Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối phát triển y học Việt Nam

GS. Nguyễn Công Thụy

A.Quán triệt quan điểm vì sức khoẻ toàn dân của Bác 

Ngày từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến chǎm lo sức khoẻ toàn dân, coi sức khoẻ toàn dân là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Bác nhấn mạnh sức khoẻ của toàn dân tộc, của mọi công dân: mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh ". 

Cố vấn Phạm Vǎn Đồng đã nêu: nói y học là nói đến sức khoẻ. Sức khoẻ là lao động sáng tạo là tình yêu, hạnh phúc. Mỗi người Việt Nam có sức khoẻ tốt, hài hoà cả về thể chát tinh thần mới có thể học tập lao động và chiến đấu tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . 

Đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười cũng bày tỏ: "sức khoẻ của toàn dân là một mục tiêu có ý nghĩa chiến lược. Trí tuệ là tải sản quý nhất của mọi tài sản và chính sức khoẻ là một tiền đề cần thiết để làm ra tài sản đó. Phải làm cho nhận thức của mọi người coi y học y tế là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân. 

Tổ chức sức khoẻ thế giới cũng đưa ra: sức khoẻ toàn dân là một trong những yếu tố cần thiết của mỗi cộng đồng vǎn minh và tượng trưng cho một trong những nguồn lợi quý giá nhất để tạo ra mọi nguồn lợi giàu có khác. 

Để nắm vững và vận dụng tốt quan điểm vì sức khoẻ toàn dân, chúng ta cần nhận thức được những nội dung, đồng thời là những mục tiêu sau đây: 

1. Khái niệm về sức khoẻ toàn dân nói lên ý tưởng về bình đẳng và quyền được có sức khoẻ của mọi người dân có nghĩa là trong phục vụ vì toàn dân cần phấn đầu làm giảm tối thiểu những chênh lệch giữa giàu nghèo, cấp chức, miền xuôi, miền ngược, thành thị nông thôn trong cùng một đất nước. Trước đây trong thư gửi cán bộ y tế Bác đã cǎn dặn: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ dầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi kiến quốc càng mau thành công. Nói đến thực hiện bình đẳng thì phải dựa trên nguyên tắc: chi cấp tối đa cho yêu cầu số đông không chi cấp quá nhiều cho yêu cầu số ít. Điều quan trọng nữa là bình đẳng về quyền được khám chữa bệnh và nhận vào nằm điều trị khi cần và quyền được hưởng thuốc theo bệnh và sử dụng các phương pháp khám xét điều trị kể cả đắt tiền. Người thày thuốc còn phải xử sự bừng y đức với người bệnh, phải thể hiện lương tâm, lòng nhân từ, coi người bệnh như chính anh em ruột thịt của mình. Lật lại lịch sử ta đều thầy người xưa vẫn quan niệm ngành y học là ngành nhân đạo, y học được thành lập ra và phát triển lên cốt để phục vụ cho xã hội, chứ đâu lại là đặc quyền, đặc lợi của riêng người thầy thuốc. 

2. Vì sức khoẻ toàn dân và nói đến y niệm tích cực chủ động của sức khoẻ làm thế nào nâng cao được đầy đủ thể lực tinh thần và xúc cảm của nhân dân. Vậy việc nâng cao sức khoẻ dự phòng chính là việc làm nên tất cả. Những chǎm sóc dự kiến chủ động đòi hỏi một sự hiểu biết rộng rãi về sinh học con người, phải có thời gian, kiên nhẫn, và lòng thiện cảm chứ không phải lúc nào cũng cần thiết yêu cầu kỹ thuật chuyên sâu, dụng cụ va thiết bị quá đắt. Chính Bác Hồ đã đi trước chúng ta, đã kêu gọi vận động nhân dân tập thể dục để nâng cao sức khoẻ từ lúc mới dựng nước, trong lúc kinh tế eo hẹp, thiểu thốn mọi bề. Bác làm gương sáng cho chúng ta về nhận thức tích cực của sức khoẻ trong bất kể hoàn cảnh nào. 

3. Vì sức khoẻ toàn dân còn có nghĩa là bổn phận của mỗi người cần tích cực làm theo những lời khuyên của nhà thuốc và chủ động làm cho mình có sức khoẻ tốt. Bác đã kêu gọi: "Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khǎn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được". 

4. Sức khoẻ của toàn dân đòi hỏi sự hoạt động phối hợp của các lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ. Cán bộ y học y tế chỉ có thể giải đáp được một phần những vấn đề, song phải có tiếng nói có trọng lượng về các vấn đề xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên, về các chế độ lao động, học tập, nghỉ ngơi, các mặt sinh hoạt, phong tục tập quán nhằm phát huy những nhân tố tích cực có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ và ngǎn ngừa những việc làm có hại đến sức khoẻ của nhân dân. Sự hoạt động phối hợp ấy, y học là cơ quan trung tâm vận động xây dựng chiến lược sức khoẻ chung và chương trình hành động cụ thể có phân công trách nhiệm theo nội dung từng ngành từng cấp phải đảm bảo và còn vạch ra phương pháp đánh giá chiến lược và các tiêu chuẩn đánh giá sức khoẻ, có kiểm tra theo định kỳ. 

5. Để làm tốt về sức khoẻ toàn dân, hệ thống sức khoẻ cần phải ưu đãi các chǎm sóc sức khoẻ ban đầu sao cho bao trùm được những cần thiết về vệ sinh cơ bản của mỗi cộng đồng, dựa vào những điểm y tế cơ sở đặt ra càng gần nơi sống và làm việc của dân càng tốt, đảm bảo được thuận tiện đi lại, được đông đảo mọi người chấp nhận và là điểm tựa cho sự tham giả của toàn thể cộng đồng. 

Chúng ta đã có được những thành công nhất định trong việc xây dựng và củng cố các cơ sở y tế xã thôn mà cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch lúc đương thời đã kiên trì đề xuất vận động thực hiện. Chúng ta cũng đã có chủ trương 5 dứt điểm về hoạt động y học y tế tại cơ sở do cố Bộ trưởng Vũ Vǎn Cẩn đưa ra và thúc đẩy thực hiện. Đó là những sáng tạo Việt Nam trong chǎm sóc sức khoẻ ban đầu, chúng ta cần dấy lên một luồng sinh khí mới trong vấn đề này với những nội dung đầy đủ hơn, thực tiễn hơn và hiệu quả hơn. 

B.Vận dụng quan điểm của Bác về y học vào đường lối y học của Đảng 

Dựa trên quan điểm vì sức khoẻ toàn dân của Bác, đường lối phát triển nền y học nước ta đã được Đại hội lần thứ tư của Đảng đề ra rất rõ ràng. Đường lối ấy đã được ghi trong Hiến pháp của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: điều quan trọng là lấy phòng bệnh là chính, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc. 

I- Lấy dự phòng là chính 

1. Phòng bệnh là sự nghiệp của toàn xã hội 

Trong các thư gửi nam nữ học sinh y tá, ửi cán bộ nhân viên quân y và gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, không thư nào Bác quên nhắc nhiệm vụ của cán bộ y tế có hai phần chính là phòng bệnh và chữa bệnh trong đó không được coi nhẹ công tác phòng bệnh. Khi hỏi thǎm đến công tác quân y, Bác thường nhắc phải quan tâm đến sức khoẻ bộ đội. Đến thǎm cơ sở vào địa phương nào Bác cũng đều nhắc nhở cán bộ chú ý tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, quan tâm chǎm lo bữa ǎn, giấc ngủ cho nhân dân cho cấp dưới và thường thǎm kiểm tra nơi ǎn chốn ở, khu vệ sinh của dân, của chiến sĩ, của cán bộ công nhân viên trước khi bước vào làm việc. 

Vậy chúng ta cần theo gường Bác, quan tâm nhiều hơn nữa đến vệ sinh phòng bệnh. 

Như trên đã nêu, nói đến sức khoẻ vì mọi người là nói đến mặt tích cực chủ động của công tác sức khoẻ, có nghĩa là chủ động tích cực huy động, mọi biện pháp ngoài y học và biện pháp y học có được để phục vụ đảm bảo cho việc nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh tật. Đó chính là y học dự phòng. Một mình ngành y không đủ sức đảm đương hết nội dung của y học dự phòng mà là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân mà y học có vai trò trung tâm liên kết trên cơ sở nhận thức là: sức khoẻ tối đa không bao giờ ngự trị được trong một xã hội nào đó mà thiếu tác động của ngoài hệ thống sức khoẻ chống lại những hiệu ứng có hại của sự nghèo nàn và những yếu tố độc hại phát sinh trong môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Việc các cơ quan bảo trợ xã hội giúp đỡ người nghèo và tàn tật, việc chống ma tuý, chống mãi dâm để phòng SIDA, việc quản lý giao thông cầu đường xe cộ để giảm bớt tai nạn, việc thi hành kỷ luật an toàn lao động... là những ví dụ về biện pháp ngoài hệ thống sức khoẻ. 

2. Nói đến hệ thống y học dự phòng thì điều quan trọng là đưa ra những biện pháp nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh tất để giảm tỉ lệ mắc bệnh và đẩy mạnh việc chǎm sóc sức khoẻ ban đầu. 

Mô hình bệnh của nước ta cũng giống như các nước đang phát triển trong đó bệnh nhiễm trung và lây lan vẫn nhiều vì thế mà biện pháp hữu hiệu nhất vẫn là tiêm chủng mở rộng, nhất là cho trẻ em, và quan tâm đền người mẹ và người già đồng thời làm thay đổi được chế độ ǎn uông và lối sống lành mạnh, bở bớt nghiện ngập thuốc lá, rượu, và thói quen ngồi nhàn không nǎng vận động. Ngoài ra phát hiện chữa trị sớm cũng đem lại kết quả khỏi bệnh nhiều, nếu bệnh vẫn còn thì chung sống với nó trong điều kiện vẫn cần được theo rõi của thày thuốc. 

3. Lấy phòng bệnh là chính không có nghĩa là coi thường việc chữa bệnh vì chữa bệnh cũng là một khâu của cuộc vận động nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh tật của nhân dân. Chữa bệnh một cách toàn diện đem lại hiệu quả là sức khoẻ mau hồi phục, giảm bớt đau ốm va cái chết của người bệnh. 

Ngày nay đang có khuynh hướng không hợp lý là đầu tư cho sức khoẻ không nhiều nhưng lại dồn nhiều cho y học điều trị mà giảm đi nhiều cho y học dự phòng. Sở dĩ như vậy vì xu hướng chạy theo những biện pháp quá đắt tiền mà không đem lại phục vụ được cho đông đảo , thậm chi có nước còn nghèo lại thích thú đi vao áp dụng những kỹ thuật mũi nhọn như cấy ghép cơ quan, bắc cầu tạm động mạch vành, mua nhiều máy móc quá đắt tiền như thận nhân tạo, chụp cắt lớp lớp vi tính, cộng hưởng từ nhân. Ngay ở Mỹ người ta cũng thấy thận nhân tạo quá đắt nên Dại hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng vẫn xác định kỹ thuật thẩm thấu thận vẫn là cần cho đại đa số người dân (17). Đành rằng ở mỗi nước có điều kiện vẫn nên có cơ sở nghiên cứu ứng dụng thí điểm đón đầu. Một ví dụ hiển nhiên là nếu không mua 1 máy chụp cắt lớp vi tính thì có thể mua được hàng vài ba trǎm máy X.quang thông thường tiện dụng cho phục vụ sức khoẻ nhân dân vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu. 

Gần đây các chuyên gia y học và các nhà nghiên cứu thuộc 14 quốc gia họp tại New York ngày 16-2-1996 vừa cho ra một tuyên bố nhận định rằng tập quán y học y tế thế giới hiện nay đang đi theo hướng sai lầm, tập trung vào việc phát triển những thiết bị đắt tiền trong khi ngân sách cho ngành y đang bị cắt giảm trên toàn thế giới. Họ đã khuyến nghị bốn phương hướng theo thứ tự ưu tiên như sau: trước hết cần phải nhằm đạt được nhiều tiến bộ trong phòng ngừa bệnh và chấn thương, tǎng cường và gĩn giữ sức khoẻ cho mọi người; giảm đau ốm khó chịu do bệnh và tật gây nên; chǎm sóc và điều trị những người bị bệnh tật; chǎm sóc những có bệnh không thể chữa được bằng kéo dài ngày sống cho họ và tìm kiếm cho họ một cái chết thật êm dịu. Chúng ta cũng nên xem xét để chọn ra những ưu tiên thích hợp. 

4. Đẩy mạnh phong trào "khoẻ vì nước" 

Bác Hồ của chúng ta từ những ngày đầu cách mạng, khó khǎn thiếu thốn trǎm bề đã quan tâm ngay đến sức khoẻ của nhân dân và biện pháp gĩ gìn và nâng cao sức khoẻ mà Bác đưa ra ngay từ thời đó là động viên mọi người dân luyện tập thể dục đều. "Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ". 

Bộ Giáo dục có Nha Thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ. 

Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập". 

Ngày nay y học dự phòng đã giúp ta hiểu thêm nhiều khía cạnh tác dụng của rèn luyện thân thể đối với sức khoẻ. Sức khoẻ không phải là một trạng thái bất biến mà là một đặc trưng thay đổi từ ngày này qua ngày khác. Thời sinh học cũng cho cơ thể có chức nǎng biến động cả theo giờ, theo mùa, theo nǎm tháng. Vậy phòng bệnh bằng rèn luyện thể dục rất có lợi cho các chức nǎng cơ thẻ tự điều chỉnh để luôn giữ vững và lập lại thế cân bằng nội tại, làm kích thích mọi tế bào tǎng cường sức dẻo dai, sức đề kháng của cơ thể, qua đó mà nâng được sức khoẻ, dự phòng được bệnh tật và thích nghi kịp với những biến động của thiên nhiên thời tiết và cuộc sống. 

Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng chói trong việc phòng bệnh tự rèn luyện bồi bổ sức khoẻ, tự Bác ngay nào cũng tập. Bác còn chú ý giữ nếp làm việc kết hợp lao động trí óc và chân tay. Bác ǎn uống điều độ thanh đạm và rất ít dùng thuốc, nhờ đó sức khoẻ của Bác mau lấy lại được sau những thời kỳ gian khổ tù đầy và luôn gữi được sự minh mẫn linh hoạt ngay cả lúc tuổi già. ác ra đi thật thanh thản và cuộc sống của Bác cũng đã đạt giới hạn cuối của sinh lý con người. 

II. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc 

Đây là một trong ba nguyên của phát triển nganh y mà Bác Hồ đã dạy chúng tôi: Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng. "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" với thuốc "Tây". Đồng chí Trường-Chinh cũng đã cǎn dặn chúng ta: Trước đây làm gì có thuốc tây, nhưng dân tộc ta vẫn phát triển, cần cù, dũng cảm, thông minh và sáng tạo. Vì vậy, không nên sùng bái tây y mà coi nhẹ y học cổ truyền của dân tộc. Nhưng ta không bài ngoại, không bảo thủ nhất định phải học tập cái mới, tiếp thu những thành tựu khoa học của loài người. "Phải kết hợp y hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc để xây dựng nền y dược độc đáo của Việt Nam. Phải dùng phương pháp hiện đại phục vụ việc nghiên cứu và ứng dụng y học cổ truyền. 

Giáo sư Đỗ Xuân Hợp nhà giải phẫu đầu đàn của nước ta sau khi điểm lại các thuyết y học cổ truyền của các dân tộc qua các thời đại đã đi đến kết luận: Sau khi lược qua các thuyết cǎn bản thấy các y lý cổ xưa đều bị ảnh hưởng của các quan điểm triết học tự nhiên và nhận thấy điểm giống nhau giữa các y thuật xưa, nhất là y học phương Đông (trong đó có Trung y và Nam y) và y học cổ Hy Lạp, La Mã, chúng tôi thấy y học hiện nay đã kế thừa, chỉnh lý, bổ xung và đang bổ xung trước sự phát triển của khoa học về con người và của sinh vật học (trong đó có con thuốc và cây thuốc). Các thuyết y học xưa có những điểm đúng, nhưng cũng còn nhiều điểm bị hạn chế, do điều kiện xã hội, kinh tế và khoa học thời đó. Tuy vậy Tuệ Tĩnh và Lãn Ông đã đúc kết với một lôgíc chặt chẽ và sắc bén, lý luận cổ truyền Trung y, kết hợp với thành tựu của các danh y Việt Nam với các kinh nghiệm dân giàn và thực tiễn trên lâm sàng đã giữ vững và phát triển được nền y học dân tộc ta. Chúng ta đi tiếp con đường của Tuệ Tĩnh, Lãn Ông trên cơ sở hiểu biết ngay nay mà hiện đại hoá y học dân tộc ta, nghiên cứu các tính nǎng tác dụng cúa các vị thuốc, các bài thuốc gia bảo, tìm hiểu và giải thích bằng ngôn ngữ khoa học hiện nay các phép trị bệnh xưa, đã được kinh nghiệm hàng ngàn nǎm chứng minh. Ta có thể nghiên cứu theo hai phương pháp thường dùng: 

a) Từ lý luận đi đến thực tiễn. Trong y lý cổ xưa, ta học tập, tìm hiểu và chọn lọc điểm nào có cơ sở thực tiễn mà nghiên cứu vận dụng. 

b) Dựa vào hiệu quả thực tiễn của các vị thuốc Nam va các phép trị bệnh mà kế thừa và khai thác vốn quý đó của dân tộc; vừa áp dụng vừa rút kinh nghiệm trên lâm sàng và trong dự phòng, vừa nghiên cứu trên cơ sở thực nghiệm để chỉnh lý, bổ xung và nâng cao ý luận, nhằm hiện đại hoá từng bước. 

Tổ chức sức khoẻ thế giới đã ước lượng chừng 80% dân số toàn cầu ít nhất một lần nhờ cậy đến y học cổ truyền và các bài thuốc gia truyền và tỷ lệ đó sẽ còn cao hơn đến nǎm 2000. Sức khoẻ thế giới khuyến khích mọi người nên xem trọng y học này. 

Chúng ta đều đã rõ nhân loại đang có xú hướng ngược trở lại sử dụng những cây thuốc bài thuốc của y học cổ truyền dân tộc song điều cần suy nghĩ bàn luận là y học hiện đại kết hợp và hợp nhất như thế nào để phát triển và xây dựng một nền y dược học độc đáo của nước ta, một nền y học thích hợp với nhu cầu sức khoẻ của nhân dân như đường lối Đảng đã vạch và Bác đã chỉ giáo. 

Việc hiển nhiên là y học truyền thống phải được khoa học hoá làm cho tinh tế hơn. Cần phải tinh khiết những phương thuốc, tiêu chuẩn hoá chúng và xác định hiệu ứng phụ của chúng; những thuốc và chế biến thuốc mà y học truyền thống vẫn sử dụng phải được đánh giá chất lượng và tất cả những phương thang có độc hại cần phải được loại bỏ. Những thày lang cần phải học từ đầu trong vòng từ 18 đến 24 tháng về những nguyên tức của y học khoa học hiện đại trước khi đưa vào lồng ghép trong nhóm sức khoẻ. Cuối cùng những thày lang ấy phải chịu ràng buộc với nghĩa vụ trong quy chế hành nghề. 

Bác Hồ yêu quý vì sức khoẻ toàn dân, đã động viên chúng ta xây dựng một nền y học độc đáo Việt Nam, một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân. Những lời dạy của Bác nghe ra tưởng rằng đơn giản nhưng thật là sâu đậm về những ý tưởng cao đẹp cho một xã hội vǎn minh cường thịnh của nhà nước nhà mà Bác hằng mong muốn. 



Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website