Chủ tịch Hồ Chí Minh với những chuyên gia y tế đầu tiên của chính quyền cách mạng

PTS. Nguyễn Khánh Bật

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, chính quyền về tay nhân dân Việt Nam. Trên cương vị là lãnh tụ của đất nước, vấn đề hàng đầu đặt ra đối với Hồ Chí Minh là khắc phục bệnh tật, sự suy nhược mang tính toàn xã hội do Pháp để lại. Quan trọng hơn là xây dựng nền y học cách mạng để chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đối phó với một cuộc chiến tranh mới mà Hồ Chí Minh biết trước là khó tránh khỏi. Để làm việc đó, chính quyền cần có một đội ngũ cán bộ y tế, trước hết là những chuyên gia. 

Hồ Chí Minh - sức lôi cuốn đối với những chuyên gia y tế đầu tiên làm việc cho chính quyền cách mạng. 

Có lẽ trong số những chuyên gia y tế xuất hiện và phục vụ cách mạng ngay từ thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ thì giáo sư Hồ Đắc Di là người chịu ảnh hưởng sớm sâu sắc và mạnh mẽ nhất của Hồ Chí Minh. 

Nǎm 1918, tròn 18 tuổi, anh thanh niên Hồ Đắc Di sang Pháp học ngành y, đúng vào lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Lúc này, Nguyễn ái Quốc đang hoạt động tại Pháp. Tác động mạnh mẽ nhất đến người thanh niên y khoa trong nǎm đầu tiên ở Pháp là việc ngày 18-1-1919, Nguyễn ái Quốc nhân danh những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị hoà bình Pari bản yêu sách của nhân dân An Nam. Điểm 6 trong yêu sách tám điểm đòi: "Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ". Từ đó, người thanh niên này tìm đọc chǎm chú những bài Hồ Chí Minh viết trên báo Người cùng khổ và cổ vũ cho báo này. Một buổi sáng chủ nhật đến câu lạc bộ của sinh viên Việt Nam ở số nhà 15 - phố Xommơra, khu phố Latinh Pari, Hồ Đắc Di thấy ba người Việt Nam đang trao đổi nhỏ với nhau. Trong ba người ấy, Hồ Đắc Di chỉ biết người để chòm râu đen là cụ Phan Chu Trinh. Người bạn đi cùng giải thích cho Hồ Đắc Di: người béo lùn là luật sư Phan Vǎn Trường, còn người thanh niên trẻ tuổi, nước da hơi xanh, đôi mắt rực sáng, với dáng mảnh khảnh gầy gò chính là Nguyễn ái Quốc. Ba tiếng Nguyễn ái Quốc làm Hồ Đắc Di xúc động đến bàng hoàng. Từ đó, anh thực sự ngưỡng mộ Nguyễn ái Quốc, mặc dù lúc ấy anh chưa có ý niệm gì về cách mạng và chủ nghĩa xã hội. 

Sau 13 nǎm du học và làm việc tại Pháp, Hồ Đắc Di trở về nước. Tại các bệnh viện trong nước, Hồ Đắc Di đau khổ nhận ra rằng người Việt Nam bị coi thường, khinh rẻ. Là một nhà phẫu thuật thực thụ, tốt nghiệp ở Pari nhưng Hồ Đắc Di và những đồng nghiệp Việt Nam khác chỉ được coi là bác sĩ tập sự, thậm chí để sai vặt, trong khi những người Pháp thua kém cả về bằng cấp và kinh nghiệm lại được làm bác sĩ trưởng. Bác sĩ tận mắt thấy những bệnh nhân người Việt Nam bị khinh rẻ, nằm vật vã, ngổn ngang không được chǎm sóc vì các thầy thuốc Pháp tỏ vẻ ghê sợ người bản xứ. Bị xúc phạm về nghề nghiệp và lòng tự tôn dân tộc, Hồ Đắc Di bỏ ra Hà nội trong khí thế sục sôi của Cách mạng Tháng Tám. Tâm trạng của giáo sư Tôn Thất Tùng rất phù hợp với suy nghĩ của giáo sư Hồ Đắc Di. Giáo sư Tôn Thất Tùng có lần tâm sự: tôi đi vào khoa học như là để giải sầu cho tủi nhục mất nước, nhưng trong khoa học tôi vẫn thấy nỗi tủi nhục đó. Giáo sư nhận ra rằng không phải tài mổ xẻ của mình cứu được dân tộc mà phải xoá bỏ chế độ thực dân. 

Ra Hà Nội, Hồ Đắc Di hiểu thêm rằng Việt Minh do Nguyễn ái Quốc sáng lập, thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 do Nguyễn ái Quốc ký tên, đặc biệt khi thấy người thanh niên mảnh khảnh hay lui tới câu lạc bộ sinh viên Việt Nam tại Pari, ngày 2-9-1945, đứng trên Quảng trường Ba Đình đọc Tuyên ngôn độc lập thì Hồ Đắc Di càng khẳng định: chính nghĩa đây rồi, độc lập tự do đây rồi. 

Những điều dẫn ra trên đây góp phần lý giải tại sao Hồ Đắc Di, theo hiểu biết của chúng tôi, người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được công nhận học hàm Giáo sư dưới thời Pháp thuộc lại tận tâm, tận lực phục vụ chính quyền cách mạng ngay từ những ngày đầu. 

Giáo sư, bác sĩ Phạm Khắc Quảng đến với cách mạng có những nét khác giáo sư Hồ Đắc Di, nhưng giống nhau ở chỗ đều bị sức cuốn hút trước hết bởi Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên giáo sư Phạm Khắc Quảng nghe nhắc đến Nguyễn ái Quốc trong hoàn cảnh khá đặc biệt, có thể nói là rất đau buồn. Khi ấy mặc dù Phan Đình Phùng đã bị thương và lâm bệnh chết, nhưng thực dân Pháp vẫn ráo riết truy lùng nghĩa quân của vùng rừng núi Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh. Bắt được người nghĩa sĩ nào chúng bắn chết, rồi chặt đầu họ bêu ở giữa chợ để đe doạ, uy hiếp tinh thần người sống. Nhưng nhân dân trong vùng vẫn tin tưởng và hy vọng: chỉ có Nguyễn ái Quốc trở về mới dẹp yên được giặc Pháp. 

Khi nghe tin Chủ tịch Chính phủ lâm thời là Hồ Chí Minh, nhà trí thức yêu nước Phạm Khắc Quảng rủ bạn vào ngay thư viện tìm tài liệu của mật thám Pháp, đem tấm ảnh Nguyễn ái Quốc đối chiếu với Hồ Chí Minh. Sức cuốn hút và niềm tin tǎng lên khi ông nhận ra rằng Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh chỉ là một... 

Hồ Chí Minh - sự quan tâm đặc biệt đối với những chuyên gia y tế đầu tiên của chính quyền cách mạng. 

Những người chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thường được Hồ Chí Minh gọi bằng những từ trân trọng nhất: thầy thuốc. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã dành cho những chuyên gia y tế đầu tiên của chính quyền cách mạng một sự quan tâm sâu sắc, tỉ mỉ, cả trong chuyên môn lẫn trong cuộc sống đời thường và đặt trọn niềm tin vào họ. 

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giáo sư Tôn Thất Tùng. Nhưng bước ngoặt cǎn bản của người thầy thuốc này xảy ra khi người ta đưa ông "đến chữa bệnh cho một lão đồng chí". Bước vào phòng, ông nhận ra một người gầy xanh nhưng có đôi mắt rất sáng. Trong hồi ký của mình, giáo sư Tôn Thất Tùng viết: "Từ cuộc gặp lần đầu tiên đó, tâm hồn tôi đã chuyển biến theo cách mạng Việt Nam, dưới ánh sáng của đôi mắt Bác Hồ". 

Mỗi lần gặp những chuyên gia y tế, Hồ Chí Minh thường hỏi thǎm về công việc và gia đình của họ. Biết giáo sư Tôn Thất Tùng mới có con trai đầu lòng, Hồ Chí Minh đề nghị được đặt tên cho cháu. Hồ Chí Minh nói với Tôn Thất Tùng: tên chú có bộ mộc nên đặt tên cho cháu là Bách. Mãi đến nǎm 1968, một nǎm trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh vẫn không quên hỏi thǎm giáo sư Tôn Thất Tùng về con người mà hơn 20 nǎm trước mình đã đặt tên. Có lẽ chính sự quan tâm chu đáo đó đã giúp cho cậu bé sinh cùng nǎm với Cách mạng Tháng Tám đi theo nghề cha và ngày nay, cũng đã trở thành một chuyên gia y tế: giáo sư Tôn Thất Bách. 

Ngày 20-6-1954, được tin vợ giáo sư Đặng Vǎn Ngữ qua đời, Hồ Chí Minh viết thư chia buồn với Giáo sư. Trong thư Hồ Chí Minh viết: "Về việc cháu bé, Bác đã dặn chú Bảy có dịp thì sắp xếp cho cháu đi học cùng các anh nó. Chú không phải lo". Chính sự quan tâm, chia sẻ trước những đau thương, mất mát đó của Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để giáo sư xả thân vì sự nghiệp y học và cháu bé mà Hồ Chí Minh nói đến trong thư, ngày nay, đã trở thành người lãnh đạo nền Điện ảnh nước nhà - Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh. 

Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc trang cấp những thiết bị kỹ thuật hiện đại để các chuyên gia làm việc tốt hơn. Một lần giáo sư Tôn Thất Tùng trực tiếp đề đạt nguyện vọng với Hồ Chí Minh: cần vài trǎm nghìn phrǎng Pháp để nhập tài liệu và thiết bị mới, Hồ Chí Minh hỏi sao không nhờ các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa giúp đỡ. Sau khi được biết những tài liệu và thiết bị đó các nước xã hội chủ nghĩa chưa có, Hồ Chí Minh đã đồng ý và nói: nước ta còn nghèo nhưng để cứu sinh mạng con người, không thể dè xẻn. Sau đó, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho các cơ quan chức nǎng đáp ứng ngay yêu cầu của chuyên gia hàng đầu ngành y tế. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. 

Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm . 

Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm". 

Những chuyên gia y tế đầu tiên của chính quyền cách mạng với Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽ với nhau trong công việc và cuộc sống đời thường. Do đó, những điều họ nói và viết về Hồ Chí Minh không phải rút ra từ nghiên cứu sách vở mà bằng sự chiêm nghiệm của cả cuộc đời mình. Vì vậy, chúng ta hiểu vì sao một con người như giáo sư Tôn Thất Tùng đã hàng chục nǎm liên tục cầm dao mổ và trước những ca mổ như thế, giáo sư đều bình tĩnh, tin tưởng vào chuyên môn và tay nghề của mình, thế mà con người đó, khi bắt tay vào phẫu thuật để giữ lại thi thể Hồ Chí Minh, tay ông đã run và nước mắt đã trào ra...

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5

(ĐCSVN) - Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

(ĐCSVN) - Đồng chí Trương Thị Mai vừa ký Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông

(ĐCSVN) - Bộ Chính trị yêu cầu tập trung đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng cấp bách, trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường hàng không kết nối các địa phương, vùng và khu vực, quốc tế.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

(ĐCSVN) - Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cần quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội; là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Bộ Chính trị ban hành quy định phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong điều tra, xét xử

(ĐCSVN) – Ngày 27/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Liên kết website