trường hợp đại đa số nông dân trong xã đã vào hợp tác xã, không có người làm ruộng cho Nhà chung, Nhà chùa, nếu quần chúng tôn giáo yêu cầu thì hợp tác xã có thể nhận làm số ruộng đó và trích một phần hoa lợi ruộng đất của tôn giáo để dùng vào việc thờ cúng. Tỷ lệ hoa lợi trích dùng vào việc thờ cúng do quần chúng tôn giáo bàn bạc và quyết định. Nếu quần chúng tôn giáo không muốn đưa số ruộng đất của Nhà chung, Nhà chùa vào hợp tác xã thì hợp tác xã có thể dành cho các xã viên là tín đồ tôn giáo một số ngày công nhất định để làm số ruộng đó.

Đối với ruộng đất của đồng bào bị cưỡng ép di cư vào Nam (không kể những ruộng đất của địa chủ đã chia cho nông dân) nay giải quyết theo mấy trường hợp như dưới đây:

- Ruộng đồng bào đi Nam giao cho cha mẹ, vợ con, anh em, chú bác ruột làm, nay những người này vào hợp tác xã thì ruộng đó được coi như ruộng tư của họ và khi hợp tác xã còn ở bậc thấp họ được hưởng phần hoa lợi chia cho ruộng đất đó.

- Ruộng đồng bào đi Nam do nông dân tự nhận làm hoặc chính quyền giao cho làm, nay những người làm ruộng đó vào hợp tác xã thì lúc hợp tác xã còn ở bậc thấp họ cũng được chiếu cố cho hưởng phần hoa lợi chia cho ruộng đất. Nếu người làm ruộng đó là bần nông hoặc trung nông lớp dưới, chủ yếu phải sống nhờ vào ruộng đó thì được hưởng tỷ lệ hoa lợi chia cho ruộng đất như ruộng tư của mình; nếu người làm ruộng đó đã có ruộng đất khác đủ sống thì chỉ chiếu cố cha hưởng một phần hoa lợi thấp hơn do hợp tác xã bàn bạc với họ mà định ra.

- Đối với những ruộng đồng bào đi Nam từ trước vẫn trích một phần nhỏ hoa lợi dành riêng để trả cho người đi Nam khi họ trở về, nay vẫn không có gì thay đổi, và hợp tác xã chịu trách nhiệm quản lý số hoa lợi để dành riêng đó. Nói chung, đối với ruộng đất đồng bào đi Nam, dù giao cho bà con ruột thịt làm hoặc nông dân khác làm, nay những người đó vào hợp tác xã thì quyền sở hữu ruộng đất đó vẫn là của đồng bào đi Nam, hợp tác xã chỉ sử dụng khi nào đồng bào trở về sẽ trả lại.

b) Việc phân phối hoa lợi

Khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, những ruộng đất đưa vào hợp tác xã vẫn thuộc quyền sở hữu của xã viên và xã viên được hưởng một phần hoa lợi nhất định về ruộng đất ấy. Phần hoa lợi chia cho ruộng đất phải thấp hơn phần chia cho lao động. Mức hoa lợi chia cho ruộng đất nói chung nên từ 25% đến 30% sản lượng bình vào hợp tác xã. Trừ trường hợp đặc biệt như ruộng xa và xấu, hoặc địa phương đó ruộng nhiều người ít thì có thể định tỷ lệ hoa lợi chia cho ruộng đất thấp hơn mức quy định trên, nhưng phải được đại hội xã viên đồng ý.

Nơi nào làm sai điều quy định trên đây thì phải kiên quyết sửa chữa.

c) Đối với những xã viên thiếu sức lao động và đối với cán bộ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Đối với những hộ xã viên thiếu sức lao động, nhất là những gia đình liệt sĩ thương binh bệnh binh, gia đình bộ đội neo người, ông già, bà goá, trẻ mồ côi, v.v. khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, có thể chiếu cố bằng cách chia hoa lợi cho ruộng đất của họ hơn một chút và phân công cho họ những việc thích hợp, bảo đảm công, điểm của họ không dưới công, điểm của một hộ xã viên trung bình để cho mức sống của họ không bị sút kém.

Đối với cán bộ hợp tác xã nông nghiệp như chủ nhiệm, kế toán viên, v.v. thì tuỳ theo điều kiện từng người, hợp tác xã định cho họ tham gia một sẽ ngày công nhất định và phụ cấp thêm cho họ một số ngày công nữa vì họ phải làm việc công của hợp tác xã), bảo đảm tổng số ngày công của họ ngang với số ngày công của một xã viên khá hoặc trung bình.

d) Đối với trâu bò và nông cụ của xã viên

Trâu bò của xã viên nói chung đều đưa vào hợp tác xã, do hợp tác xã thống nhất sử dụng. Khi hợp tác xã còn ở bậc thấp, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nơi, có thể giải quyết vấn đề trâu bò theo mấy cách như sau: hợp tác xã thuê dùng, xã viên vẫn chăn nuôi và chăm sóc như trước; hoặc hợp tác xã thuê và chịu trách nhiệm chăn nuôi; hoặc hợp tác xã mua hẳn và trả dần cho xã viên có trâu bò. Giá thuê và mua trâu bò theo giá trung bình ở địa phương. Dù giải quyết vấn đề trâu bò bằng cách nào cũng phải đặc biệt chú ý chăm sóc trâu bò cho tốt, và tuyệt đối không nên bắt trâu bò làm quá sức.

Những nông cụ quan trọng như cày, bừa, guồng nước, máy tuốt lúa, v.v. cũng giải quyết theo mấy cách thuê hoặc mua như đối với trâu bò. Còn nông cụ nhỏ thì lúc đầu hợp tác xã không thống nhất quản lý.

đ) Vấn đề tích luỹ vốn và tiền cổ phần của xã viên

Để củng cố nền tảng kinh tế của hợp tác xã phải dựa vào hai hình thức chủ yếu là vốn tích luỹ chung và tiền cổ phần của xã viên.

Tích luỹ vốn càng nhiều, sản xuất càng phát triển.

Nhưng trong thời gian đầu, tỷ lệ trích để vào các quỹ không nên quá cao, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của xã viên. Nói chung, quỹ tích luỹ nên vào khoảng 5% và quỹ công ích (văn hoá, xã hội) nên vào khoảng 1% số thu hoạch thực tế. Sau này sản xuất phát triển, thu nhập của xã viên được nâng cao, tỷ lệ tích luỹ vốn có thể tăng dần. (Trừ những nơi hợp tác xã kinh doanh nhiều mặt, trồng nhiều cây công nghiệp hoặc xã viên làm nghề phụ gia đình nhiều thì có thể định tỷ lệ trích để vào quỹ cao hơn).

Tiền cổ phần của xã viên nên quy định vừa phải, hợp với khả năng đóng góp của mọi người. Đối với những xã viên nghèo, không đủ tiền đóng cổ phần thì vận động các xã viên khác giúp đỡ, nếu không đủ thì Nhà nước cho vay; nhưng phải tránh gây cho xã viên tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Cần vận động thực hiện khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã, chống lãng phí, chống hình thức chủ nghĩa.

6. Bước đi cổ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp

Trong thời gian đầu, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp mới phát triển, nói chung nên đi từ thấp đến cao, qua ba bước: tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp và hợp tác xã bậc cao, để cho nông dân lao động quen dần với lối làm ăn tập thể, đồng thời cũng thích hợp với trình độ quản lý của cán bộ hợp tác xã. Sau này khi đã thành cao trào hợp tác hoá nông nghiệp thì có thể đưa nông dân từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc cao hoặc tổ chức ngay những nông hộ còn làm ăn riêng lẻ vào hợp tác xã bậc thấp hai bậc cao, không nhất định phải tuần tự theo ba bước.

Những điều kiện cần phải có để xây dưng hợp tác đã sản xuất công nghiệp là:

- Cơ sở tổ đổi công khá (khi mới xây dựng ít nhất phải có một tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm làm cơ sở);

- Quần chúng nông dân lao động thật sự yêu cầu;

- Có cốt cán lãnh đạo (có đảng viên tham gia hợp tác xã làm nòng cốt chi uỷ trực tiếp lãnh đạo; ở những nơi chưa có sơ sở đảng thì phải có cốt cán là bần nông và trung nông lớp dưới lãnh đạo, đồng thời phải chú trọng xây dựng cơ sở đảng ở đó).

Tuy vậy, nơi nào đã xây dựng được một số hợp tác xã thật tốt phong trào quần chúng lên mạnh, cán bộ đã có kinh nghiệm lãnh đạo thì có thể kết nạp thẳng vào hợp tác xã những nông dân lao động chưa từng vào tổ đổi công.

Việc chuyển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao phải căn cứ vào yêu cầu khách quan của phong trào và nói chung cần có những điều kiện như sau:

- Năng xuất của hợp tác xã được nâng cao phần chia cho lao động đã được tăng lên khá nhiều và những xã viên già, yếu, ít sức lao động cũng được bảo đảm về đời sống;

- Việc giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho xã viên làm được tốt nâng cao được ý thức đoàn kết, giúp nhau giữa các xã viên;

- Việc quản lý hợp tác xã làm tốt; cán bộ quan lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý dân chủ, được quần chúng xã viên tín nhiệm.

Sau này, khi cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đã trở thành cao trào thì có thể đưa nhiều hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao và cũng có thể tổ chức nông dân riêng lẻ vào ngay hợp tác xã bậc cao. Nhưng trong thời kỳ đầu, cán bộ còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hợp tác xã, cho nên càng phải chú trọng đưa phong trào tiến lên một cách vững chắc.

7. Quy mô tổ chức hợp tác xã sự ít công nghiệp

Tổ chức hợp tác xã nên làm từ nhỏ đến lớn. Lúc đầu, tuỳ theo khả năng lãnh đạo và tình hình quần chúng mà tổ chức hợp tác xã nhỏ và vừa bao gồm từ 30 đến 50 hộ1, sau dần dần kết nạp thêm xã viên hoặc hợp nhiều hợp tác xã nhỏ ở gần nhau thành những liên hợp tác xã trong phạm vi một thôn hoặc một xã và bầu ra một "Ban quản trị liên hiệp" để phối hợp quản trị giữa các hợp tác xã, nhưng mỗi hợp tác xã vẫn kinh doanh riêng. Liên hợp tác xã là một hình thức quá độ và tạm thời để chuẩn bị tiến lên hợp tác xã lớn một cách thuận lợi.

Việc tổ chức hợp tác xã lớn hoặc nhỏ phải tùy theo khả năng quản lý của cán bộ và trình độ lãnh đạo của chi bộ mà quyết định cho thích hợp.

Khi hợp tác xã lớn đã tổ chức trong phạm vi một xã thì sẽ có đủ điều kiện sản xuất nhiều mặt theo quy mô lớn trên cơ sở lao động tập thể và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, và mọi công tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, xây dựng dân quân ở địa phương cũng sẽ có thể thống nhất lanh đạo và có điều kiện thuận lợi để phát triển. Về tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng cũng cần được sắp xếp cho hợp lý, song phải có phân biệt bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất và tập trung của Đảng về mặt trách nhiệm cũng như về mặt tổ chức, không được lẫn lộn Ban chi uỷ với Ban quản trị hợp tác xã, vì như thế là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, Ủy ban hành chính xã còn có nhiệm vụ riêng của nó. Vì vậy, chỉ nên phân công và phối hợp công tác một cách hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất ở xã; không nên lẫn lộn tổ chức của cơ quan chính quyền xã với Ban quản trị hợp tác xã toàn xã.

8. Phương pháp vận động xây dựng hợp tác xã sản xuất công nghiệp

Để xây dựng hợp tác xã được tốt phải dùng phương pháp phát động tư tưởng quần chúng. Phải tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, đường lối, phương châm và chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận rõ chỉ có con đường hợp tác hoá nông nghiệp mới mang lại đời sống thật sự tự do, hạnh phúc cho nông dân. Đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, cần xây dựng những hợp tác xã thật tốt, lấy thực tế chứng minh tính chất hơn hẳn của hợp tác xã để thuyết phục nông dân, làm cho họ nguyện gia nhập hợp tác xã.

Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, phải làm những việc như sau: phát động tư tưởng, giáo dục chính sách, xét giấy xin vào hợp tác xã, giải quyết tư liệu sản xuất của xã viên, thông qua điều lệ hợp tác xã, bầu Ban quan trị và Ban kiểm soát, định kế hoạch san xuất và phát động thi đua sản xuất.

Việc xây dựng và phát triển hợp tác xã nên chia ra từng đợt và phải kết hợp chặt chẽ với thời vụ nông nghiệp. Trước khi bước vào một đợt phải chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt; tuyên truyền, giáo dục chính sách, củng cố các tổ đổi công và hợp tác xã đã có, đào tạo cán bộ, v.v.. Sau khi làm xong một đợt phải tổng kết kinh nghiệm, đặt kế hoạch củng cố và chuẩn bị cho đợt sau.

9. Lãnh đạo tốt hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, cần phải đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị và tư tưởng nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho xã viên, nâng cao ý thức lao động tập thể và tinh thần thi đua yêu nước, nâng cao tinh thần làm chủ hợp tác xã, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của xã viên, nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục hiện tượng xích mích, suy tị, thiếu đoàn kết trong hợp tác xã, khắc phục tư tưởng cá nhân, bảo thủ, ỷ lại. Phải giáo dục cho cán bộ hợp tác xã tinh thần chí công vô tư, tác phong dân chủ; đồng thời, giáo dục cho xã viên biết coi công việc của hợp tác xã như công việc của nhà mình và ai nấy đều phải thực hành khẩu hiệu cần kiệm xây dựng hợp tác xã Phát huy tinh thần tích cực và sáng tạo của các xã viên, động viên tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm đối với mọi công việc của hợp tác xã, nhất là trong việc quản lý lao động và cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh san xuất. Đi dôi với công tác chính trị và tư tưởng, phải đặc biệt chú trọng quản lý tốt hợp tác xã về ba mặt: lao động, sản xuất và tài vụ nhằm phát triển sản xuất toàn diện, thực hiện đoàn kết nội bộ, phát huy tính chất hơn hẳn của hợp tác xã.

Để quản lý tốt hợp tác xã phải tích cực đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cán bộ nhằm bảo đảm công tác nghiệp vụ cao hơn sau này.

Muốn cho hợp tác xã được củng cố và phát triển phải chú trọng tăng năng suất. Muốn bảo đảm tăng năng suất. ngoài việc làm tốt công tác chính trị và tư tưởng và tăng cường công tác quản lý hợp tác xã, phải đặc biệt chú trọng vấn đề cải tiến kỹ thuật.

Phương châm chung của công tác kỹ thuật trong hợp tác xã là mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới và sử dụng nông cụ cải tiến đi dần dần từ nửa cơ giới hoá đến cơ giới hoá và phải cố gắng áp dụng vào tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề cá, nghề phụ gia đình, thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng ở địa phương. Trước mắt, phải tích cực giải quyết các vấn đề đủ nước, nhiều phân cày sâu, bừa kỹ, sống tốt, cấy dày, trừ sâu, chuột, v.v.. Về công cụ sản xuất, phải cải tiến các công cụ cày bừa, gieo, cấy, trồng tỉa, bỏ phân, gặt, đập, lấy nước vào ruộng, v.v..

Phải ra sức đào tạo cán bộ kỹ thuật, lập tổ kỹ thuật trong hợp tác xã, tổ chức rộng rãi các trạm kỹ thuật ở các địa phương để hướng dẫn kỹ thuật canh tác, sử dụng nông cụ cải tiến và hướng dẫn cải tiến nông cụ, đồng thời phổ biến kinh nghiệm kỹ thuật tiên tiến cho hợp tác xã.

10. Vấn đề hợp tác hoá ở miền núi và miền biển

Hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ chung của toàn miền Bắc, bao gồm cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển. Nghị quyết này là cơ sở chung cho cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp ở cả miền Bắc. Nhưng vì miền núi và miền biển có những đặc điểm riêng, cho nên sẽ có quy định riêng cho những miền đó về đường lối, phương châm, chính sách và kế hoạch cụ thể.

Đối với miền núi, nhiệm vụ chung trước mắt là vận động hợp tác hoá nông nghiệp, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ, tức là trong khi củng cố và phát triển tổ đổi công và hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất phải kết hợp xoá bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất và những hình thức bóc lột phong kiến còn sót lại. Ngoài hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, miền núi có thể tổ chức những hợp tác xã nông - lâm nghiệp và hợp tác xã chăn nuôi.

Đối với miền biển ở những nơi ngư dân sống tập trung, cần tổ chức hợp tác xã ngư nghiệp. Còn ở những nơi nông dân và ngư dân sống xen kẽ với nhau thì thành lập những hợp tác xã nông - ngư nghiệp.

IV

TĂNG CƯƠNG LÃNH ĐẠO HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

Hiện nay, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền Bắc nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển rộng rãi. Để tiến hành tất cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, giành thắng lợi quyết định cho chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, Đảng ta phải tăng cường lãnh đạo cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp về mọi mặt: tư tưởng, chính sách, tổ chức và kế hoạch, động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.

1. Về lãnh đạo tư tưởng

Cần chú ý mấy điểm dưới đây:

Trước hết, phải làm cho cán bộ, đảng viên ở các cấp và các ngành nhận rõ ý nghĩa cách mạng và tính chất quan trọng của cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, nhận rõ đó là công tác trung tâm trước mắt của Đảng ta ở nông thôn do đó mà nâng cao tinh thần trách nhiệm và đem hết nhiệt tình cách mạng vào việc đẩy mạnh phong trào. Khắc phục tư tưởng bàng quan đối với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp.

Phải làm cho toàn Đảng thống nhất nhận định về tình hình vận động hợp tác hoá nông nghiệp hiện nay đánh giá đầy đủ những thuận lợi và khó khăn; khắc phục tư tưởng nóng vội, muốn lướt nhanh, làm dối, đồng thời cũng phải khắc phục tư tưởng rụt rè, chậm chạp, theo đuôi quần chúng. Phải làm cho toàn Đảng thấu suốt đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn để vận dụng đúng đường lối đó trong việc xây dựng hợp tác xã cũng như trong khi nghiên cứu và chấp hành các chính sách đối với hợp tác hoá nông nghiệp. Để thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng đối với cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, khắc phục những tư tưởng và nhận thức sai lầm đối với cuộc vận động để nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên lên một bước và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc nước ta hiện nay, sau Hội nghị Trung ương lần này sẽ tiến hành một cuộc chỉnh huấn trong cán bộ, đảng viên các cấp các ngành. Đồng thời, trong quần chúng nông dân sẽ tổ chức học tập chính sách hợp tác hoá nông nghiệp và tranh luận rộng rãi về hai con đường, nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về chủ nghĩa xã hội, bước đầu giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên mặt trận tư tưởng. Trên cơ sở đó, động viên nông dân hăng hái gia nhập hợp tác xã và tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Sau khi đã thành lập hợp tác xã, vẫn phải coi trọng công tác giáo dục và lãnh đạo tư tưởng, nhằm nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của quần chúng xã viên.

2 . Về lãnh đạo chính sách

Ngoài những chính sách đã ghi trong điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và trong bản Nghị quyết này, các ngành, các đoàn thể nhân dân ở trung ương và các cấp uỷ đảng ở địa phương cần nghiên cứu đề nghị với Trung ương những chính sách cụ thể nhằm bổ sung hoặc sửa đổi những chính sách đã ban hành để phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Ví dụ: chính sách khuyến khích sản xuất; chính sách tín dụng nhằm phục vụ cho hợp tác xã phát triển sản xuất; chính sách thu mua nông sản của các hợp tác xã và cung cấp nông cụ. trâu bò, phân bón và những thứ cần dùng hằng ngày cho hợp tác xã; chính sách thuế nông nghiệp đối với ruộng đất của hợp tác xã; chính sách giúp đỡ và hướng dẫn kỹ thuật cho hợp tác xã; chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển sản xuất toàn diện và khuyến khích nghề phụ gia đình, chính sách tiền công và phân phối nhân lực, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, v.v..

Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp càng tiến triển thì các vấn đề phổ biến khoa học kỹ thuật, phát triển thuỷ lợi giao thông vận tải và phát triển công nghiệp địa phương, xây dựng làng kiểu mới, v.v. cũng như các công tác hành chính, trị an, quân sự, văn hoá, giáo dục, y tế, cho đến các công tác tổ chức, tuyên huấn, thanh vận, phụ vận, v.v. cũng phải được nghiên cứu và giải quyết phù hợp với quan hệ sản xuất mới và tình hình mới ở nông thôn.

Các ngành, các đoàn thể nhân dân ở trung ương có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cấp uỷ đảng ở địa phương để nghiên cứu và giải quyết kịp thời những vấn đề mới do cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp đề ra, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào nhau.

3. Về 1ãnh đạo tổ chức

Các cấp uỷ đảng và chi bộ có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo phong trào hợp tác hoá công nghiệp, bảo đảm tiến hành tốt cuộc vận động hợp tác hoá kết hợp với các công tác khác.

Các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các ngành văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, quân đội nhân dân, cần có kế hoạch cử cán bộ tốt tham gia cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp và hướng hoạt động của ngành mình phục vụ phong trào hợp tác hoá, do đó mà đẩy mạnh công tác của ngành mình tiến lên.

Trong quá trình xây dựng hợp tác xã, cần phải đặc biệt chú trọng củng cố chi bộ, kiện toàn chi ủy và phát triển đảng viên xây dựng chi bộ mới ở những xã chưa có chi bộ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở công thôn. Đồng thời, chú ý củng cố và phát triển Đoàn Thanh niên Lao động để phát huy tác dụng đầu tầu trong phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.

Ở trung ương, khu, tỉnh và thành phố cần kiện toàn Ban Công tác nông thôn để giúp cấp uỷ đảng theo dõi nắm vững tình hình, nghiên cứu chính sách, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm hợp tác hoá nông nghiệp.

Đối với những nơi phong trào yếu hoặc những vùng có vấn đề chính trị phức tạp, cấp trên phải cử cán bộ về giúp địa phương xây dựng và phát triển hợp tác xã.

Các cấp uỷ đảng cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện những sai lầm, lệch lạc đặng kịp thời uốn nắn và đôn đốc các ngành phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Phải ra sức đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý hợp tác xã, như chủ nhiệm hợp tác xã, cán bộ kế hoạch, kế toán, thống kê, cán bộ kỹ thuật cán bộ tuyên huấn, v.v để đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào. Để đào tạo cán bộ được nhanh, kịp thời phục vụ phong trào, phương pháp tốt nhất là mở các lớp ngắn ngày và tổ chức đi tham quan, thực tập, họp hội nghị tại chỗ để rút kinh nghiệm, tổ chức triển lãm, v.v.; đồng thời mở những lớp dài hạn để đào tạo cán bộ một cách toàn diện, bảo đảm đủ cán bộ có năng lực lãnh đạo các hợp tác xã lớn sau này.

Các ngành nông, lâm, thuỷ lợi, tài chính, kiến trúc, kế hoạch cũng phải tùy theo phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển mà mở các lớp đào tạo cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật cho hợp tác xã và cho các cấp tỉnh và huyện. Ngành văn nghệ cần động viên các văn nghệ sĩ đi sâu vào đời sống nông dân, tham gia cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng phong phú ở nông thôn để kịp thời sáng tác phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp.

4. Về lãnh đạo kế hoạch

Căn cứ vào yêu cầu của quần chúng, căn cứ vào tình hình vận động đổi công, hợp tác xã ở địa phương và khả năng cán bộ, v.v. mỗi cấp sẽ định ra kế hoạch công tác bao gồm các vấn đề xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã, sản xuất và kỹ thuật, cung cấp và tiêu thụ cho hợp tác xã tuyên truyền và văn hoá, tổ chức, tài chính, v.v..

Về xây dựng, phát triển và củng cố hợp tác xã, phải tuỳ theo tình hình và khả năng của địa phương mà định kế hoạch. Những nơi chưa có hợp tác xã cần cố gắng trong 6 tháng cuối năm 1959 xây dựng ít nhất mỗi xã một hợp tác xã (đối với miền núi chưa cải cách ruộng đất thì có thể châm chước), chuẩn bị phát triển mạnh phong trào hợp tác hoá nông nghiệp sau vụ đông - xuân (1959-1960), đồng thời căn cứ vào tình hình các hợp tác xã đã có mà phân loại và đề ra kế hoạch củng cố đối với từng loại cho thích hợp.

Về sản xuất và kỹ thuật, cần hướng dẫn cho hợp tác xã đặt kế hoạch sản xuất toàn diện và mạnh dạn cải tiến công cụ sản xuất và phương pháp sản xuất.

Về bảo đảm cung cấp và tiêu thụ cho hợp tác xã, cần phải chuẩn bị cung cấp tư liệu sản xuất cần thiết cho hợp tác xã và tư liệu sinh hoạt cho xã viên, đồng thời bảo đảm tiêu thụ những sản phẩm của hợp tác xã.

Về tuyên truyền và văn hoá tuỳ theo tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng và yêu cầu công tác của mỗi nơi mà đề ra nội dung tuyên truyền, giáo dục từng bước cho thích hợp; tiếp tục xoá nạn mù chữ, phát triển bổ túc văn hoá và xây dựng những thường dân lập.

Về tổ chức, phải tăng cường cán bộ cho những nơi yếu để xây dựng hợp tác xã, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho hợp tác xã và cho địa phương, nhất là cán bộ miền núi; củng cố các tổ chức đảng, chính, quân, dân trong quá trình hợp tác hoá nông nghiệp.

Về tài chính, phải có kế hoạch giải quyết kinh phí chung cho địa phương, trong cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp và dự trù số tiền cần thiết mà Nhà nước sẽ cho hợp tác xã vay để Phát triển sản xuất.

Kế hoạch công tác phải cụ thể cho từng đợt xây dựng hợp tác xã và phải ăn khớp với kế hoạch chung của địa phương và ăn khớp với thời vụ sản xuất, với khối lượng công tác trong từng thời gian của địa phương, lại phải thích hợp với từng vùng khác nhau.

Sau khi định kế hoạch, cấp ủy phải thống nhất là tập trong lãnh đạo, và Ban Công tác nông thôn phải giúp cấp uỷ theo dõi nắm tình hình, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tổng kết kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc trong phong trào. Các ngành phải phối hợp chặt chẽ để bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch đã định.

*

*   *

Trải qua mấy chục năm phấn đấu anh dũng, đầy gian khổ, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên toàn miền Bắc, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng. Ngày nay, Đảng ta lai lãnh đạo nông dân miền Bắc tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp để cải thiện hơn nữa đời sống của nông dân, đưa nông thôn miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác hoá nông nghiệp là một nhiệm vụ cách mạng trung tâm của Đảng và của nhân dân ta ở nông thôn miền Bắc hiện nay.

Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp hoàn thành thắng lợi sẽ vĩnh viễn xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nông thôn, đưa hơn 10 triệu nông dân từ chỗ làm ăn riêng lẻ đến cho làm ăn tập thể, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn. Đó là một việc vô cùng quan trọng có tác dụng đẩy mạnh phát triển kinh tế, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà và mang lại cho nông dân cũng như cho nhân dân miền Bắc nước ta một đời sống no ấm và tươi vui.

Hội nghị Trung ương tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào nông dân miền Bắc nước ta sẽ hăng hái, phấn khởi tiến mạnh trên con đường hợp tác hoá nông nghiệp. Hội nghị Trung ương kêu gọi các giới đồng bào, các đảng phái, các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam, các nhà văn hoá giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật hãy tích cực phục vụ phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Với truyền thống đoàn kết của toàn Đảng và toàn dân ta, với lòng tin tưởng sâu sắc của nông dân đối với Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, với tinh thần hăng hái của toàn thể đồng bào, với quyết tâm của cán bộ, đảng viên, chúng ta nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ hợp tác hoá nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà, góp phần tích cực vào sự nghiệp củng cố miền Bắc. đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất Tổ quốc.

 

Lưu tại Kho Lưu trữ

Trung ương Đảng

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.

Về chính sách thu hút, trọng dụng người tài

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách, chế độ đối với người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Ban Bí thư chỉ thị về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

(ĐCSVN) - Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.

Hướng dẫn kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Tại văn bản số 08-HD/UBKTTW ngày 18/11/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát phục vụ đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Liên kết website