Giáo sư Vǎn Tạo
Đất nước ta có một nền y học cổ truyền quý báu, có nhiều cống hiến vào sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Những danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông được suy tôn như những Thánh dược, Thần y.
Ngành Y, trong lịch sử khoa học và công nghệ Việt Nam đã, cùng với nông học, được coi là hai ngành nổi trội nhất, có nhiều thành tựu phục vụ trực tiếp cho cuộc sống con người, cho cả sản xuất lẫn chiến đấu. Chính vì vậy mà không một triều đại nào không quan tâm dến việc phát triển y học song song với phát triển nông nghiệp. Đến nỗi trong sinh hoạt đời thường dân ta thường nói về: "cơm ba bát", đi đối với "thuốc ba thang", và bên cạnh vườn rau thường có thêm mấy cây thuốc quý...
Kế thừa truyền thống ông cha, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cách mạng và kháng chiến luôn luôn quan tâm đến y học, đến sức khoẻ con người.
Những cống hiến của Người cho nền y học hiện đại Việt Nam gồm cả ba lĩnh vực là về y lý, y đức, y thuật.
I. Về y lý:
1. Y lý của ông cha ta bắt nguồn từ quan điểm triết học coi con người và vũ trụ có nét tương đồng.
Trong Nhân thân phú, Hải Thượng Lãn Ông đã viết:
Phàm như nhất nhân thân.
Diệc thị tiểu thiên địa.
(Phàm như thân thể mỗi con người. Cũng là một trời đất nhỏ).
Mối quan hệ giữa ngũ hành "kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ" trong vũ trụ cũng như trong con người, giống nhau ở sự tương sinh, tương khắc.
Con người do thiên nhiên và tạo vật sinh ra nên chịu ảnh hưởng có tính quyết định của môi trường thiên nhiên và xã hội. Cho nên ông cha ta không coi việc chữa bệnh tách rời với việc điều hoà, cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên và xã hội.
Do nhận thức rõ rằng bệnh tật của con người sinh ra từ hai nhân tố khách quan và chủ quan có quan hệ với môi trường thiên nhiên và xã hội, ông cha ta đã luận giải:
"Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả.
Ngoại tắc vi lục khí huân chưng..."
(Bên ngoài, do 6 khí: "gió, lạnh, nắng, ẩm, khô, nóng" hun đốt)
"ái, ố, hỉ, nộ, ai, lạc, dục.
Nội tắc bị thất tình uất két"
(Bên trong, do thất tình là: "yêu, ghét, mừng, giận, đau thương, vui thú, ham muốn" uất kết lại)
Bệnh nguyên do thử nhi sinh.
(Nguyên nhân của bệnh tật do đó mà sinh ra).
Cho nên muốn giảm bệnh tất phải cải thiện môi trường sống. Muốn chữa khỏi bệnh cũng cần đồng thời cải thiện điều kiện sống cho bệnh nhân cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hồ Chủ tịch lãnh đạo cách mạng và kháng chiến đã không lúc nào không chǎm lo tới việc cải thiện môi trường sống, cả về vật chất lẫn tinh thần cho đồng bào, cho chiến sĩ...
2. Y lý của ông cha ta coi vũ trụ cũng như môi trường đều tự điều chỉnh, bù trừ khiến thiên tai giảm bớt. Với con người cũng vậy, con người tự hoàn thiện, cân bằng thì bệnh tật ít đi... - tự hoàn thiện và cân bằng vừa bằng thích nghi với thiên nhiên vừa bằng tự rèn luyện trong môi trường thiên nhiên và xã hội.
Bốn câu thơ kết thúc bài "Nhân thân phú" của Hải Thượng Lãn Ông cũng cho chúng ta một bài học quý giá:
"Thất thương giới, nhi vinh vệ hoà sướng,
Ngũ tổn phòng, nhi chi thể an thư,
Bảo toàn thiên hoà hề, hà bệnh chi hữu,
Tiêu dao thọ cảnh hề, kỳ lạc chỉ thư...!
Con người muốn ít bệnh tật phải tự rèn luyện để hạn chế tới mức thấp nhất về "thất thương" và "ngũ tổn". Đồng thời phải tự rèn luyện so cho thích nghi với thời tiết luôn biến đổi của thiên nhiên, đề được "tiêu dao cảnh thọ" thì:
"Bệnh gì còn sinh ra được! Vui biết chừng nào?"
Cũng như trong "Vệ sinh yếu quyết" Lãn Ông khuyên con người phải:
Thanh tâm, quả dục, tu thân, luyện hình".
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những khuyên mọi người giữ vệ sinh mà tự Người còn gương mẫu trong " Thanh tâm " như " Nhật ký trong tù" đã phản ảnh. Dù trong lao tù khổ ải nhưng tấm lòng Người vẫn thư thái vì đã dấn thân vì dân vì nước" lòng không vẩn đục riêng tư. Người là điển hình cho tinh thần "Quả dục ". Người chỉ có một ham muốn là phục vụ dân, phục vụ Đảng, Tự mình khắc phục mọi ham muốn cá nhân, khiến cuộc sống thanh thoát, bệnh tật giảm lui.
Còn "tu thân, luyện hình " ở Người thì thật là tuyệt diệu.
Bác Hồ không chỉ khuyên mọi người tập thể dục, luyện thể thao, mà Người còn gương mẫu tự rèn luyện bằng thể thao khi trẻ và thể dục đã cao nên. Những mẩu chuyện về sự tự rèn luyện sức khoẻ của Bác đã là tấm gương quý báu cho toàn dân noi theo. Trong sự tự rèn luyện sức khoẻ của Bác đã là tấm gương quý báu cho toàn dân noi theo. Trong sức khoẻ và thể dục "tháng 3-1946, Người viết:
"Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy rèn luyện tập thể dục bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước... Tự tôi ngày nào tôi cũng tập... "
Chính vì vậy mà qua bao gian truân, vất vả nhưng cho đến tuổi "thất thập cổ lai hi" Người vẫn còn là một "Lão đường ích tráng".
Người vừa gương mẫu trong vệ sinh, vừa quan tâm tới vệ sinh của mọi người.
3. Y lý của ông cha ta còn dạy người ta phải gìn giữ "tiên thiên" và bồi dưỡng "hậu thiên" theo y học. Tiên thiên được tạo dựng từ khí huyết cha mẹ và tuổi thơ của con người. Còn hậu thiên là do cuộc sống vật chất và tinh thần của mỗi con người tạo nên. Một khi con người do "tiên thiên bất túc" (tức sinh khí, sinh lực cấu tạo từ khi huyết cha mẹ và bồi dưỡng lúc thiếu thời) không đủ, lại do "hậu thiên khuy tổn", tức cuộc sống do ǎn chơi trác táng làm thất thoát tinh lực đi thì bệnh hoạn sinh ra không sao trị nổi, v. v...
Nếu ông cha ta khuyên cha mẹ giữ gìn sức khoẻ để con cái được kiện khang và khuyên thiếu niên phải rèn luyện để lớn lên được mạnh khoẻ thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chǎm lo khuyên các bậc cha mẹ phải giữ đúng bổn phận trong việc sinh con đẻ cái không đẻ quá nhiều để con thiếu dinh dưỡng và thanh thiếu niên phải tự rèn luyện đề bảo đảm tương lai hạnh phúc... Ngay trong Sáu điều dạy thiếu nhi. Người cũng dạy: Học tập tốt, lao động tốt... Giữ gìn vệ sinh thật tốt.. . Đồng thời khuyên thanh niên nam nữ chǎm học chǎm làm, say sưa khoa học, không ǎn chơi trác táng. Đó đều là bồi dưỡng "tiên thiên" cho viên mãn, và có được "hậu thiên" vững vàng.
II. Về Y đức: Ông cha ta coi y đức của thầy thuốc quan trọng ngang với thuốc thang. Xưa nay luật pháp đã có những điều khoản hình phạt đối với những thầy thuốc "thất đức".
Với Hồ Chủ tịch thì y đức được Người đặc biệt quan tâm.
Trong thư gửi cán bộ y tế tháng 2-1955, Người đưa ra mấy vấn đề để toàn ngành y thảo luận, trong đó, mở đầu là hai vấn đề thuộc về y đức:
1. Trước hết là: phải thật thà đoàn kết - Người nói: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khǎn giành được nhiều thành tích. Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế... Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân. Tất nhiên tư tưởng về đoàn kết của Hồ Chủ tịch là cần thiết được quán triệt ở tất cả các ngành, ở mọi lãnh vực hoạt động xã hội, nhưng riêng với ngành y nó không chỉ là đường lối, phương châm mà còn thuộc về đạo đức con người. Chúng ta đều thấy hiệu quả của ngành y là ở sự hợp đồng tác chiến giữa y và dược, giữa nội khoa và ngoại khoa giữa đông y và tây y, giữa phòng bệnh và chữa bệnh giữa lâm sàng và hậu lâm sàng, giữa chuẩn trị và phục vụ... Một chút mất đoàn kết, thiếu hợp đồng trong chữa bệnh cũng có thể đưa đến hậu quả khôn lường. Vì vậy trong y đức, Người đã đưa đoàn kết lên đầu. Nó vừa mang truyền thống dân tộc vừa có ý nghĩa thời đại, vì y học càng phát triển, phân công điều trị càng tỉ mỉ, sâu sắc, thì đoàn kết hợp đồng tác chiến trong toàn ngành cần phải nâng cao.
2. Thương yêu người bệnh. Đây là điểm cốt lõi của y đức, Người nhấn mạnh:
Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, phải sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
Lời khuyên của Người: Lương y phải như từ mẫu đã trở thành một châm ngôn, một lẽ sống của các cán bộ trong ngành y.
Không chỉ những y, bác sĩ, dược sĩ, dược tá được Người bồi dưỡng về y đức mà tất cả các nhân viên phục vụ từ y tá, hộ lý, người nấu ǎn đều được Người quan tâm. Tháng 4-1963, nói chuyện với cán bộ nhân viên bệnh viện Vân Đình huyện ứng Hoà Hà Tây, Người nhấn mạnh: Trong công tác phục vụ cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần: có thuốc hay thức ǎn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt...
Theo lời dậy của Người, dân y cũng như quân y đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình trong hai cuộc kháng chiến và trong hai cuộc kháng chiến và trong xây dựng xã hội mới. Nhất là trong khó khǎn thiếu thốn chính y đức đá góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt nỗi đau đớn cho thương bệnh binh, cho người bệnh khi đến bênh viện điều trị. Hàng trǎm hàng nghìn gương sáng của thày thuốc như mẹ hiền đã được nhân dân ca ngợi, sách báo ghi công...
III. Về Y thuật - tức phương châm, phương pháp chữa bệnh
Cống hiến lớn của Hồ Chủ tịch về y thuật không phải là về các phương pháp cụ thể mà là về phương châm và phương pháp chỉ đạo thực hành với các quan điểm: Phòng bệnh đi đôi với chữa bệnh và kết hợp đông y với tây y.
Các vấn đề này mới nghe thì đơn giản nhưng đi vào thực tiễn thấy rất nhiều khó khǎn
1. Trước hết về Phương châm và phương pháp phòng bệnh
Phòng bệnh vừa là phương châm chỉ đạo vừa là phương pháp đề phòng cụ thể. Có thể nói các vấn dề về y lý, y đức kể trên được Hồ Chủ tịch quan tâm đều thuộc phạm vi phòng bệnh. Hồ Chủ tịch cǎn dặn công nhân, phải: Nâng cao dần đời sống vật chất, phải chú ý bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ an toàn lao động, cǎn dặn nông dân: Phải giữ vệ sinh, ǎn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch, cǎn dặn mọi người: Nên rèn luyện thể dục, bồ bổ sức khoẻ. .. tất cả đều là nhằm đề phòng bệnh tật có thể phát sinh.
Còn phương châm chỉ đạo là tự mình phòng bệnh là chính đồng thời phải tuyên truyền cho mọi người càng phòng bệnh như Người nhấn mạnh:
Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh, tuyên truyền, giải thích cho đồng bào chung quanh.... biết cách giữ gìn vệ sinh, làm cho mọi người bệnh biết cách phòng bệnh cho họ và gia đình...
Trong điều kiện hiện tại khi mà sự truyền nhiễm, lây lan bệnh tật không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã có ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ, đáng kể như việc nhiễm HIV thì phương châm phòng bệnh là vô cùng quan trọng và lời dạy của Người không chỉ là phương châm mà còn cần được nâng lên tầm chiến lược của ngành y.
2. Kết hợp đông y với tây y . Vấn đề này từ phương châm chỉ đạo đến phương pháp thực hiện đều có cái mới mà trong y học cổ truyền, ông cha ta còn ít biết tới.
Ông cha ta lấy "Nam dược chữa nam nhân" là chủ yếu có học tập, tiếp thu tinh hoa y học cổ truyền của Trung Hoa, nhưng chưa tiếp xúc với tây y. Từ thế kỷ XIX, khi tây y lan tới thì khoảng cách giữa hai ngành đông và tây y còn khá xa nhau. Tuy y lý y đức có nhiều cái gần nhau, nhưng về y thuật lại có một khoảng cách khá lớn.
Ngoài sự khác nhau về phương pháp điều trị còn có sự cách biệt về đào tạo chuyên môn, về kiến thức đông tây, về vị trí xã hội của các thầy thuốc, nên hàng trǎm nǎm trước cách mạng, sự kết hợp vẫn lỏng lẻo. Chỉ từ sau khi Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945 thành công và nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cuộc sống và chiến đấu của cả dân tộc đã thúc đẩy hai ngành phát triển và xích lại gần nhau.
Nǎm 1961, trong dịp đến thǎm Viện Đông y, Người đã phân tích về những cản trở cho sự kết hợp đó cần phải khác nhau. Người nói:
Các thầy thuốc tây thì cho đông y là bảo thủ, chủ quan, lạc hậu không khoa học. Có đúng thế không? (Dạ, đúng ạ!). Thuốc ta có cái chưa khoa học. Chúng ta có cái chưa khoa học. Chúng ta thấy để khắc phục tiến lên.
Còn thầy thuốc ta cho từ xưa không có thuốc tây mà ông cha ta vẫn chữa thuốc ta cũng khỏi bệnh, cho thầy thuốc tây là chủ quan, kiêu ngạo.
Thầy thuốc tây cũng cho mình là bảnh, thầy thuốc ta cũng cho mình là bảnh.
Người khẳng định ưu điểm của cả hai ngành:
Thuốc tây cũng chữa được nhiều bệnh, nhưng có bệnh chữa không được mà thuốc ta chữa được.
Thuốc ta cũng chữa được nhiều bệnh, nhưng cũng có bệnh chữa không được mà thuốc tây chữa được.
Bên nào cũng có cái ưu điểm. Hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người khuyến nghị:
Thầy thuốc tây phải học đông y, thầy thuốc ta cũng phải học tây y. Không nên nói cái "của ta" mà nên nói cái "của chúng ta"; của chúng ta là của nhân dân, thầy thuốc ta vì thầy thuốc tây đều phục vụ nhân dân.
Người hô hào đoàn kết để tiến lên, đoàn kết để phục vụ:
Như người có hai cái tay, hai tay cùng làm việc thì làm việc được tốt. Cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đoàn kết thuốc ta, thuốc tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào.
Một quá trình trao đổi thân mật, chân thành về quan điểm đã được tiến hành trong ngành y.
Những lời chỉ bảo chân thành và cởi mở của Người là kim chỉ nam cho hành động, tạo nên sự học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai ngành đông y và tây y phục vụ đắc lực cả hai sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Hồ Chủ tịch qua đời đã gàn 30 nǎm nay. Ngành Y tế của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đã có bước tiến vượt bậc.
Nhưng đất nước và thế giới đang đổi thay nhanh chóng. Những cǎn bệnh của thế kỷ đang lan tràn, khủng khiếp. Việc phòng bệnh và chữa bệnh đòi hỏi nhiều ở sự kết hợp đông y với tây y, cả về y lý lẫn y thuật. Và cũng vậy, trong cơ chế thị trường ngày nay, đời sống con người và y tế đều được cải thiện, nhưng cái lo về sự thất đức trong y tế lại đang là cái "lo thế kỷ", cái lo chung của dân tộc. Chúng ta hoan nghênh Bộ Y tế đã đưa ra 12 điểm về y đức của người thày thuốc.
Hơn lúc nào hết, lúc này những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về y lý, y đức, y thuật càng có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống, trong vịêc bồi dưỡng thế lực, trí lực cho nhân dân. Nêu cao tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh trong y tế đang có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao.
Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997