Tìm hiểu tư tưởng cơ bản trong hai bức thư Bác Hồ gửi hội nghị cán bộ y tế (tháng 6-1948 và tháng 2-1955)

PTS. Nguyễn Xuân Thông

Trong di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề lại, những tài liệu viết về ngành y tế không nhiều, nhưng sự quan tâm của Người đối với ngành lại rất lớn, những tư tưởng của Người về chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân là hết sức quan trọng và sâu sắc 

Song đây cũng là một vấn đề rộng lớn, không thể giải quyết trong một thời gian ngắn, hoặc trong một, hai cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, cho dù đây là điều rất cần thiết, bổ ích. Vì lẽ đó, ý tôi chỉ xin được góp thêm một số suy nghĩ bước đầu về tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành y tế, qua nội dung hai bức thư Bác viết gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 6-1948 và tháng 2-1955. 

Đây là hai bức thư rất quan trọng chứa đựng những tư tưởng lớn của Người trong việc xây dựng và phát triển ngành y tế nước ta trước đây cũng như hiện nay và cả sau này. Hai bức thư viết cách nhay bảy nǎm và cách chúng ta ngày nay đã gần 50 nǎm, nhưng nội dung vẫn còn nguyên giá trị. 

Hai bức thư của Bác mỗi thư chỉ khoảng 250 từ, nhưng nội dung lại rất đầy đủ, cụ thể và sâu sắc. ở đây, y tôi chỉ đề cập ba nội dung cơ bản thể hiện trong hai bức thư mà theo ý tôi cũng là ba nội dung nổi bật trong tư tưởng, tình cảm của Người với ngành y tế. 

Một là , sự quan tâm sâu sắc của Bác đối với ngành y tế và những người làm công tác chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Nội dung này đã được nhiều tài liệu ghi lại, trong đó có những hồi ký rất cảm động của các cán bộ trong ngành. 

Mở đầu bức thư nǎm 1948, Bác viết: "Nhân dịp hội nghị này, tôi gửi lời thân ái chào các đại biểu và nhờ các đại biểu chuyển lời tổi hỏi thǎm tất cả các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, cứu thương và công nhân giúp việc trong cơ quan y tế". Mở đầu bức thư nǎm 1955, Bác lại viết: "Bác thân ái chúc các cô (nghe nói có nữ bác sĩ ở Nam về?) các chú vui vẻ, mạnh khoẻ, hǎng hái, trao đổi kinh nghiệm, bàn định kế hoạch cho thiết thực và làm việc cho tiến bộ". Tiếp đó, Bác nêu ba ý kiến cụ thể để hội nghị thảo luận. ở đây ta thấy tình cảm của Bác đối với ngành y tế và những người làm công việc chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân thật gần gũi thân thiết, không hề có chút cách biệt và không bỏ sót một ai. Trong thư viết nǎm 1948, gửi Hội nghị cán bộ y tế, có đoạn: Tôi biết có những anh em gia đình đồng lương ít, rất túng thiếu mà vẫn vui vẻ làm việc. Lòng đồng cam cộng khổ với toàn thể đồng bào ấy thật là đáng quý, đáng kính. Có nhiều câu chuyện cụ thể, cảm động, thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với ngành y tế - một nội dung quan trọng trong tư tưởng, tình cảm của Người đối với ngành và đã thể hiện trong cả cuộc đời của Bác, trong các tài liệu khác mà chúng ta cần tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu một cách đầy đủ. 

Hai là, Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò, nhiệm vụ của ngành y tế trong sự nghiệp chǎm sóc sức khoẻ nhân dân và trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. 

Trong bức thư viết tháng 2-1955, Bác Hồ nêu rõ: "Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang" . Bác Hồ cũng đã nhiều lần cǎn dặn cán bộ: trên đời này không có gì sung sướng, vẻ vang hơn là được phục vụ nhân dân. Rõ ràng ngành y tế, không trực tiếp làm ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người, không trực tiếp cầm súng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, không đứng ở mũi tên, đường đạn, nhưng Bác Hồ khẳng định công việc ngành y tế là " một nhiệm vụ rất vẻ vang ". Bác còn so sánh người thầy thuốc như người mẹ hiền: "lương y phải như từ mẫu". Có thể nói đó là một danh hiệu cao quý Bác đặt cho ngành y tế và là một vinh dự lớn của ngành. Chính vì vậy, trong bức thư tháng 6-1948, Bác Hồ viết: "Bây giờ ta chịu khổ với nhau. Đến ngày kháng chiến thắng lợi độc lập thành công điều kiện cho phép, Chính phủ quyết không quên công lao anh em đã cố gắng". "Chính phủ sẵn sàng khen thưởng những người xuất sắc nhất". 

Khi đề cập đến việc xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ viết: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân đủ ǎn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục, tập quán không tốt thì dần dần xoá bỏ". "ốm đau có thuốc" được Bác nêu trong câu này, chính là nhiệm vụ, trách nhiệm và vai trò của ngành y tế. Không thể có chủ nghĩa xã hội, nếu không có sự phát triển của ngành y tế. Chính vì lẽ đó cho nên chúng ta thấy ở đâu, lúc nào Bác Hồ cũng luôn chú ý tới việc chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân, luôn nêu cao vai trò trách nhiệm của ngành y tế. Sinh thời, Bác Hồ cũng đã nhiều lần làm việc với cán bộ lãnh đạo ngành y tế cả trong thời kỳ kháng chiến cũng như thời kỳ hoà bình, khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 

Ba là, nêu lên những nội dung cụ thể, thiết thực, nhưng chứa đựng những tư tưởng quan trọng cho việc xây dựng ngành y tế nước nhà. 

Trong bức thư tháng 6-1948, tuy Bác nói: "Tôi nêu ra đây vài điểm chính để thêm ý kiến cho hội nghị thảo luận", nhưng ba điểm mà Bác Hồ nêu chứa đựng một nội dung, tư tưởng rất quan trọng: 

"1- Nay những thứ thuốc ta quen dùng ngày càng hiếm. Vậy anh em y tế nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc mà nước ta sẵn nguyên liệu. 

2- Cùng những thứ thuốc ta có, anh em nên thi đua nhau tìm ra cách chữa bệnh chóng khỏi mà tốn ít thuốc. 

3- Những bệnh phổ thống nhất nước ta là: đau mắt, ghẻ, kiết lị, tả, sốt cơn... Anh em nên thi đua nhau tìm ra những thứ thuốc dễ sắm nhất và hiệu nghiệm nhất". 

Tiếp đó, trong bức thư tháng 2-1955, Bác Hồ lại nhấn mạnh: "Y học càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng". 

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây". 

Y tế là một khoa học - khoa học chữa bệnh cho con người và chǎm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Muốn làm tốt "nhiệm vụ vẻ vang" của mình, như lời Bác Hồ nói, ngành y tế càng phải nêu cao tinh thần học tập, vận dụng những kiến thức y học của thế giới, cũng như kinh nghiệm truyền thống của dân tộc. Có thể nói những tư tưởng mà Bác Hồ nêu lên trong hai bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế nǎm 1948 và nǎm 1955 là những tư tưởng rất quan trọng đòi hỏi ngành y tế cần nhận thức đầy đủ và ra sức thực hiện. Và chỉ có trên tư tưởng đó, chúng ta mới sự nghiệp y tế phát triển, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cao cả, vẻ vang là ngày càng chǎm sóc tốt sức khoẻ cho nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, khắc phục được những khó khǎn. 

Có thể nói, đi sâu nghiên cứu những lời Bác dǎn, chúng ta sẽ còn tìm thấy những nội dung quan trọng, những bài học bổ ích về tư tưởng của Người trong việc xây dựng và phát triển ngành y tế nước nhà, không những trong các giai đoạn cách mạng đã qua, mà cả cho thời kỳ hiện nay, cũng như sau này. Bởi vì, những tư tưởng của Người nêu lên thực sự mang một ý nghĩa khoa học và nhân vǎn sâu sắc mà ngành y tế cách mạng mọi thời kỳ đều phải lấy đó làm phương châm và nội dung hoạt động.

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website