Hồ Chí Minh với sự nghiệp chǎm sóc bảo vệ nâng cao sức khoẻ nhân dân

PTS. Nguyễn Thế Thắng

Sức khoẻ là tài sản quý báu của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khoẻ của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhận thức sâu sắc điều đó, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như khi xây dựng xã hội mới đều rất quan tâm đến vấn đề chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Hoạt động và những ý kiến của Người về vấn đề này, cho đến nay vẫn đang có giá trị là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta và nhất là ngành y tế trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân. 

Từ những nǎm 20 của thế kỷ này, trên các sách báo tiếng Pháp lưu hành ở châu Âu và các thuộc đại của Pháp như Le Paria, Inprekor, La vie Ourvierè, L'Humanitè v,v.. Nguyễn ái Quốc đã vạch trần các tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Tố cáo tội ác phá hoại và huỷ diệt nòi giống người bản xứ dưới nhiều hình thức của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của bọn thực dân Pháp ở nước ta nói riêng. 

ở Việt Nam, Đông Dương, dưới ách thống trị, bóc lột của đế quốc Pháp và bè lũ tay sai phong kiến, nạn đói, các dịch bệnh xảy ra thường xuyên, dân số suy giảm. Vì vậy, Nguyễn ái Quốc đi đến kết luận rằng; "Mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi giống bản xứ, và muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc". 

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong điều kiện có chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến việc chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, nhằm tǎng cường sức mạnh của quốc gia trong việc xây dựng, kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc. Sức khoẻ của dân được tǎng cường, nước nhà mới vững mạnh. Người nói: Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khở mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh. 

Vì vậy, việc chǎm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước trong xây dựng xã hội mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì chủ nghĩa xã hội: làm sao cho nhân dân đủ ǎn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, ngành y tế phải là nòng cốt trong việc chǎm lo sức khoẻ của nhân dân. 

Nói đến y tế, trước hết là phải lo giữ gìn sức khoẻ của nhân dân. Song, thực ra y tế không chỉ có phòng bệnh và chữa bệnh, tức bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, mà còn phải chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Do đó, muốn cho dân cường, quốc thịnh thì nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước nói chung và của ngành y tế nói riêng phải kết hợp thực hiện: chǎm sóc, bảo vệ để nâng cao sức khoẻ của nhân dân. 

Nhằm mục đích đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra phương châm chỉ đạo trong việc xây dựng nền y học của dân tộc ta là phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Người khẳng định, chúng ta phải xây dựng được một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. 

Nguyên tắc đại chúng trong tư tưởng Hồ chí Minh về xây dựng các ngành khoa học, cũng như ngành y, không phải là hạ thấy hay tầm thường hoá khoa học hay y học, mà, Người yêu cầu khoa học vốn từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, nói "đại chúng" là yêu cầu khoa học, ở đây là sự phát triển y học phải nhằm phục vụ đại chúng chứ không phải phục vụ một "tiểu chúng" có tiền của, là cần có những hoạt động, phong trào y tế có tính quần chúng rộng lớn nhằm giữ gìn, tǎng cường sức khoẻ cho nhân dân. 

Khoa học và dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học nước nhà có nghĩa là cần phát triển y học cổ truyền dân tộc. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Bởi vì, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Ông ch ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu bằng cách chữa bệnh bằng thuộc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuộc "Đông" và thuốc Tây". Song, trước đây, các triều đình phong kiến không có chủ trương phát triển khuyến khích, thi cử kén chọn nhân tài y học như đối với các việc học khác. Dưới thời pháp thuộc, Đông y và thuộc Nam cũng không được chính quyền coi trọng, chỉ từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta lãnh đạo cách mạng, việc Đông - Tây y kết hợp mới được chú trọng. Thực tế, có những bệnh tật và một số vấn đề lý luận y học, tây y hiện nay cũng chưa giải quyết được, mà Đông y hoặc thuốc Nam, thuốc Bắc có thể giải quyết dễ dàng. Cho nên kết hợp Đông - Tây không chỉ là vấn đề của nước ta trong xây dựng y học, mà còn là vấn đề có tính quốc tế trong y học và cả trong nhiều lĩnh vực khác, v.v.. 

Với tầm nhìn của nhà tư tưởng và lãnh tụ, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò quan trọng và mối quan hệ mật thiết giữa y học với chính trị, kinh tế, vǎn hoá, nghệ thuật, v.v.. Đó là, Người yêu cầu từ mỗi con người cho đến toàn dân, và các cấp uỷ đảng, chính quyền nhà nước đều phải có trách nhiệm quan tâm đến sự nghiệp chǎm sóc, nhằm nâng cao sức khoẻ của nhân dân, chống lại các loại bệnh tật. Giải quyết các vấn đề này cần theo quan điểm dự phòng tích cực. Như Người thường nói, phòng bệnh hơn trị bệnh. Cần phải phát động ở khắp các địa phương, các ngành các cấp các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì như người xưa nói thầy thuốc giỏi trị bệnh từ khi chưa phát. 

Tự bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mọi điều kiện luôn chú ý giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, kết hợp hài hoà giữa nhanh nhẹn, khẩn trương với ung dung, thư thái. Người khuyên quốc dân đồng bào: Nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ... Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. 

Đối với đội ngũ cán bộ và nhân dân viên ngành y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những lời dạy, lời khuyên nhằm giáp dục những cán bộ y tế trở thành những người thầy thuốc vừa có tài nǎng, vừa có đạo đức cao cả, xứng đáng với sự kính trọng của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói đến danh hiệu cao quý mà nhân dân hằng tôn vinh đối với người thầy thuốc có tài, có đức, hết lòng phụng sự nhân dân. "Lương y như từ mẫu". Cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền. Cần phải có tấm lòng của người mẹ hiền để thương yêu người bệnh và sǎn sóc người bệnh. 

Không đi vào những vấn đề cụ thể, thuộc chuyên môn y học. Từ góc độ Nhà lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những lời khuyên, có giá trị không chỉ với ngành y tế mà còn có ý nghĩa với tất cả các ngành kinh tế, vǎn hoá, khoa học khác trong việc phấn đấu xây dựng cho ngành mình vững mạnh. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế 2-1955, Người khuyên: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khǎn, giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết tất cả những người trong ngành y tế, trừ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân. 

Vì vậy, mỗi cán bộ y tế cần luôn có tinh thần đoàn kết, tập thể, không ngừng học tập để tiến bộ cả về chính trị, tư tưởng, chuyên môn và kỹ thuật. 

Trong Di chúc , viết tháng 5-1968, khi bàn về kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, xây dựng lại các thành phố và làng mạc cho đẹp đẽ, đàng hoàng hơn, Người quan tâm ngay đến ngành y tế. Người cǎn dặn Đảng, Nhà nước phải: Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế, Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Có thể nói, lấy phát triển công tác vệ sinh y tế làm nòng cốt trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website